Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe chính mình cũng như sự phát triển của em bé. Vì sao vấn đề này lại quan trọng đến vậy? Chỉ số cân nặng thai nhi lý tưởng theo từng giai đoạn là bao nhiêu? Bài viết sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc.
16/07/2020 | 4 tháng siêu âm có chính xác tuổi thai, cân nặng không? 28/06/2020 | Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai, bé gái từ 0 - 5 tuổi 11/06/2020 | Bảng cân nặng thai nhi theo tuần theo chuẩn WHO mới nhất dành cho cha mẹ
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Mẹ có thể theo dõi tình trạng của bé thông qua số đo cân nặng trong từng giai đoạn. Từ đó điều chỉnh các phương thức chăm sóc phù hợp hơn hoặc phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này cần phải được quan tâm đặc biệt, ví dụ như:
Di truyền
Hầu hết các đặc điểm của thai nhi đều tương đồng với cha mẹ, ông bà,... Điều đó cho thấy rằng cân nặng của bé còn phụ thuộc vào gen di truyền, yếu tố môi trường sống. Ở mỗi quốc gia hay khu vực khác nhau, chỉ số tương ứng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Chế độ dinh dưỡng
Nếu chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, khiến bà mẹ ít tăng cân, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng và mắc các bệnh lý khác do sức đề kháng yếu như viêm phổi, tiêu chảy, dễ bị nhiễm trùng,… ảnh hưởng đến thể chất của bé hay sự phát triển trí tuệ về sau.
Bà mẹ đang mang thai cần theo dõi sức khỏe đặc biệt
Ngược lại, nếu cơ thể mẹ khi đang mang thai bị tăng cân quá nhanh, quá nhiều có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: táo bón, tắc ruột, tăng huyết áp, đái tháo đường,... thai nhi cũng vì tình trạng này mà phát triển với kích thước ngoại cỡ, gây nên các biến chứng sản khoa trong lúc sinh nở như: chuyển dạ kéo dài, suy thai, băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn,… thậm chí có thể dẫn đến tử vong cả mẹ lẫn con. Sức khỏe của bé cũng không được đảm bảo, có thể mắc các dị tật bẩm sinh, chết lưu hay sảy thai,…
Thứ tự của con
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bé đầu lòng thường nhẹ cân hơn các bé sau. Nhưng nếu khoảng cách sinh gần nhau, chỉ số có thể tương đương.
Số lượng thai
Với trường hợp mẹ bầu mang song thai hay đa thai, cân nặng của các bé sẽ có sự chênh lệch nhất định, nhưng thường thấp hơn đối với trường hợp mang một thai do không được cung cấp đủ các dưỡng chất. Cho nên mẹ bầu cần được hỗ trợ tư vấn cẩn thận giúp phòng ngừa các biến chứng sản khoa, cung như cách bổ sung dinh dưỡng phù hợp để các bé có thể phát triển khỏe mạnh.
Thời gian thai kỳ
Những em bé sinh non chắc chắn sẽ nhẹ cân hơn các bé được ở trong lòng mẹ đủ ngày, đủ tháng. Chưa hết, bé dễ mắc nguy cơ trong lúc sinh như suy hô hấp, hạ thân nhiệt,… Tỷ lệ trẻ sinh non bị suy dinh dưỡng rất cao, có thể dẫn đến các hậu quả như khiến bé chậm tăng trưởng, dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, thiếu máu, thiếu vitamin,…
Sức khỏe
Nếu mẹ bầu có thể chất yếu, gầy gò, béo phì, mắc các bệnh lý nền hay gặp các vấn đề về tâm lý,… đều có thể tác động xấu đến thai nhi do chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng không được đảm bảo. Đồng thời, một số bệnh có thể gây di chứng cho thai nhi. Vì vậy, khi mang thai người mẹ cần chăm sóc đầy đủ về mọi mặt để đảm bảo sức khỏe cho con.
2. Chỉ số cân nặng lý tưởng của thai nhi qua mỗi tuần
Sử dụng bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn WHO giúp hỗ trợ theo dõi quá trình phát triển của em bé một cách cụ thể, đảm bảo thông tin chính xác nhất.
Số đo cân nặng, chiều dài thai nhi chuẩn theo từng tuần tuổi
3. Các vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong thai kỳ
Bữa ăn hàng ngày
Các mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng các thực đơn ăn kiêng trong suốt giai đoạn thai kỳ vì có thể gây thiếu hụt hoặc thừa một số chất dinh dưỡng cho con. Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng chính là chìa khóa quan trọng nhất, giúp thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh. Luôn lựa chọn các thực phẩm sạch, tươi và an toàn, không nên sử dụng thức ăn đông lạnh, đóng gói sẵn. Tránh xa các chất kích thích như nước tăng lực, cà phê, rượu, bia,…
Bổ sung nhiều trái cây tươi giúp bé phát triển toàn diện và tăng sức đề kháng cho mẹ
Tâm lý ổn định
Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, lo âu có thể ảnh hưởng xấu đến bé. Bởi vậy, mẹ bầu rất cần sự quan tâm, động viên từ người thân hay bạn bè, nhất là khi gặp các vấn đề khó chịu như ốm nghén, mệt mỏi, đau lưng, các khó khăn trong sinh hoạt thường ngày,… Nếu tinh thần lạc quan vui vẻ sẽ rất có ích cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Lối sống lành mạnh
Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chất lượng giấc ngủ tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Không gian yên tĩnh, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, nệm và gối mềm mại phù hợp sẽ giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn. Không nên ăn uống hay tập thể dục trước lúc ngủ, tránh sự tiếp xúc với các nguồn ánh sáng từ đèn điện, laptop, điện thoại,… Mẹ bầu cần lưu ý nên nằm nghiêng khi ngủ để tránh thai chèn ép lên tim. Phải hoàn toàn tránh xa khói thuốc lá hay các hoạt động, công việc gắng sức.
Duy trì những bài tập nhẹ nhàng
Tập thể dục thường xuyên ngoài việc giúp mẹ duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ. Rèn luyện cơ thể thường xuyên còn có tác dụng hiệu quả trong việc ổn định thai kỳ, giúp kiểm soát cân nặng và quá trình sinh nở được thuận lợi, dễ dàng hơn. Bạn có thể tham khảo những bài tập sau đây:
-
Yoga: đây là một bộ môn quen thuộc đối với các chị em trong việc giữ gìn vóc dáng. Đồng thời, nó còn giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng như chuột rút, đau lưng, đau nhức thân mình,… giúp tâm lý được ổn định và thoải mái.
-
Bơi lội: đi bơi mang lại rất nhiều lợi ích cho các bà mẹ khi mang thai như giảm các nguy cơ từ bệnh khớp, tình trạng ốm nghén,… nâng cao sức chịu đựng của cơ bắp, giúp mẹ bầu thuận lợi hơn khi sinh nở. Lưu ý không nên đi bơi khi gặp các vấn đề bất thường như có hiện tượng dọa sinh non, tăng huyết áp,… Chỉ nên đi bơi vào giai đoạn giữa thai kỳ, ở tuần thứ 23 khi thai nhi ổn định. Tham khảo từ huấn luyện viên các tư thế bơi thích hợp, cẩn thận té ngã do trơn trượt.
-
Đi bộ: việc đi lại từ 15 - 30 phút/ngày, tối thiểu 3 lần/tuần trong lúc mang thai giúp bé phát triển ổn định. Các lợi ích tuyệt vời cho mẹ có thể kể đến như giảm nguy cơ biến chứng sản khoa trong lúc sinh nở, hỗ trợ kiểm soát cân nặng và giảm những tình trạng khó chịu trong quá trình thai kỳ như mệt mỏi, mất ngủ, chuột rút, táo bón,…
Ổn định thai kỳ bằng các bài tập phù hợp
Khám thai định kỳ
Việc khám thai định kỳ rất quan trọng để theo dõi cân nặng thai nhi hay các chỉ số khác. Những lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt phù hợp.
Quá trình thai kỳ là giai đoạn rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé, có thể ảnh hưởng đến thể chất của bé sau này. Vì vậy, việc theo dõi chỉ số cân nặng thai nhi nói riêng hay quá trình phát triển của con nói chung rất quan trọng. Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tư vấn và thăm khám theo một quy trình chuyên nghiệp, giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh. Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ đường dây nóng 1900.56.56.56.