Bị zona thần kinh có triệu chứng như thế nào và cách điều trị | Medlatec

Bị zona thần kinh có triệu chứng như thế nào và cách điều trị

Tác nhân gây zona thần kinh là virus thủy đậu Varicella ảnh hưởng đến dây thần kinh mặt. Bị zona thần kinh thường không quá nguy hiểm song có thể dẫn đến biến chứng nếu không chữa trị đúng cách, kịp thời.


05/11/2021 | Giải đáp: Bệnh Zona thần kinh lây qua đường nào?
27/10/2021 | Bệnh Zona thần kinh kiêng gì để nhanh khỏi, hạn chế sẹo?
04/09/2021 | Phương pháp chữa zona thần kinh hiệu quả và cách ngăn ngừa bệnh

1. Các triệu chứng ở người bị zona thần kinh

Trong dân gian, zona thần kinh còn được gọi là bệnh giời leo gây ra các tổn thương đặc trưng trên da. Khác với hầu hết bệnh lý nhiễm trùng da khác, tác nhân gây bệnh là virus Varicella zoster cư trú và làm tổn thương dây thần kinh. Hầu hết bệnh nhân mắc zona thần kinh đã từng mắc bệnh thủy đậu song virus này không bị tiêu diệt hoàn toàn mà tồn tại trong cơ thể ở dạng tiềm tàng.

bị zona thần kinh

Zona thần kinh do virus Varicella gây ra

Bệnh zona thần kinh xuất hiện thường do các yếu tố thuận lợi khiến virus thủy đậu gây tổn thương thần kinh như: sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể, suy giảm hệ miễn dịch,… Bệnh không quá nguy hiểm song nhận biết sớm dấu hiệu bệnh giúp điều trị sớm và triệt để tránh biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vậy zona thần kinh gây ra những triệu chứng nào?

1.1. Triệu chứng trên da

Đầu tiên, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ dọc trên da gây cảm giác đau rát nghiêm trọng, sau đó các đám mụn nước nhỏ hình thành. Sau một vài ngày, những mụn nước nhỏ sẽ tụ lại thành các chùm bọng nước lớn dọc theo dây thần kinh ngoại biên.

Zona thần kinh gây đau rát nặng do tổn thương dây thần kinh

Zona thần kinh gây đau rát nặng do tổn thương dây thần kinh

Dịch trong mụn nước ban đầu trong sau đó chuyển đục dần rồi hóa mủ thể hiện tình trạng nhiễm trùng da. Đến khi các mụn nước này vỡ ra, khô lại rồi hình thành các vảy bao bọc bên ngoài thì bệnh mới dần khỏi. Tuy nhiên, zona thần kinh có thể để lại những vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống với triệu chứng da khi mắc bệnh hắc lào.

Khác với các bệnh nhiễm trùng da khác, zona thần kinh gây tổn thương thần kinh nên triệu chứng đau rát trên da cũng nghiêm trọng hơn giống như kim châm, giật theo từng cơn ở vùng da nhiễm bệnh.

1.2. Triệu chứng khác

Ngoài triệu chứng điển hình trên da, người bệnh cũng có những triệu chứng bệnh toàn thân khác như:

  • Người bệnh sốt từ 38 - 39 độ C.

  • Cảm giác đau nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau các cơ,… giống như cảm cúm do virus.

  • Nước tiểu vàng, rối loạn bài tiết mồ hôi.

  • Xuất hiện tiếng ù trong một bên tai, tai này cũng nghe kém hơn so với tai còn lại.

  • Chóng mặt, đau đầu, khó chịu, sợ ánh sáng, đi đứng loạng choạng.

Dựa trên các triệu chứng bệnh trên và có thể cần kết hợp với xét nghiệm khác, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh zona thần kinh để có hướng điều trị thích hợp.

2. Bệnh zona thần kinh có lây không?

Tác nhân gây bệnh zona thần kinh là virus Varicella-zoster cư trú và làm tổn thương các dây thần kinh. Tuy nhiên khi zona thần kinh hình thành và xuất hiện các mụn nước, trong dịch nước sẽ chứa loại virus này.

Tiếp xúc với người <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/zona-than-kinh-la-gi-trieu-chung-va-cach-chua-tri-s195-n17586'  title ='bị zona thần kinh'>bị zona thần kinh</a> có thể gây lây nhiễm virus

Tiếp xúc với người bị zona thần kinh có thể gây lây nhiễm virus

Khi người lành tiếp xúc với người bệnh trực tiếp có thể lây nhiễm virus Varicella-zoster qua dịch mụn bằng các hoạt động như: dùng chung khăn mặt, khăn tắm hoặc chạm tay chân trực tiếp vào vùng da bị zona thần kinh của người bệnh. Khi đó, người bị lây lan có thể mắc bị thủy đậu nếu chưa từng mắc bệnh hoặc tiêm phòng vắc xin.

Ngược lại ở người từng bị thủy đậu, virus vẫn tiếp tục cư trú trong hạch thần kinh và gây bệnh zona thần kinh khi gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh zona thần kinh dễ lây lan trong gia đình hoặc cộng đồng cùng sinh hoạt, nhất là điều kiện thời tiết giao mùa, độ ẩm cao và thường xuyên tiếp xúc gần.

Người bị zona thần kinh đến giai đoạn các mụn nước đã khô, tróc vảy thì không còn khả năng lây nhiễm nữa. Do vậy, không chỉ điều trị mà việc hạn chế tiếp xúc gần với mọi người xung quanh là việc quan trọng để phòng tránh lây lan dịch bệnh.

3. Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân zona thần kinh như thế nào?

Mặc dù zona thần kinh không gây nguy hiểm song triệu chứng bệnh gây nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Điều trị bệnh sớm sẽ giúp giảm triệu chứng và biến chứng bệnh như sau:

3.1. Dùng thuốc kháng virus

Tác nhân gây zona thần kinh là virus nên thuốc kháng virus sẽ hiệu quả trong điều trị bệnh hoặc sử dụng zovirax liều thay đổi tùy từng độ tuổi.

3.2. Dùng thuốc kháng sinh và thuốc hỗ trợ

Nếu zona thần kinh đi kèm với bội nhiễm vi khuẩn, cần sử dụng kháng sinh điều trị kết hợp với các thuốc kháng viêm, giảm phù nề,…

Cần dùng kháng sinh nếu zona thần kinh bội nhiễm

Cần dùng kháng sinh nếu zona thần kinh bội nhiễm

3.3. Dùng thuốc khi có triệu chứng liệt mặt

Bệnh nhân zona thần kinh có triệu chứng liệt mặt sẽ cần dùng thuốc điều trị chuyên biệt, kết hợp với Vitamin B1, B6, B12 liều cao đường uống hoặc tiêm.

3.4. Thuốc giảm đau, thuốc an thần

Virus zona thần kinh tấn công trực tiếp vào dây thần kinh nên gây đau đớn nghiêm trọng, trường hợp cần thiết có thể phải dùng thuốc an thần, giảm đau để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, nhóm thuốc này chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp, nếu không sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe.

3.5. Thuốc điều trị tại chỗ

Với các tổn thương da do zona thần kinh, điều trị tại chỗ giúp ngăn ngừa bội nhiễm, đẩy  nhanh quá trình hình thành vảy và phục hồi ngừa sẹo. Các thuốc bôi điều trị bao gồm: thuốc mỡ kháng viêm, thuốc bôi chống virus, ngừa bội nhiễm,…

Bên cạnh điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, việc chăm sóc vùng da bị zona thần kinh cũng rất quan trọng để giảm tổn thương, đẩy nhanh quá trình tự làm lành. Cần lưu ý không chà xát, gãi trên vùng da bị zona thần kinh dẫn đến tổn thương nặng và nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, cần vệ sinh, rửa tổn thương da bằng nước muối loãng sát khuẩn. 

Thuốc bôi trị zona thần kinh chống virus và ngăn ngừa bội nhiễm

Thuốc bôi trị zona thần kinh chống virus và ngăn ngừa bội nhiễm

Dù không nguy hiểm song việc điều trị tốt giúp giảm đau, đẩy nhanh quá trình tiến triển zona và giảm biến chứng đáng kể. Nếu cần hỗ trợ, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp