Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và tránh thai an toàn | Medlatec

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và tránh thai an toàn

Thụ thai là quá trình phức tạp được hoàn thành nếu trứng sau khi rụng gặp được tinh trùng và trở về tử cung để hình thành phôi thai. Như vậy, dựa vào thời gian hành kinh mà các chị em có thể tính toán để thực hiện mang thai theo ý muốn. Vậy cụ thể cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai như thế nào mới chính xác?


09/10/2020 | Bác sĩ giải đáp tất cả vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
24/08/2020 | Những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt chị em cần nắm rõ
27/06/2020 | Giải đáp: Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?

1. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Khi bé gái đến tuổi dậy thì, sinh lý của hormon sinh dục sẽ thay đổi, biểu hiện rõ nhất là qua việc hành kinh. Việc hành kinh sẽ lặp đi lặp lại các tháng (trừ lúc mang thai) cho đến khi phụ nữ đạt đến tuổi tiền mãn kinh. Thời gian bắt đầu hành kinh thường là từ 12 - 17 tuổi và thời gian tiền mãn kinh thường vào khoảng 45 - 55 tuổi. 

Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính bằng ngày đầu tiên ra máu trong kỳ này đến ngày đầu tiên ra máu trong kỳ tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt của một người bình thường thường dao động khoảng 28 - 30 ngày, nhưng cũng có người có thể chênh lệch một vài ngày. 

cách tính chu kỳ kinh nguyệt là điều nhiều chị em thắc mắc

Các bạn nữ cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình

Chu kỳ kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố, các thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng,... nên chu kỳ kinh nguyệt để có thể tính chính xác cần theo dõi từ khoảng 4 - 5 tháng. 

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng không hành kinh, hoặc chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường là dấu hiệu của vấn đề về sinh sản. 

2. Chu kỳ kinh diễn ra như thế nào

Nguyên nhân của việc ra máu vào chu kỳ kinh phần lớn là do hormon thay đổi. Vào ngày đầu tiên xuống máu, hormon sinh lý của các bạn nữ bị suy giảm, khiến lớp nội mạc ở tử cung bị bong ra chính là lý do máu bắt đầu chảy. Sau khoảng thời gian đó, số lượng hormon lại tăng lên, lớp nội mạc tử cung đã bị bung ra lại được lại làm dày lên, nang trứng được kích thích để phát triển. 

Một vài nang trứng phát triển vượt trội hơn so với bình thường, nếu thêm với điều kiện hormone LH tăng đột biến, các nang trứng sẽ được kích thích để phóng thích trứng, và sự rụng trứng diễn ra. 

Sử dụng các app điện thoại có thể giúp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt dễ dàng hơn

Sử dụng các app điện thoại có thể giúp theo dõi chu kỳ kinh nguyệt dễ dàng hơn

Nếu trứng sau khi rụng gặp tinh trùng, các hormon progesterone sẽ được sản sinh với một lượng lớn, đủ để biến đổi nội mạc tử cung, lúc này trứng sẽ bám vào tử cung và bắt đầu quá trình hình thành phôi thai, đây chính là quá trình thụ thai.

Nếu không diễn ra sự thụ tinh sau khi rụng trứng, hoặc phôi thai không thể bám vào tử cung để làm tổ, các hormone progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh để chuẩn bị cho kỳ hành kinh tiếp theo, đó cũng là ngày cuối cùng của chu kỳ hành kinh trong 1 tháng.

Những thay đổi cơ thể của bạn nữ theo chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt chính là biểu hiện của những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bạn nữ, vì vậy cơ thể vào những ngày này cũng có những thay đổi liên quan.

  • Nổi nhiều mụn trứng cá ở mặt.

  • Ngực bị sưng lên và đau nhức.

  • Thân nhiệt tăng.

  • Thường đau bụng, trướng bụng, táo bón,...

  • Có cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn bình thường. 

  • Suy nghĩ lan man, khó tập trung. 

  • Mau quên, trí nhớ giảm.

  • Tính khí thay đổi, dễ kích thích, dễ sợ và lo lắng.

3. Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai hoặc tránh thai qua kỳ hành kinh của bạn nữ

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường nằm trong khoảng 28 - 32 ngày, tương đương thời gian 1 tháng. Ngày 14 - 15 sau ngày đầu tiên xuống máu là ngày rụng trứng. Theo chu kỳ kinh nguyệt, có 3 khoảng thời gian chia ra để tính xác suất của việc thụ thai: thời điểm xác suất tương đối (lúc hành kinh), thời điểm có xác suất mang thai cao nhất (khoảng ngày 10 - 20 của chu kỳ kinh nguyệt), và thời điểm tránh thai cao nhất ( khoảng 10 ngày cuối của chu kỳ kinh nguyệt).

Các khoảng thời gian với xác suất mang thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Các khoảng thời gian với xác suất mang thai theo chu kỳ kinh nguyệt

Thời điểm tương đối trong chu kỳ kinh nguyệt với xác suất mang thai và tránh thai

Xác suất của cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai này ở mức 50 - 50. Khoảng thời gian này rơi vào ngày 1 đến ngày 9 của chu kỳ kinh nguyệt, trong khi thời gian hành kinh chỉ trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày, một số bạn nữ sẽ hành kinh vào khoảng 7 ngày, trứng có thể rụng vào 2 ngày cuối của kỳ hành kinh. Tinh trùng có thể sinh sống khoảng 2 - 3 ngày trong tử cung, vì vậy khả năng thụ thai vào thời gian này chỉ khoảng một nửa. 

Vào thời điểm tương đối, các cặp đôi nên hạn chế hoặc sử dụng biện pháp an toàn nếu muốn tránh thai, vì xác suất 50 - 50 không hề thấp.

Thời điểm có xác suất mang thai cao nhất theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai

Đây là cách tính chính xác nhất để đạt hiệu quả cao trong việc mang thai, chính là cách tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ. Ngày rụng trứng thường là ngày 14 hoặc ngày 15 để từ ngày đầu tiên hành kinh. Thời điểm đạt hiệu suất cao nhất để mang thai là khoảng chênh lệch 5 ngày trước hoặc sau ngày rụng trứng, tức là khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 của chu kỳ kinh nguyệt. 

Vì vậy, đây cũng là thời gian nên hạn chế quan hệ nếu không muốn mang thai.

Ngày an toàn để tránh thai theo cách tính chu kỳ kinh nguyệt 

Khoảng thời gian 10 ngày cuối chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian mà trứng đã rụng từ vài ngày trước, và đang bắt đầu phân hủy. Lúc này, tinh trùng không thể kết hợp với trứng đã phân hủy, thời gian sống của tinh trùng cũng quá ngắn để chờ đến kỳ rụng trứng tiếp theo. Đây chính là khoảng thời gian chuẩn xác nhất để tránh thai trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ. 

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thực hiện biện pháp an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và thực hiện biện pháp an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn

Tuy nhiên, một số sai sót vẫn có thể xảy ra nếu tính sai chu kỳ, hoặc chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ không ổn định.

Theo dõi thời gian hành kinh và sử dụng cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai hoặc tránh thai là biện pháp dễ thực hiện và có độ chính xác khá cao. Tuy nhiên, những tính toán dựa vào thời gian của chu kỳ kinh nguyệt không thể tránh các sai sót nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ không đồng đều, những vấn đề về tinh thần cũng ảnh hưởng đến ngày rụng trứng, hoặc tình trạng vòng kinh không phóng noãn hoặc noãn tự rụng, rụng nhiều lần trong một tháng cũng là những trường hợp bất ngờ xảy ra. 

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai là phương pháp an toàn và tự nhiên nhất để có thai được mọi người sử dụng. Hãy liên lạc với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản qua hotline 1900565656.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp