Có thể bạn chưa biết: Stress là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch | Medlatec

Có thể bạn chưa biết: Stress là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch

Căng thẳng kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Trên thực tế có những trường hợp đã bị đột quỵ khi gặp phải những cú sốc tâm lý quá lớn. Không những vậy, theo các chuyên gia, stress cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.


21/12/2020 | Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Làm gì khi bị stress?
21/12/2020 | “Bỏ túi” những cách giảm stress hiệu quả và đơn giản nhất
01/12/2020 | Stress khi mang thai ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi
01/12/2020 | Bạn có biết: Làm thế nào để giải tỏa stress công việc hiệu quả?

1. Stress là gì?

Những cảm xúc vui buồn, yêu ghét,… là những cảm xúc thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, khi những cảm xúc này lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cuối cùng sẽ có thể gây nên bệnh tật. Những trường hợp căng thẳng, lo âu quá mức được gọi là stress.

stress căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ

Căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ

Đây là vấn đề được nói đến rất nhiều trong cuộc sống hiện đại. Những tác hại của nó đối với sức khỏe cũng là những kiến thức được phổ biến rộng rãi, kèm theo đó là những lời khuyên: nên lạc quan trước những khó khăn, đau buồn, nên ăn uống đầy đủ và thường xuyên tập luyện thể thao,… Nhưng đối với những người bị stress không dễ gì thực hiện được những điều này. 

Một số dấu hiệu của stress có thể kể đến như sau: 

Khó ngủ: Tình trạng khó ngủ hoặc những giấc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc có thể do bạn đang gặp phải vấn đề nào đó và phải suy nghĩ quá nhiều. Bạn cũng có thể thường xuyên gặp phải ác mộng, hay những giấc mơ thấy mình gặp phải nhiều trở ngại lớn,...

Khi bị stress, bạn có thể hay cáu giận, dễ dàng mệt mỏi dù chỉ là những việc làm rất nhỏ.

Thường xuyên thức khuya và khó dậy sớm.

Cảm giác thèm ăn hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì cũng là triệu chứng stress: Đối với những người bị stress, đôi khi họ rất thèm ăn những loại đồ ăn có chứa nhiều chất béo, chất ngọt, nhưng đôi khi họ lại không muốn ăn bất cứ thứ gì. 

Áp lực công việc có thể khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi

Áp lực công việc có thể khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi

Dễ chán nản, bản thân cảm thấy mình đã làm việc nhiều nhưng kết quả lại ngày càng tồi tệ. Có cảm giác mọi người không chú ý, không hiểu những nỗi lực của bạn trong công việc. 

Người bị căng thẳng cũng gặp phải những vấn đề về trí nhớ, hay quên, đôi khi có thể quên những cuộc hẹn quan trọng. 

Người bị stress cũng có xu hướng sống khép kín, thu mình lại, không muốn gặp gỡ mọi người, kể cả người trong gia đình và bạn bè thân thiết.

Một số trường hợp, stress có liên quan tới trầm cảm, nhưng bạn cần hiểu rằng không phải bất cứ ai bị stress cũng dẫn đến trầm cảm. Lý do là vì mỗi người có sẽ có một ngưỡng chịu đựng khác nhau.

2. Stress có liên quan như thế nào đến bệnh lý tim mạch

Stress là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng nhịp tim và lưu lượng máu. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ béo phì hoặc kích thích cơ thể hút thuốc nhiều hơn, từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Cụ thể như sau: 

Căng thẳng và lo lắng quá mức chính là một trong những nguy cơ góp phần vào bệnh lý xơ vữa động mạch. Khi đối mặt với stress, những người có tâm lý vững vàng sẽ có thể vượt qua và nhanh chóng cân bằng cảm xúc, vui vẻ trở lại với cuộc sống hàng ngày. Ngược lại, nếu là người bệnh thì càng dễ suy sụp, không thể vượt qua và dễ dẫn đến bệnh tật, thậm chí những người gặp cú sốc quá lớn có thể dẫn tới tình huống xấu nhất. 

Stress là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch

Stress là một trong các yếu tố nguy cơ gây bệnh về tim mạch

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người có công việc ổn định sẽ có sức khỏe tốt hơn những người thất nghiệp. Những mối quan hệ tại nơi làm việc, tổ chức công việc,… đều có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe. 

Những người kiểm soát công việc tốt sẽ luôn vui vẻ, thoải mái. Ngược lại những người kiểm soát công việc không tốt thì rất dễ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như đau thắt ngực, thường xuyên nghỉ ốm và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. 

Ngoài yếu tố tăng cholesterol máu, tăng huyết áp và hút thuốc lá, thì căng thẳng quá mức cũng được xếp vào nhóm yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh tim mạch. Cụ thể, căng thẳng tâm lý sẽ kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây ảnh hưởng xấu đến thành mạch, có thể làm rối loạn tuần hoàn, đồng thời khiến các tế bào nội mạc tăng nguy cơ tổn thương và tăng nguy cơ lắng đọng LDL-cholesterol. Từ đó dẫn đến tăng nguy cơ hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. 

3. Những cách giúp bạn đối phó với stress

Mỗi người chúng ta cần có sự hiểu biết đầy đủ về stress để từ đó có thể kịp thời giải toả tâm lý và phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc về sức khỏe khi căng thẳng lo lắng kéo dài. 

Chế độ ăn khoa học: Để phòng ngừa và điều trị bệnh, bạn cần thực hiện một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như các loại rau củ quả, các loại thịt, cá,… Đồng thời không nên ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm lên men,…

Sống vui vẻ, tích cực cũng là một cách bảo vệ sức khỏe

Sống vui vẻ, tích cực cũng là một cách bảo vệ sức khỏe

Luôn giữ thái độ sống lạc quan, vui vẻ: Hãy cười nhiều hơn mỗi ngày. Khi cuộc sống của bạn ngập tràn tiếng cười, mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Một tâm lý vui vẻ, tích cực sẽ khiến bạn giải quyết được mọi khó khăn và có một sức khỏe tốt nhất. 

Chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao: Cuộc sống hiện đại có thể khiến bạn vô cùng bận rộn, nhưng mỗi ngày hãy dành ra khoảng 20 đến 30 phút tập luyện thể thao để giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Hãy chọn những môn thể thao yêu thích và tích cực tập luyện, chắc chắn đây là một giải pháp hữu hiệu để bạn có thể giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc. 

Lối sống lành mạnh, khoa học: Ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc là những thói quen khoa học mà bạn nên có. Nó không chỉ giúp cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bạn nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng, sống tích cực hơn sau những ngày dài làm việc mệt mỏi. Ngược lại, nếu ăn quá nhiều, thức khuya và ngủ không đủ giấc chính là nguyên nhân làm tăng căng thẳng và khiến cơ thể mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm. 

Nếu gặp phải những vấn đề liên quan đến sức khỏe do stress hoặc nhiều nguyên nhân khác, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của chúng tôi tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp