Bật mí cách chữa bong gân cổ chân hiệu quả với phương pháp RICE | Medlatec

Bật mí cách chữa bong gân cổ chân hiệu quả với phương pháp RICE

Bong gân, nhất là bong gân cổ chân không phải chấn thương hiếm gặp, thường xảy ra trong lao động, thể thao khi dây chằng phải di chuyển ngoài phạm vi hoặc chịu lực quá lớn dẫn tới giãn rách hay thậm chí đứt dây chằng. Hiểu rõ về chấn thương này sẽ giúp bạn xử lý, chữa bong gân nhanh chóng, hiệu quả hơn để trở lại với hoạt động bình thường.


02/08/2020 | Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân như thế nào thì an toàn?
03/06/2020 | Bong gân cổ chân: Biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn

1. Hiểu về chấn thương bong gân

Dây chằng là một tổ chức liên kết giữa các xương với nhau, và đây chính là vị trí dễ bị chấn thương nếu hoạt động của hai xương không tốt hoặc có lực tác động mạnh. Bong gân là tình trạng dây chằng bị kéo giãn quá mức hoặc rách, đứt hoàn toàn. Gân ở bất cứ khu vực nào của cơ thể cũng có thể bị tổn thương, tuy nhiên bong gân cổ chân - mắt cá chân vẫn là phổ biến nhất.

chữa bong gân

Cổ chân là khu vực dễ bị bong gân nhất

Nhiều người bị nhầm lẫn giữa chấn thương bong gân và căng cơ do triệu chứng khác nhau, tuy nhiên vị trí tổn thương lại hoàn toàn khác nhau. 

Chấn thương bong gân thường xảy ra đột ngột xung quanh khớp, tùy vào chấn thương nhẹ hay nặng, số lượng mô tổn thương nhiều hay ít mà người bệnh sẽ có triệu chứng khác nhau. Song triệu chứng thường gặp khi bị bong gân là: sưng, đau, bầm tím và hạn chế cử động, di chuyển ở khu vực chấn thương.

Bong gân thường tự phục hồi nếu chăm sóc tốt

Bong gân thường tự phục hồi nếu chăm sóc tốt

Bong gân mức độ nặng có thể liên quan đến chấn thương nghiêm trọng khác, điển hình là gãy xương. Đây là chấn thương nghiêm trọng cần được cấp cứu điều trị sớm, vì thế nên đi thăm khám nếu có triệu chứng: tê cứng, cảm giác đau nhói ngày càng nghiêm trọng, không thể di chuyển hoặc đứng vững,…

2. Cách chữa bong gân cổ chân theo phương pháp RICE

Cách chữa bong gân được khoa học công nhận và nhiều người áp dụng hiệu quả nhất đó là phương pháp RICE như sau:

2.1. Rest - nghỉ ngơi

Nguyên tắc đầu tiên để tổn thương bong gân cổ tay, cổ chân,… có thể phục hồi đó là cần ngừng hoạt động, tránh hoạt động gây đau, sưng hay không chịu. Tuy nhiên không nên giữ nguyên hoàn toàn, bạn vẫn nên cử động nhẹ nhàng và tăng dần mức độ để các khớp vẫn được hoạt động và phục hồi tốt hơn.

2.2. Ice - chườm đá

Với chấn thương bong gân, chườm đá là phương pháp vô cùng hữu dụng. Hơi mát từ đá sẽ giúp làm co mạch máu, từ đó giảm sưng viêm và đau đớn. Lưu ý bạn nên dùng túi nước đá đã tan đá hoàn toàn hoặc bọc đá vào khăn vải, chườm lên vùng bị bong gân khoảng 15 - 20 phút mỗi lần. Nên chườm đá ngay sau khi chấn thương, thực hiện đều đặn 2 - 3 tiếng một lần kéo dài một vài ngày cho đến khi không còn sưng viêm.

Chườm đá là cách chữa bong gân hiệu quả

Chườm đá là cách chữa bong gân hiệu quả

2.3. Compression - Băng gạc

Băng gạc cũng là cách hiệu quả để giảm sưng, giảm tổn thương do bong gân gây ra. Băng thun sẽ bọc lấy phần gân bị giãn, rách giúp nó được giữ cố định và phục hồi nhanh hơn, tình trạng sưng cũng được cải thiện. Nên lưu ý không nên quấn băng gạc quá chặt vì sẽ khiến máu không thể lưu thông và đau đớn cũng nghiêm trọng hơn. Nếu sau khi quấn băng gạc, bạn bị đau nặng hơn hoặc kèm theo tình trạng sưng, tê bên dưới khu vực được quấn thì nên nới lỏng ra.

2.4. Elevation - Nâng cao

Bong gân cổ chân hoặc cổ tay thì nên nâng cao khu vực tổn thương ở trên tim so với mặt đất, đặc biệt là vào ban đêm. Việc này sẽ giúp giảm lưu lượng máu tới chấn thương, tình trạng sưng nề, bầm tím cũng được cải thiện.

Ngoài 4 nguyên tắc chăm sóc giúp chấn thương bong gân được phục hồi tốt hơn, nếu bạn bị đau đớn nghiêm trọng có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để hạn chế tác dụng phụ tối đa.

Thông thường, sau chăm sóc và điều trị tích cực khoảng 2 ngày, khớp bị tổn thương sẽ được cải thiện, không còn đau đớn và cử động nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là chân bị bong gân, khi di chuyển với trọng lực mà không còn bị đau, nhức nữa nghĩa là đã phục hồi khá tốt. Tuy nhiên vẫn nên hạn chế vận động mạnh bởi gân bị rách, giãn có thể cần đến cả vài tháng để phục hồi hoàn toàn.

Đứt dây chằng là tình trạng nghiêm trọng nhất

Đứt dây chằng là tình trạng nghiêm trọng nhất

Nếu chấn thương nghiêm trọng đến rách dây chằng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật và phục hồi vận động bằng vật lý trị liệu sau phẫu thuật. Sử dụng nẹp cũng là cách tốt để cố định khu vực xương - khớp bị bong gân, ổn định và giúp phục hồi tốt hơn. 

3. Các mẹo chữa bong gân cổ chân theo dân gian

Điều quan trọng trong điều trị bong gân đó là giảm hoạt động để tránh tổn thương nặng hơn, giảm lưu thông máu gây sưng viêm nghiêm trọng hơn và tạo điều kiện tốt nhất để dây chằng phục hồi. Ngoài các phương pháp chăm sóc, điều trị trên, bạn có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương của dây chằng bằng một số phương pháp dân gian sau:

3.1. Thuốc đắp từ các loại lá

Dân gian có một bài thuốc đặc biệt với nguyên liệu là các dược liệu tự nhiên có sẵn nhưng vô cùng hiệu quả. Bài thuốc này cần: 2 - 3 thứ lá chìa vôi, lá đau xương, lá thầu dầu, lá cúc tần, lá bạc thau, lá náng hoa trắng, lá ngải cứu. Mỗi loại lá chuẩn bị khoảng 1 nắm tay, rửa sạch rồi giã nát, trộn đều trong rượu trắng hoặc giấm. 

Sao nóng hỗn hợp này rồi đắp vào vị trí bị chấn thương bong gân. Đắp 2 - 3 lần cho đến khi hỗn hợp khô thì thay. Các tinh chất trong lá sẽ ngấm vào giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương dây chằng, đau đớn và sưng viêm cũng được cải thiện.

3.2. Đắp nước cam thảo

Một mẹo được nhiều người lan truyền nhau trong điều trị bong gân đó là dùng cam thảo ngâm trong nước. Để qua đêm để tinh chất cam thảo thấm ra nước, sau dùng nước này bôi lên vùng bị bong gân. Nên bôi kết hợp với xoa bóp để nhanh khỏi hơn.

Chăm sóc tốt giúp chấn thương bong gân nhanh phục hồi hơn

Chăm sóc tốt giúp chấn thương bong gân nhanh phục hồi hơn

Những cách chữa bong gân cổ chân đơn giản trên bạn hoàn toàn có thể áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng, nhất là đứt dây chằng, không đáp ứng điều trị tại nhà thì bệnh nhân nên sớm đi thăm khám. Với chấn thương đứt dây chằng hoặc có gãy xương phức tạp, bác sĩ có thể phải phẫu thuật mới chữa khỏi hoàn toàn và phục hồi được chức năng xương - khớp.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp