Để ngăn ngừa và kiểm soát tiểu đường thì xét nghiệm đường huyết cần thực hiện thường xuyên. Tùy vào từng đối tượng và loại xét nghiệm mà bạn có thể tự xét nghiệm tại nhà hoặc cần đến cơ sở y tế. Kết quả xét nghiệm có thể thay đổi không chính xác do nhiều yếu tố. Dưới đây là các bước cần làm để có kết quả xét nghiệm đường huyết chuẩn nhất.
16/09/2021 | Giải đáp câu hỏi: Lượng đường huyết bao nhiêu thì bị tiểu đường? 16/09/2021 | Hiện tượng tụt đường huyết là gì? Có ảnh hưởng đến sức khỏe không? 14/08/2021 | Bị tiểu đường nên ăn trái cây gì để không bị tăng đường huyết?
1. Tìm hiểu về các loại xét nghiệm đường huyết
Có nhiều phương pháp xét nghiệm đường huyết với cơ chế khác nhau, phù hợp với các đối tượng khác nhau, song đều cho kết quả là nồng độ glucose trong máu. Kết quả xét nghiệm chính xác là rất quan trọng để chẩn đoán mức độ bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị, kiêng khem hợp lý.
Đường huyết trong máu cao là dấu hiệu của bệnh tiểu đường
1.1. Xét nghiệm đường niệu
Phương pháp này sẽ kiểm tra trong nước tiểu có chứa glucose hay không. Ở người bình thường với đường huyết thấp hơn 160 - 180 mg/dL, glucose sẽ không xuất hiện trong nước tiểu. Ngược lại, khi đường huyết vượt ngưỡng, thận không thể hấp thu nên một phần glucose sẽ chuyển vào trong nước tiểu.
Như vậy, xét nghiệm đường niệu cũng là phương pháp để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
1.2. Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên
Xét nghiệm này có thể thực hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, nếu kết quả cao hơn 180 mg/dL thì người bệnh đã mắc tiểu đường. Đôi khi với những người bị tiểu đường nhẹ, kết quả có thể phản ánh không chính xác tình trạng bệnh.
Xét nghiệm glucose lúc đói thường dùng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường
1.3. Xét nghiệm glucose lúc đói
Để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường thì xét nghiệm glucose lúc đói được các bác sĩ chuyên gia sử dụng nhiều nhất. Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ đồng hồ để lấy máu xét nghiệm, nên thường ưu tiên lấy mẫu vào buổi sáng.
Xét nghiệm này dựa trên kiểm tra glucose gắn kết trên Hb hồng cầu, bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn mà vẫn có thể lấy máu xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho biết bệnh nhân nằm trong nhóm mắc bệnh, nhóm nguy cơ hay không mắc bệnh.
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và mục đích khám chữa bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm tiểu đường phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tuân thủ hướng dẫn khi chuẩn bị và thực hiện xét nghiệm để kết quả chính xác. Đôi khi xét nghiệm đường huyết không đủ kết luận bệnh, người bệnh sẽ cần làm thêm nhiều xét nghiệm hay kiểm tra khác.
2. Các bước cần làm để có kết quả xét nghiệm đường huyết chuẩn nhất
Kết quả xét nghiệm đường huyết có thể gặp sai số lớn nếu các bước xét nghiệm không được thực hiện đúng, xét nghiệm sai thời điểm hoặc với nhóm đối tượng không phù hợp. Điều này gây khó khăn và nhầm lẫn trong khám chữa bệnh. Vì thế, người bệnh nên chú ý các bước cần làm cùng các lưu ý để có kết quả xét nghiệm đường huyết chính xác nhất.
Xét nghiệm máu là một trong các bước cần làm để có kết quả xét nghiệm đường huyết chuẩn nhất
2.1. Các bước cần làm khi xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện
Hiện nay nhiều bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc có thể xét nghiệm trực tiếp hoặc nhận mẫu xét nghiệm tiểu đường. Hãy tìm đến bệnh viện uy tín với bác sĩ, kỹ thuật viên lấy mẫu có kinh nghiệm để được hướng dẫn chi tiết cũng như thực hiện xét nghiệm đảm bảo độ chính xác cao nhất.
Bên cạnh đó, khi xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện, bạn cần chuẩn bị những điều sau để đảm bảo kết quả chính xác:
-
Thực hiện xét nghiệm vào lúc sáng sớm, khi lấy mẫu cần nhịn đói trước đó ít nhất 8 giờ.
-
Dừng sử dụng các thuốc điều trị mắt, hạ lipid mắt trước ngày lấy mẫu xét nghiệm, hãy trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch ngưng sử dụng thuốc phù hợp nhất.
-
Không sử dụng thuốc có tác dụng hạ đường huyết trước khi làm xét nghiệm.
Xét nghiệm đường huyết tại bệnh viện không quá phức tạp, bạn chỉ cần chuẩn bị tốt những lưu ý trên, còn lại bác sĩ sẽ hướng dẫn và thực hiện xét nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng dịch vụ xét nghiệm đường huyết hiện nay. Với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ đảm bảo cho kết quả nhanh và chính xác nhất.
2.2. Các bước cần làm khi xét nghiệm đường huyết tại nhà
Với những bệnh nhân tiểu đường, xét nghiệm đường huyết cần thực hiện thường xuyên để đánh giá tình trạng bệnh nên xét nghiệm tại nhà ngày càng phổ biến. Đặc biệt trong mùa dịch hiện nay, các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân nên chủ động tự xét nghiệm tại nhà, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả đó để tư vấn, hướng dẫn người bệnh điều trị.
Các máy đo đường huyết tại nhà đều có sai số nhất định
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều máy đo đường huyết, cần lựa chọn loại máy có độ chính xác cao, bền để sử dụng thường xuyên. Ngoài ra, cần lưu trữ kết quả đo những lần trước để so sánh, tạo thói quen đo lặp lại một thời điểm nhất định trong ngày.
Hiện nay có nhiều ứng dụng và công cụ để nhận dữ liệu xét nghiệm đường huyết chuyển sang dạng biểu đồ phân tích để người bệnh dễ dàng theo dõi sự tăng giảm đường huyết để có điều chỉnh hợp lý.
Xét nghiệm đường huyết tại nhà nếu thực hiện sai bước, sai thao tác sẽ gây sai kết quả đo, vì thế bạn cần lưu ý như sau:
-
Rửa sạch tay trước khi đo đường huyết và lau khô tay với khăn sạch, đặc biệt là ngón tay khi lấy mẫu để tránh sai số cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.
-
Đặt bút lấy máu hoặc mũi kim vào cán, đưa kim sâu vừa phải.
-
Lấy que thử ra khỏi hộp, ngay sau đó đậy nắp hộp để tránh que thử tiếp xúc nhiều với không khí.
-
Chích lấy máu ở cạnh đầu ngón tay, trong thời gian này dùng tay xoa nhẹ đầu ngón tay để lấy máu dễ dàng hơn.
-
Nhỏ giọt máu vào que thử, đặt miếng bông sạch lên đầu ngón tay để cầm máu.
-
Đưa que thử vào máy, chờ đọc và ghi lại kết quả.
Que thử không thể tái sử dụng nên bạn không thể dùng nhiều lần, ngoài ra, chúng dễ bị hỏng nếu quá hạn sử dụng hoặc tiếp xúc với không khí trong thời gian dài. Vì thế, bảo quản que thử đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo kết quả xét nghiệm đường huyết chính xác.
Cần có dữ liệu xét nghiệm đường huyết nhiều ngày để đánh giá bệnh chính xác nhất
Trên đây là các bước cần làm để có kết quả xét nghiệm đường huyết chuẩn nhất, hãy thực hiện đúng để cung cấp kết quả hàng ngày, giúp bác sĩ đánh giá, theo dõi tình trạng bệnh của bạn. Máy đo đường huyết tại nhà thuận tiện song bạn vẫn cần đến bệnh viện kiểm tra định kỳ để kiểm chứng kết quả cũng như đánh giá sức khỏe, điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.