Các yếu tố gây bệnh và phương pháp điều trị cảm lạnh | Medlatec

Các yếu tố gây bệnh và phương pháp điều trị cảm lạnh

Cảm lạnh là căn bệnh ai cũng có thể mắc phải dù là trẻ nhỏ hay người lớn. Bệnh thường sẽ tự khỏi chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, việc thiếu kiến thức và mắc sai lầm trong việc điều trị có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng kèm theo những biến chứng nguy hiểm.


05/10/2020 | Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh và cách phòng ngừa
24/08/2020 | Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
27/06/2020 | Cách phân biệt bệnh bạch hầu với viêm họng, cảm lạnh thông thường

1. Chứng cảm lạnh là gì?

Là căn bệnh do virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là loại Rhinovirus (30 - 80%). Bệnh thường tác động đến đường hô hấp, chủ yếu là mũi, vùng hầu họng hay các xoang. Cảm lạnh thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm do có triệu chứng khá giống nhau, tuy nhiên mức độ của căn bệnh này thường nhẹ hơn so với cảm cúm.

Các dấu hiệu của bệnh cảm lạnh và cảm cúm tương đối giống nhau

Các dấu hiệu của bệnh cảm lạnhcảm cúm tương đối giống nhau

2. Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi cơ thể tiếp xúc với virus khoảng 10 - 12 tiếng, biểu hiện nặng nề nhất sau 2 - 3 ngày, nhưng giảm dần rồi khỏi hẳn từ 1 - 2 tuần. Tùy theo thể trạng mỗi người và số lượng vi khuẩn xâm nhập mà các dấu hiệu có thể khác nhau, bao gồm: 

  • Nghẹt mũi: mạch máu dưới lớp niêm mạc mũi giãn nở, làm tăng lượng máu lưu thông đến vị trí này, tăng tính thấm thành mạch và sự thoát dịch gây nên hiện tượng sưng phù, nhất là các cuốn mũi. Vì vậy, đường thông khí bị giảm kích cỡ dẫn đến nghẹt mũi.

  • Chảy nước mũi/mắt: dây thần kinh phó giao cảm bị kích thích ảnh hưởng đến các tuyến nước mũi/mắt.

  • Hắt hơi: lớp màng nhầy bị kích thích sẽ kích hoạt phản xạ hắt hơi.

  • Đau họng: đây là biểu hiện đầu tiên xuất hiện khi bị cảm lạnh. Do dây thần kinh tại niêm mạc đường hô hấp bị kích thích gây đau.

  • Ho: vị trí bắt nguồn từ thanh quản hoặc do chất lỏng từ mũi chảy xuống hầu họng, phế quản tạo nên phản xạ ho.

  • Sốt: một vài bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng sốt nhẹ, thường sẽ không kéo dài nhưng nếu sốt cao trên 38.5 độ C từ 5 ngày trở lên (ở trẻ em sốt tăng hoặc kéo dài trên 2 ngày) cần được đi khám và chữa trị kịp thời ngay.

  • Các triệu chứng khác: đau đầu, mệt mỏi, cơ thể khó chịu,…

Triệu chứng đau họng thường xuất hiện khi mắc cảm lạnh

Triệu chứng đau họng thường xuất hiện khi mắc cảm lạnh

Biến chứng

Nếu cảm lạnh không được điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hại cho sức khỏe như:

  • Viêm tai giữa (nhiễm trùng tai cấp tính): virus phát triển và xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu điển hình của viêm tai giữa bao gồm đau tai, chảy mủ, chảy nước mũi màu xanh lá cây hoặc vàng, sốt trở lại sau khi cảm lạnh thông thường.

  • Hen suyễn: cảm lạnh có thể là dấu hiệu sớm của bệnh hen phế quản. Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như ho kéo dài, khó thở,…

  • Viêm xoang: chảy nước mũi kéo dài, niêm mạc mũi sưng phù có thể gây tắc nghẽn, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây nhiễm trùng xoang hay viêm xoang. Biến chứng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em

  • Các nhiễm trùng thứ phát khác: viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm phổi/phế quản, viêm cơ tim,…. 

Mặc dù bệnh có thể tự khỏi nhưng trong một vài trường hợp virus vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hại nên không bao giờ được chủ quan với sức khỏe của bản thân.

3. Các yếu tố gây bệnh

Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như là:

  • Tuổi: hầu hết trẻ dưới 6 tuổi đều có nguy cơ cao mắc phải bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

  • Hệ miễn dịch: do sự lão hóa hoặc ảnh hưởng từ các bệnh mãn tính, hội chứng suy giảm miễn dịch,… có thể khiến sức để kháng suy giảm, tạo cơ hội cho virus gây bệnh.

  • Thời tiết: vào mùa thu hoặc mùa đông, thời điểm giao mùa với nhiệt độ lạnh khiến cơ thể dễ mắc phải bệnh. Nhất là với trẻ em và người lớn tuổi.

  • Thuốc lá: khói thuốc khiến hệ thống hô hấp bị tổn thương. Đây đồng thời là nguyên nhân làm suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và thúc đẩy tiến triển bệnh.

  • Yếu tố lây nhiễm: những khu vực đông người (công viên, siêu thị, bến xe,…), trong không gian nhỏ, có sự tiếp xúc gần (thang máy, xe buýt, rạp phim,…), các vật dụng được sử dụng nhiều (nút bấm, tay vịn, lan can,…), đồ dùng chung trong sinh hoạt (cốc, khăn,…) có thể khiến bạn nhiễm virus gây cảm lạnh. 

Cần lưu ý các vấn đề sức khỏe nhất là ở trẻ em và người cao tuổi

Cần lưu ý các vấn đề sức khỏe nhất là ở trẻ em và người cao tuổi

4. Phương pháp điều trị

Dùng thuốc

Mặc dù chưa có phương thuốc đặc hiệu trị bệnh nhưng một số loại thuốc có thể làm giảm triệu chứng, khiến bệnh nhân thoải mái hơn, bao gồm:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen…

  • Thuốc long đờm, giảm ho: Terpin hydrat, Codeine photphat,…

  • Thuốc giảm triệu chứng chảy mũi nước: Clorpheniramin, Cetirizin, thuốc xịt, nhỏ chứa NaCl 09,% (nước muối sinh lý),…

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tuân theo chỉ định của bác sĩ và lưu ý các tác dụng phụ của thuốc. Nếu xuất hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào, bệnh nhân cần được xử trí và chữa trị nhanh chóng, kịp thời.

Không dùng thuốc

Một số gợi ý điều trị bằng phương pháp không sử dụng thuốc như sau:

  • Nước ấm: uống nhiều nước ấm giúp làm dịu cơn đau họng, giảm ho, loãng đờm, có thể kết hợp nước ấm cùng gừng, mật ong,… giúp tăng hiệu quả tốt cho cơ thể.

  • Bổ sung vitamin C: các loại trái cây như chanh, cam, bưởi, ổi,… chứa một lượng vitamin C dồi dào, rất có lợi cho cơ thể trong việc tăng sức đề kháng, ngăn cản tiến triển bệnh.

  • Tỏi: hợp chất Allicin có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao, có thể giúp giảm triệu chứng bệnh, thậm chí là phòng tránh ngay từ ban đầu.

  • Súc miệng: sử dụng nước muối loãng súc miệng từ 2 - 4 lần/ngày giúp vệ sinh miệng họng, làm dịu cơn đau.

  • Rửa mũi: sử dụng nước rửa mũi chuyên dụng hằng ngày có thể loại bỏ triệu chứng nghẹt mũi và các virus.

  • Xông hơi: sử dụng các loại thực vật có tinh dầu tốt cho sức khỏe như sả, gừng, chanh, bạc hà,… Sự tăng tiết mồ hôi trong lúc xông hơi rất có ích trong việc giải cảm.

Một số thực phẩm phổ biến có thể hỗ trợ cơ thể hồi phục hiệu quả

Một số thực phẩm phổ biến có thể hỗ trợ cơ thể hồi phục hiệu quả

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc tuy có tác dụng chậm nhưng có thể điều trị tại nhà, thuận tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Thế nhưng, bệnh nhân cần lưu ý giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài lúc trời lạnh, nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là tránh xa khói thuốc sẽ giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.

Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến, có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và nhanh khỏi chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên vẫn không nên chủ quan với bệnh cảm lạnh nhất là với trẻ nhỏ và người cao tuổi có sức đề kháng không được ổn định, dễ dẫn đến các triệu chứng nguy hiểm. Với đội ngũ dày dặn kinh nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn có được hiệu quả tốt nhất trong công tác chữa trị các vấn đề về sức khỏe. Mọi thắc mắc xin liên hệ với hotline 1900.56.56.56 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp