Khi tuổi thai đã chạm mốc trên 37 tuần, các mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều dấu hiệu sắp sinh dễ nhầm lẫn với dấu hiệu chuyển dạ. Vậy đâu mới là dấu hiệu sắp sinh thực sự? Các mẹ nên làm gì khi nhận ra những dấu hiệu đó?
21/10/2021 | Cần chuẩn bị gì khi có dấu hiệu sắp sinh mẹ đã biết chưa? 17/07/2021 | Hướng dẫn mẹ bầu cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ giả và thật 25/05/2021 | Giải đáp thắc mắc: Phù chân có phải sắp sinh? 14/08/2020 | Những dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu không thể bỏ qua
1. Những dấu hiệu sắp sinh cần lưu ý
Dấu hiệu đầu tiên cũng là dấu hiệu dễ thấy nhất đó chính là sự co thắt đều đặn của tử cung. Đây được xem là động lực của cuộc chuyển dạ:
Đâu mới là dấu hiệu sắp sinh thực sự?
-
Cơn đau sẽ lan dần từ vùng lưng đến phía trước bụng và sau đó di chuyển xuống đáy tử cung.
-
Những cơn đau này có xu hướng mạnh dần lên sau mỗi chu kỳ xuất hiện. Sản phụ sẽ cảm thấy đau thắt và cảm giác co cứng ở bụng khi những cơn co tử cung xuất hiện.
-
Khoảng cách giữa các cơn co thắt sẽ càng ngày càng ngắn lại, có thể 5 - 20 phút lại có 1 cơn. cường độ cũng đau dần lên cũng như độ dài của mỗi cơn có thắt sẽ lâu hơn.
Xuất hiện nước hoặc máu lẫn với dịch âm đạo: Bạn đừng quá lo lắng bởi khi xóa mở cổ tử cung, sản phụ sẽ phát hiện dịch âm đạo chuyển sang màu nâu hoặc hồng, đôi khi xuất hiện cả máu đỏ tươi. Tuy nhiên nếu phát hiện lượng máu ở âm đạo quá nhiều, đó có thể là một tín hiệu nguy hiểm. Do đó, trong trường hợp nếu thấy có máu ở âm đạo, bạn nên đến ngay bệnh viện gần nhất để theo dõi.
Vỡ ối: khi thấy âm đạo có nước nước trào ra không quan trọng nhiều hay ít và bạn đã đau bụng hay chưa thì cũng nên nên đến ngay bệnh viện để theo dõi tình hình.
Sự xóa mở cổ tử cung: Dấu hiệu sắp sinh này gắn liền với những cơn co thắt tử cung. Nếu được thông báo độ mở của cổ tử cung lớn hơn 2 cm thì đây chính là dấu hiệu sắp sinh thật sự rồi đấy.
Các cơn đau co thắt của cổ tử cung khi chuyển dạ
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu sắp sinh khác như:
-
Sản phụ có thể bị chuột rút và và cảm nhận được sự đau nhức ở vùng thắt lưng. Cảm giác đau âm ỉ ngày 1 tăng dần làm cho cho bạn cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, một vài trường hợp khác có thể để bị chuột rút ở trực tràng hoặc vùng chậu.
-
Cảm giác buồn nôn và tiêu chảy cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn sắp lâm bồn: khi chuyển dạ, giai đoạn đầu tiên sản phụ có thể bị nôn không rõ nguyên nhân hoặc cảm thấy đau bụng và đi ngoài phân lỏng.
2. Làm sao để phân biệt dấu hiệu sắp sinh thật và giả?
Các cơn co chuyển dạ giả xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ. Những cơn co thắt này thường diễn ra cách xa nhau và rất chớp nhoáng, không lâu như các cơn co tử cung thật sự. Thường thì sản phụ khi bị co tử cung giả, họ chỉ cảm nhận được sự đau nhức ở vùng bụng dưới lúc hoạt động.
Một điểm nữa giúp phân biệt các cơn co tử cung thật và giá đó chính là braxton hicks thường có xu hướng yếu dần đi sau mỗi chu kì co thắt và không gây ra cảm giác đau dữ dội theo từng cơn. Sự co thắt tử cung giả đã có thể được giải quyết bằng cách nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.
Còn ngược lại, các cơn co chuyển dạ thật thì như đã nói ở trên, chúng thường xảy ra ra theo chu kỳ và tăng cường độ sau mỗi lần co thắt. Cứ mỗi 10 phút sản phụ sẽ lại phải cảm nhận một cơn co thắt tử cung dữ dội mà không biến mất hoặc giảm sự đau đớn khi họ nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế.
Việc phân biệt dấu hiệu sắp sinh thật và giả rất quan trọng
3. Phải làm gì sau khi có dấu hiệu sắp sinh thực sự?
Trong thời gian này, sản phụ sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau tử cung liên tiếp, có cường độ tăng dần sau mỗi lần co thắt. Nếu chưa có kinh nghiệm, có thể nhiều sản phụ sẽ cảm thấy lo lắng và hoang mang. Trong trường hợp này, việc mà bạn nên làm là lắng nghe và làm theo đúng những gì mà bác sĩ căn dặn:
-
Hoạt động nhẹ nhàng, thư giãn và tập thở để giảm bớt cảm giác đau nhức sau mỗi cơn co thắt. Bên cạnh đó, điều này sẽ giúp cổ tử cung của bạn hoạt động tốt hơn và em bé sẽ dễ dàng nhận được đủ lượng oxy để hô hấp.
-
Cung cấp đủ nước cho cơ thể để và ăn một bữa ăn nhẹ giúp sản phụ dễ tiêu hóa và có đủ năng lượng để chuẩn bị cho giai đoạn chuyển dạ.
-
Người thân của sản phụ có thể mở nhạc hoặc massage khu vực vai và thắt lưng cho họ để góp phần cải thiện tinh thần và và giảm những cảm giác đau nhức do các cơn co thắt tử cung.
-
Khi bạn đã áp dụng hai cách trên nhưng vẫn không có tác dụng gì, hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa ra để giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Họ có thể sử dụng những phương pháp làm giảm đau giúp bạn có một tinh thần thoải mái để đón em bé ra đời.
Nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ để giảm cảm giác đau đớn
4. Các trường hợp nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý
Những trường hợp sau đây là dấu hiệu nguy hiểm mà các mẹ nên chú ý:
-
Dịch âm đạo từ màu hồng hoặc nào chuyển sang màu đỏ tươi và ra máu nhiều.
-
Nước ối không trong có màu nâu hoặc xanh. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho em bé khi chào đời bởi màu xanh của nước ối có thể do lẫn phân su - phân đầu tiên của em bé.
-
Sản phụ bị đau đầu dữ dội kèm theo cảm giác mắt bị phù là không rõ nguyên do. Những triệu chứng này có thể báo hiệu bệnh lý ý tiền sản giật. Những bệnh nhân khi mắc phải bệnh này thường rất dễ bị tăng huyết áp và cần được theo dõi và chăm sóc đặc biệt.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín, hãy tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây bạn sẽ được hưởng một dịch vụ thai sản như sau:
Sản phụ bị đau thắt, khó chịu ở cổ tử cung khi chuyển dạ
Với trên 26 năm kinh nghiệm, Bệnh viện MEDLATEC là địa chỉ y tế tin cậy của người dân. Bệnh viện có áp dụng khám bảo hiểm y tế và bảo lãnh viện phí với gần 40 đơn vị bảo lãnh trên toàn quốc. Mọi thắc mắc cần tư vấn xin liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56.
Tháng cuối của thai kỳ là một giai đoạn rất quan trọng ảnh khi sản phụ phải đối mặt với nhiều báo động giả chả rất khó phân biệt. Do đó, bạn nên nắm kỹ dấu hiệu sắp sinh thực sự để có cách ứng phó có kịp thời và đảm bảo an toàn cho em bé. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều nội dung hữu ích cho bạn và gia đình.