Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu thường gặp nhất | Medlatec

Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu thường gặp nhất

Hiện nay, do áp lực cuộc sống, công việc lớn mà rối loạn lo âu đang trở nên phổ biến ở giới trẻ, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Một người có thể gặp đồng thời nhiều dạng rối loạn lo âu với triệu chứng phức tạp, khó điều trị. Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu trong bài viết dưới đây.


25/10/2021 | Bệnh giả Gout nguy hiểm không - mối lo âu của nhiều người
09/10/2021 | Rối loạn lo âu có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?
10/09/2021 | Gỡ rối lo âu: Bỗng nhiên choáng khi đứng dậy là bị sao

1. Các bệnh rối loạn lo âu thường gặp

Rối loạn lo âu là dạng các bệnh rối loạn tâm lý phổ biến khiến người bệnh gặp phải tâm lý lo lắng quá mức với một tình huống hoặc sự việc. Bệnh càng nghiêm trọng thì điều khiến người bệnh lo lắng có thể rất vô lý và không cần thiết. Điều này kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và công việc của bản thân người bệnh cũng như những người xung quanh.

Rối loạn lo âu đang phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại

Rối loạn lo âu đang phổ biến hơn trong cuộc sống hiện đại

Dưới đây là các bệnh rối loạn lo âu thường gặp, một người có thể mắc một hoặc kết hợp nhiều dạng bệnh gây ảnh hưởng phức tạp.

1.1. Rối loạn lo âu lan tỏa

Đây là một dạng điển hình của rối loạn lo âu (viết tắt là GAD), bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá, lo âu mạn tính kèm theo căng thẳng khi có rất ít hoặc không có yếu tố kích động. Sự lo lắng này không phù hợp với hoàn cảnh thực tế song người bệnh không thể tự kiểm soát. Lo âu thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.

1.2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) thường được nhắc đến trong các bệnh rối loạn lo âu, người bệnh có những suy nghĩ ám ảnh, những hành vi lặp lại theo tính chất cưỡng chế. Triệu chứng cụ thể ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau như: rửa tay liên tục, kiểm tra hoặc làm sạch vật dụng trong nhà, đếm đồ vật,... nhằm ngăn chặn những suy nghĩ ám ảnh.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh không ngưng được hành vi lặp lại

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến người bệnh không ngưng được hành vi lặp lại

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế khiến bệnh nhân khó tập trung khi học tập, làm việc, đôi khi bị mất ngủ và suy nghĩ tiêu cực quá mức. 

1.3. Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội là dạng rối loạn lo âu đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức với các tình huống xã hội hàng ngày. Điển hình như khi bạn lo lắng quá mức khi phải phát biểu với đám đông, khi giao tiếp với người lạ, ăn uống trước mặt người khác,... Nhiều bệnh nhân bị rối loạn lo âu nghiêm trọng sẽ lo lắng quá mức bất cứ khi nào trong cuộc sống.

1.4. Rối loạn hoảng loạn

Người mắc chứng rối loạn hoảng loạn gặp phải những cơn sợ hãi dữ dội và thường xuyên lặp lại, nhất là khi có yếu tố gây sợ hãi tác động. Triệu chứng đi kèm khi rối loạn hoảng loạn xảy ra gồm: khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, tim đập nhanh, đau bụng,...

1.5. Rối loạn căng thẳng sau sang chấn

Đây là dạng rối loạn lo âu xảy ra khi người bệnh bị sang chấn tâm lý sau một sự cố đáng sợ hoặc tổn thương thực thể nghiêm trọng. Người bệnh có triệu chứng nhẹ là lo lắng, sợ hãi khi nghĩ đến, nặng hơn là tự tấn công bản thân, mất ngủ,... 

1.6. Rối loạn lo âu do dùng thuốc

Việc lạm dụng thuốc điều trị có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tinh thần có thể dẫn đến rối loạn lo âu, người bệnh bị lo âu quá mức hoặc hoảng loạn dữ dội. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với hóa chất độc hại hoặc ngưng thuốc đột ngột.

Rối loạn lo âu có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc trong thời gian dài

Rối loạn lo âu có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc trong thời gian dài

1.7. Rối loạn lo âu chia ly

Dạng rối loạn lo âu cuối cùng là sự sợ hãi lo âu quá mức khi phải chia ly với người đã gắn bó với mình, cả trẻ nhỏ và người lớn đều có thể mắc phải tình trạng này. Ở trẻ nhỏ, rối loạn lo âu chia ly được xem như một phần bình thường gặp phải ở trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi khi trẻ phải rời xa bố mẹ kể cả trong thời gian ngắn.

2. Các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu

Mỗi dạng rối loạn lo âu sẽ gây những triệu chứng khác nhau, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố tác động và mức độ bệnh. Triệu chứng có thể xảy ra từ từ khiến người bệnh không nhận ra sớm hoặc xuất hiện đột ngột. 

Nếu bản thân hoặc những người xung quanh gặp phải các triệu chứng sau, hãy sớm đi khám để điều trị, tránh những rối loạn lo âu trở nên nghiêm trọng hơn.

2.1. Căng thẳng, lo lắng quá mức

Triệu chứng này thường xuất hiện đầu tiên, khi bệnh nhân bị lo lắng, căng thẳng quá mức với các điều xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Điều này ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân người bệnh lẫn những người xung quanh.

2.2. Kém tập trung

Căng thẳng, lo âu kéo dài làm kiệt quệ tinh thần, vì vậy mà bệnh nhân sẽ mất khả năng tập trung, nhiều trường hợp còn dẫn đến suy giảm trí nhớ, không thể tập trung làm việc.

Người bệnh rối loạn lo âu khó tập trung suy nghĩ và làm việc

Người bệnh rối loạn lo âu khó tập trung suy nghĩ và làm việc

2.3. Đứng ngồi không yên

Đây là hành động thường xuyên khi người bệnh bị lo âu, căng thẳng quá mức thực hiện để giải tỏa phần nào cảm xúc bản thân gặp phải. Tình trạng này có thể kéo dài nếu sự việc gây lo âu không được xử lý, khiến người bệnh khó giữ bình tĩnh, thường xuyên đi lại, nói chuyện, khó suy nghĩ logic,...

2.4. Sợ hãi vô lý

Người bệnh rối loạn lo âu không chỉ lo lắng mà nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện cảm giác sợ hãi quá mức không rõ nguyên do. Tuy nhiên nỗi sợ không đến từ nguyên nhân rõ ràng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm lý hay còn gọi là sự ám ảnh tinh thần. Triệu chứng này thường xuất hiện trong tình huống cụ thể khi người bệnh không thể tự khắc phục nỗi sợ hãi.

2.5. Triệu chứng toàn thân

Bệnh rối loạn lo âu còn gây ra nhiều triệu chứng toàn thân đi kèm với lo âu, sợ hãi quá mức như: thở gấp, hít thở không sâu, tim đập nhanh, mạnh, run tay chân, tê buốt tay chân, ra nhiều mồ hôi, đi tiểu nhiều lần,... Tình trạng này kéo dài khiến sức khỏe người bệnh sụt giảm, không còn sức sống, uể oải thường xuyên.

Ngoài ra còn 1 số triệu chứng kéo theo rối loạn lo âu khác như: rối loạn tiêu hóa, hay đau đầu, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, kém tự tin về bản thân,...

 Rối loạn lo âu thường kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe

 Rối loạn lo âu thường kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe

Nếu gặp phải các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu như trên, người bệnh nên nhận diện và đi khám kịp thời. Bệnh càng kéo dài càng nguy hiểm, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp