Vitamin E được xếp vào trong nhóm những loại vitamin có công dụng chống oxy hóa cao, giúp hạn chế sự tăng sinh của các gốc tự do làm hư hại cấu trúc của các tế bào. Ngoài ra loại vitamin này còn tham gia vào hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Vậy bạn đã biết thời điểm vitamin E uống lúc nào tốt nhất hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về cách sử dụng vitamin E hiệu quả.
30/11/2020 | Tư vấn dinh dưỡng: Thiếu vitamin E có nguy hiểm không? 30/09/2020 | Những công dụng của vitamin E không phải ai cũng biết 25/06/2020 | Vai trò của vitamin E với cơ thể và thực phẩm nào giàu vitamin này nhất?
1. Bạn biết gì về vitamin E?
Vitamin E có chiết xuất màu vàng nhạt và thường ở dạng chất lỏng. Trong vitamin E có chứa các phân tử tocotrienol và tocopherol. Vitamin E không tan trong nước nhưng tan được trong dầu và cồn, khó bị phân hủy khi đun nấu nhưng tia tử ngoại có thể làm được điều này khi gặp vitamin E.
Cơ thể con người có thể hấp thụ được các dạng của vitamin E, bao gồm loại vitamin E tổng hợp và tự nhiên. Cụ thể, vitamin E tự nhiên được tìm thấy trong các loại hạt, ô liu, dầu thực vật, trứng gà, rau xanh,... Trong khi đó vitamin E tổng hợp được bán nhiều trên thị trường dưới dạng viên nang, viên nén đường uống hay dung dịch, kem bôi, serum,...
Vitamin E có chiết xuất màu vàng nhạt và thường ở dạng chất lỏng
Thường xuyên sử dụng vitamin E sẽ giúp đem lại những lợi ích như sau:
-
Dưỡng ẩm làn da, giúp da mịn màng hơn, hạn chế tác động tiêu cực của tia UV lên da;
-
Hạn chế thâm nám và tàn nhang. Da luôn căng mọng và giảm thiểu nếp nhăn;
-
Dưỡng tóc mềm mượt hơn, phục hồi mái tóc hư tổn;
-
Tốt cho bệnh nhân bị sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ;
-
Là dưỡng chất có tác dụng hỗ trợ tăng cường khả năng hấp thu vitamin A và vitamin K;
-
Vitamin E còn hỗ trợ phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch (tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,...), bệnh tiểu đường, bảo vệ gan, não, thận khi cơ thể nhiễm độc thủy ngân, điều trị bệnh viêm xương khớp. Đặc biệt vitamin e còn được biết đến là dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa oxy hóa, cản trở hoạt động của các gốc tự do, phòng ngừa loãng xương và hạn chế sản sinh Cytokine;
-
Cải thiện trí nhớ, tăng cường hệ miễn dịch;
-
Hỗ trợ trong điều trị các vấn đề khác như: rối loạn kinh nguyệt, vô sinh, sảy thai, mãn kinh, đục thủy tinh thể ở người lớn, bệnh võng mạc (thường gặp ở trẻ sinh non), bệnh tan máu bẩm sinh ở trẻ nhỏ (Thalassemia),...
Người lớn nên bổ sung từ 100 - 400 IU vitamin E/ngày. Thiếu hụt vitamin e thường xảy ra ở trẻ sinh non hoặc người bị mắc bệnh về tụy, gan mật khiến cơ thể kém hấp thụ chất béo.
2. Vitamin E uống lúc nào tốt nhất?
Vitamin E uống lúc nào tốt nhất là thắc mắc chung của nhiều người. Tùy từng độ tuổi mà nhu cầu của cơ thể đối với vitamin E sẽ khác nhau. Theo các chuyên gia y tế thì 18 tuổi được xem là mốc thời gian phù hợp nhất để bổ sung vitamin E.
Thanh thiếu niên dưới độ tuổi này thì chỉ cần tăng cường vitamin E thông qua thực đơn dinh dưỡng hàng ngày là đủ. Đối với những người từ 25 - 30 tuổi trở đi cũng nên tích cực bổ sung vitamin E do đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu bước vào dấu hiệu lão hóa.
2.2. Thời điểm nào trong ngày thích hợp để sử dụng vitamin E?
Bạn đều có thể sử dụng vitamin E vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên nên tránh lúc bụng đang đói hoặc sau khi vừa ăn no. Thời điểm thích hợp nhất đó là sau khi ăn 30 phút.
2.3. Một liệu trình uống vitamin E kéo dài trong bao lâu?
Mặc dù vitamin E đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng vitamin E, uống quá liều lượng thì có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Do đó nếu dùng vitamin E ở dạng thực phẩm chức năng thì bạn nên bổ sung trong khoảng 1 - 2 tháng. Sau đó ngưng uống 1 tháng rồi lại uống tiếp.
Dùng vitamin E đúng cách sẽ đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe
3. Dùng vitamin E như thế nào cho đúng cách?
Để vitamin E được hấp thu tốt nhất vào cơ thể và đảm bảo an toàn, bạn cần nắm rõ những lưu ý dưới đây:
-
Tuân thủ liệu trình sử dụng vitamin E theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay nhà sản xuất;
-
Những đối tượng cần thận trọng khi dùng vitamin E: phụ nữ có thai, người mắc bệnh Alzheimer, bệnh nhân có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, suy tim, máu khó đông, đột quỵ, người bị thiếu vitamin K nặng,... Tốt nhất bệnh nhân hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ trước khi dùng vitamin E;
-
Nếu muốn tăng cường vitamin E, trước khi dùng thực phẩm chức năng bạn nên thử thay đổi chế độ ăn uống khoa học với các món ăn cung cấp nhiều vitamin E hơn.
Không thể phủ nhận lợi ích của vitamin E đối với sức khỏe nhưng công dụng dược lý do vitamin E đem lại vẫn cần được nghiên cứu thêm. Khi dùng vitamin E chúng ta cũng cần phải đặc biệt chú ý đến các tác dụng phụ có thể xảy đến do quá liều như: cảm giác buồn nôn, ói mửa, đau đầu, mệt mỏi. Các biểu hiện nghiêm trọng hơn bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, cơ thể suy nhược, choáng váng, rối loạn đông máu, ngất xỉu,...
Do vậy đừng nên tùy tiện bổ sung vitamin E khi chưa thực sự hiểu rõ về nó. Nếu bạn có nhu cầu tăng cường vitamin E thì hãy tìm hiểu kỹ về ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa vitamin E.
4. Vitamin E và phản ứng tương tác với các thuốc khác
Vitamin E có thể sinh ra phản ứng hóa học với thành phần của một số loại thuốc, ví dụ như:
-
Không kết hợp vitamin E cùng vitamin K vì có khả năng gia tăng thời gian đông máu;
-
Không dùng vitamin E cùng với nhóm thuốc NSAID hoặc Aspirin vì sẽ tăng rủi ro chảy máu;
-
Vitamin E quá liều có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc Tamoxifen (thuốc điều trị ung thư vú) và Cyclosporine (chất ức chế miễn dịch được chỉ định trong trường hợp cấy ghép nội tạng);
-
Không dùng đồng thời vitamin E cùng các loại thuốc chuyển hóa ở gian do sự phối hợp này sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
Vitamin E uống lúc nào tốt nhất là thắc mắc chung của nhiều người
Như vậy, ngoài việc tìm hiểu xem vitamin E uống lúc nào tốt nhất thì bạn cũng cần lưu ý đến cách sử dụng, liều lượng và tương tác thuốc khi dùng vitamin E. Việc uống vitamin E đúng cách, đúng thời điểm sẽ phát huy được những ưu điểm và hiệu quả của loại vitamin này không chỉ đối với làn da mà còn có lợi cho những cơ quan khác.