Bệnh trĩ nội - Những thông tin y khoa cần biết | Medlatec

Bệnh trĩ nội - Những thông tin y khoa cần biết

Trĩ là một trong những căn bệnh “khó nói” mang đến nhiều phiền toái cho không ít người hiện nay. Trong đó, trĩ nội xảy ra khá phổ biến nhưng không phải ai cũng có đủ hiểu biết về bệnh. Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ chia sẻ với độc giả những thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội để mọi người có biện pháp phòng tránh hay hỗ trợ điều trị hiệu quả.


28/03/2020 | Bệnh trĩ - nỗi lo “khó tỏ cùng ai”
20/03/2020 | Quy trình nội soi bệnh trĩ thực hiện như thế nào?
05/05/2017 | Làm gì để bệnh trĩ không tái phát?
05/01/2015 | Bệnh trĩ: Biến chứng và thuốc trị

1. Đặc điểm của bệnh trĩ nội 

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh xảy ra ở vị trí hậu môn trực tràng. Chính vì vậy mà không ít bệnh nhân cảm thấy ngại khi khám hoặc chia sẻ với người khác. Nguyên nhân dẫn đến trĩ là do vùng hậu môn trực tràng chịu áp lực lớn, máu không lưu thông dẫn đến ứ đọng, các tĩnh mạch căng giãn quá mức. Tình trạng trên kéo dài dẫn đến việc hình thành các búi trĩ.

Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và hỗn hợp. Trong đó, bệnh trĩ nội là tình trạng bên trên bề mặt của lớp niêm mạc trong lòng ống hậu môn xuất hiện các búi trĩ. Trĩ nội khó phát hiện do không nhìn thấy. Các búi trĩ ngoại sẽ xuất hiện ở các lớp niêm mạc biểu mô lát tầng và lòi ra ngoài hậu môn. 

Trĩ là tình trạng các búi trĩ xuất hiện trong và ngoài ống hậu môn  

Trĩ là tình trạng các búi trĩ xuất hiện trong và ngoài ống hậu môn

Trĩ nội thường có các biểu hiện như chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tắc ống hậu môn do sa nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hay hoại tử búi trĩ. 

2. Các cấp độ của trĩ nội 

Căn cứ vào quá trình tiến triển mà trĩ nội được phân làm 4 cấp độ khác nhau: 

Cấp độ 1: Giai đoạn búi trĩ mới hình thành trên đường lược ống hậu môn. Xuất hiện các triệu chứng như viêm, sưng nhẹ. Khi đại tiện có thể thấy có giọt máu lẫn là biểu hiện rõ rệt nhất để phát hiện bệnh ở cấp độ này. 

Cấp độ 2: Lúc này búi trĩ đã có sự phát triển to hơn về kích thước. Người bệnh thấy đau rát vùng hậu môn. Khi đại tiện, búi trĩ có thể sa ra ngoài nhưng sau đó sẽ co lại vào trong dù không có tác động nào. Máu sẽ dần chảy ra nhiều hơn khi đại tiện. 

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Các cấp độ của bệnh trĩ nội

Cấp độ 3: Đến giai đoạn này, các cảm giác đau, khó chịu sẽ xuất hiện nhiều hơn. Tình trạng sa búi trĩ, chảy máu hậu môn nặng hơn. Các búi trĩ không thể tự động thụt vào mà cần có sự tác động của tay.

Cấp độ 4: Đây là lúc tình trạng bệnh nặng nhất. Búi trĩ sưng to gây nhiều đau đớn và sa hẳn ra ngoài hậu môn. Lúc này, dù có dùng lực của tay thì búi trĩ cũng không thể nhét lại vào trong. Các cục máu đông lớn được hình thành, có thể dẫn đến tình trạng viêm, nhiễm trùng, lở loét hoặc hoại tử búi trĩ. 

3. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành trĩ nội. Một số nguyên nhân gây ra bệnh phổ biến nhất hiện này bao gồm: 

Táo bón

Táo bón là một bệnh mà ai cũng đã từng trải qua. Tuy nhiên, với những người bị táo bón thường xuyên sẽ có nguy cơ cao mắc Bệnh trĩ. Do mỗi khi táo bón, người bệnh luôn cố rặn để đẩy phân ra ngoài, kèm theo đó là các khối phân to, khô gây xay xát, khiến các tĩnh mạch ở hậu môn bị tổn thương, lâu ngày sẽ dẫn đến búi trĩ nội được hình thành. 

Ngồi bồn cầu quá lâu 

Một trong những nguyên nhân mà ít ai ngờ đến là tình trạng ngồi bồn cầu quá lâu khi đại tiện. Thời gian lâu khiến bạn cố rặn mạnh, do đó vùng hậu môn chịu áp lực và tổn thương, gây ra trĩ.

Đứng quá lâu hoặc ngồi quá nhiều

Do tính chất công việc hoặc một số nguyên nhân bắt buộc khác mà nhiều người phải đứng, ngồi quá lâu và liên tục. Đây là các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Việc đứng hay ngồi lâu khiến trọng lượng cơ thể dồn xuống phía dưới khiến vùng hậu môn chịu áp lực lớn.

Ngồi quá lâu có thể dẫn đến trĩ

Ngồi quá lâu có thể dẫn đến trĩ

Những người làm việc nặng như khuân vác

Công việc khuân vác các vật nặng khiến toàn bộ áp lực của người và vật đè lên vùng xương chậu, các tĩnh mạch hậu môn sẽ chịu tác động và giãn ra dẫn đến trĩ.

Phụ nữ mang thai thời kỳ cuối

Thai lớn dẫn và ngày càng tác động đến vùng xương chậu cũng là nguyên nhân gây ra trĩ. Đặc biệt tình trạng này có thể xảy ra với các mẹ mang thai ở ba tháng cuối vì lúc này kích thước của thai dần đạt đến tối đa.

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Với việc bạn uống ít nước, ăn thức ăn có hàm lượng xơ thấp, ăn nhiều đạm, dầu mỡ hay đồ cay nóng,…là nguyên nhân nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trĩ.

Ngoài ra còn có thể có một số nguyên nhân khác như người thường xuyên chịu căng thẳng, áp lực, người lười vận động, tuổi cao, hậu môn vệ sinh không sạch sẽ, quan hệ qua hậu môn, tổn thương hậu môn do tác động từ bên ngoài,…

4. Làm gì khi bị trĩ nội? 

Nếu bạn đang là nạn nhân của bệnh trĩ nội thì không nên quá lo lắng, nóng vội có thể khiến bệnh nặng hơn. Hãy thật bình tĩnh và thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế sự tiến triển của bệnh: 

  • Việc đầu tiên là bạn phải gạt bỏ tâm lý xấu hổ, ngại ngùng, đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị bệnh. 

  • Tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ cũng như mọi tư vấn và lời khuyên về tình trạng bệnh của mình.

  • Đại tiện đúng giờ, không cố rặn mạnh hay ngồi quá lâu.

  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, lưu ý nên hỏi bác sĩ khi sử dụng các loại dung dịch vệ sinh, nước rửa.

  • Thực hiện chế độ ăn uống riêng, nhiều chất xơ, vitamin, hạn chế dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích, đồ có cồn, bia, rượu,… 

  • Thường xuyên luyện tập thể thao, vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe. 

  • Với những người đứng hay ngồi nhiều thì nên dành khoảng thời gian thư giãn, vận động nhẹ nhàng tối thiểu từ 10 - 15 phút sau khi làm việc.

  • Ngâm hậu môn với nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày có thể hạn chế được tình trạng đau rát, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Thường xuyên vận động để hạn chế bệnh trĩ nội tiến triển

Thường xuyên vận động để hạn chế bệnh trĩ nội tiến triển

Nhiều bệnh nhân bị trĩ thường xấu hổ về căn bệnh của mình. Tuy nhiên, bệnh trĩ nội sẽ trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì vậy khi có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ, đặc biệt là dấu hiệu đại tiện ra máu. Bạn cần phải nên nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chất lượng để được khám và tư vấn điều trị sớm. Người bệnh không được tự ý tìm đến các phương pháp dân gian chưa có căn cứ để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và khó khăn trong điều trị bệnh. 

Nếu bạn cần hỗ trợ hãy gọi ngay vào hotline: 1900 56 56 56, nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp đỡ bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp