Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm thường gặp đối với trẻ em, tuy nhiên trong những năm gần đây bệnh cũng có thể xuất hiện ở người lớn nếu không tiêm phòng đúng cách. Xét nghiệm chẩn đoán sởi giúp bạn phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm.
1. Chẩn đoán lâm sàng bệnh sởi
1.1. Chẩn đoán lâm sàng sởi ở thể điển hình
bệnh sởi ở thể điển hình có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 14 ngày và khởi phát bệnh trong vòng 2 - 4 ngày. Trong thời gian này bệnh nhân có các triệu chứng như sốt cao, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp, nhiều trường hợp còn viêm thanh quản cấp. Bạn có thể thấy những hạt màu trắng có quầng ban đỏ, kích thước từ 0,5 - 1 mm xuất hiện ở khu vực miệng (hạt Koplik).
Bệnh sởi ở thể điển hình
Giai đoạn toàn phát diễn ra từ 2 đến 5 ngày, trong thời gian này bệnh nhân sẽ sốt cao từ 3 - 4 ngày, kèm theo sốt là hiện tượng phát ban. Phần mặt, mang tai sau gáy là nơi ban xuất hiện đầu tiên, sau đó các ban này lây lan dần đến các khu vực tứ chi của người mắc bệnh. Đặc điểm nhận dạng của ban là có màu hồng dát sẩn và khi căng da thì ban biến mất. Sau khi phát ban toàn thân thì nhiệt độ sẽ giảm dần.
Tiếp đến là giai đoạn hồi phục, các ban trên cơ thể nhạt sẽ tự màu và bong tróc phần vảy. Trong trường hợp không có biến chứng xảy ra thì bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh. Một số trường hợp có thể có triệu chứng ho từ 1 đến 2 tuần sau khi ban biến mất.
1.2. Chẩn đoán sởi ở thể không điển hình
Đây là thể phát ban không tuân theo như các chẩn đoán lâm sàng như bình thường, do đó bệnh nhân rất hay bỏ qua và khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
Những biểu hiện lâm sàng như sốt nhẹ, phát ban ít, viêm long nhẹ, toàn trạng tốt. Những triệu chứng này rất dễ bị bệnh hân bỏ qua dẫn đến lây lan thành dịch.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sốt cao liên tục, phát ban không rõ ràng, đau nhức mỏi toàn thân và kèm theo viêm phổi.
Chẩn đoán sởi không ở thể điển hình
2. Chẩn đoán xác định bệnh sởi
Trong chẩn đoán xác định bệnh sởi hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sử dụng 3 xét nghiệm đó là Measles IgM, Measles IgG và Measles PCR.
2.1. Xét nghiệm Measles IgM
- Độ nhạy của phương pháp: 96%.
- Độ đặc hiệu của phương pháp: 99%.
- Lấy mẫu xét nghiệm: huyết thanh hoặc huyết tương (đựng trong ống nghiệm có chứa chất chống đông Heparin).
Xét nghiệm Measles IgM có tác dụng phát hiện kháng thể IgM đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với virus gây bệnh sởi. Kháng thể này xuất hiện trung bình sau 4 - 5 ngày khi người bệnh bắt đầu phát ban, mất dần từ tuần thứ 7 trở đi và biến mất hoàn toàn vào tuần thứ 8. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính thì có thể cho ta biết được cấp độ của bệnh.
Xét nghiệm Measles IgM
2.2. Xét nghiệm Measles IgG
- Độ nhạy của phương pháp: 96%.
- Độ đặc hiệu của phương pháp: 99%.
- Lấy mẫu xét nghiệm: huyết thanh hoặc huyết tương (đựng trong ống nghiệm có chứa chất chống đông Heparin).
Tương tự như kháng thể IgM, khác biệt là kháng thể IgG xuất hiện cao nhất sau 4 tuần phát bệnh và tồn tại một thời gian dài sau nhiễm trùng. Nếu kết quả xét nghiệm lần đầu tiên chưa có kết quả rõ ràng thì nên tiến hành làm lại (sau khoảng thời gian 2 tuần). Lần xét nghiệm này sẽ kiểm tra sự tăng trưởng của hiệu giá kháng thể, nếu giá trị này gấp 4 lần giá trị xét nghiệm lần đầu thì có giá trị trong chẩn đoán.
2.3. Xét nghiệm Measles PCR
Cách lấy mẫu: lấy dịch phết hầu họng trong giai đoạn từ 1 - 3 ngày kể khi có dấu hiệu phát ban.
RT-PCR (Real time PCR) là phương pháp kỹ thuật sinh học dùng để xác định các virus sởi, phương pháp này có thể phát hiện các RNA của sởi ngay từ khi còn trong giai đoạn ủ bệnh hoặc. Đây là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao kể cả trong trường hợp các kháng thể IgG và IgM chưa xuất hiện.
Độ nhạy tương ứng đối với định lượng sử dụng các gen cho xét nghiệm như sau
- Gene N (nucleoprotein): 100%
- Gene F (fusion): 93%
- Gene H (hemagglutinin): 82%
Độ đặc hiệu của tất các các xét nghiệm trên đều ở mức 100%.
Biểu đồ giá trị các thông số
3. Các phương pháp xét nghiệm phân biệt chẩn đoán sởi
3.1. Chẩn đoán phân biệt Rubella
Triệu chứng lâm sàng: thứ tự phát ban lộn xộn, ít xảy ra trường hợp viêm long.
Phương pháp xét nghiệm: xét nghiệm định lượng các kháng thể Rubella IgG hoặc IgM bằng 3 phương pháp như Abbott, Cobas, Elisa.
3.2. Chẩn đoán phân biệt nhiễm Enterovirus type 71 (EV71)
Triệu chứng lâm sàng: rối loạn tiêu hóa kèm phát ban không theo trình tự.
Phương pháp xét nghiệm:
- Xét nghiệm nhanh EV71: xác định nhanh sự có mặt của kháng thể EV171 trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này có tỷ lệ dương tính giả khá cao.
- Xét nghiệm RT-PCR EV71: kết quả nhanh và chính xác được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các phòng thí nghiệm chuyên sâu.
3.3. Bệnh do Mycoplasma pneumoniae
Triệu chứng lâm sàng: Sốt nhẹ, đau đầu, viêm phổi không điển hình.
Phương pháp xét nghiệm: Test huyết thanh Mycoplasma pneumoniae IgG, IgM, IgA.
3.4. Bệnh sốt mò
Triệu chứng lâm sàng: có vết loét do côn trùng cắn gây ra.
Phương pháp xét nghiệm:
- Test nhanh Riskettsia.
- Xét nghiệm Riskettsia bằng phương pháp sinh học phân tử khuếch đại gen PCR.
3.5. Chẩn đoán nhiễm virus Epstein-Barr (EBV)
Triệu chứng lâm sàng: Tăng bạch cầu đơn nhân.
Phương pháp xét nghiệm:
- Kỹ thuật Elisa phát hiện kháng thể IgA, IgM, IgG và kháng nguyên vỏ EBV.
- Xác định tải lượng EBV DNA trong máu bằng phương pháp RT-PCR.
Sởi nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời thì có thể gây biến chứng viêm não dẫn đến tử vong rất nguy hiểm. Do đó, xét nghiệm chẩn đoán sởi là việc nên làm để có phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sử dụng phương pháp xét nghiệm RT-PCR có độ đặc hiệu 100% độ chính xác tuyệt đối để xét nghiệm chẩn đoán sởi. Ngoài ra, MEDLATEC còn thực hiện hơn 500 xét nghiệm hiện đại để chẩn đoán các bệnh khác nhau với độ chính xác cao.
Nếu có vấn đề thắc mắc liên quan đến việc xét nghiệm chẩn đoán sởi nói riêng và xét nghiệm nói chung, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể.