Bệnh u tuyến giáp thể nhú - những vấn đề ai cũng quan tâm | Medlatec

Bệnh u tuyến giáp thể nhú - những vấn đề ai cũng quan tâm

U tuyến giáp thể nhú là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, nếu không được điều trị hiệu quả và kịp thời sẽ gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về bệnh lý này.


1. U tuyến giáp thể nhú là bệnh lý như thế nào?

85% bệnh nhân u tuyến giáp mắc thể nhú. Đây là bệnh lý phát triển từ các tế bào nang giáp, chủ yếu do bức xạ hoặc di truyền, phổ biến nhất ở nữ giới độ tuổi 30 - 50. Bệnh xuất hiện khi có sự biến đổi bất thường ở tế bào bình thường, không tuân theo kiểm soát của cơ thể. Hệ lụy sinh ra từ đó là chức năng tiết hormone tăng trưởng của cơ thể bị ảnh hưởng, cơ thể không có được sự phát triển tốt nhất.

U tuyến giáp thể nhú khá lành tính và có thể điều trị được

U tuyến giáp thể nhú khá lành tính và có thể điều trị được

Về cơ bản, u tuyến giáp thể nhú là một dạng u có thể điều trị được. Tuy nhiên, điều đáng nói là bệnh có khả năng di căn xâm lấn ngoại tuyến khá cao, nhất là khi lan đến thực quản, hạch bạch huyết, tĩnh mạch, động mạch,… khiến cho việc phẫu thuật loại bỏ khó triệt để được, khả năng tái phát cao. 

Nguy hiểm nhất của bệnh là khả năng biến chứng tái phát tràn ra nhiều bộ phận bên ngoài tuyến gây ung thư trên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Muốn ngăn chặn điều này, bệnh cần được phát hiện và điều trị tích cực từ giai đoạn sớm.

2. Sự phát triển của u tuyến giáp thể nhú qua các giai đoạn

2.1. Giai đoạn 1 

Đây là thời kỳ đầu của bệnh nên chưa có dấu hiệu nào rõ ràng và khó phát hiện nhưng một khi được phát hiện và điều trị thì cơ hội khỏi là rất cao. Khối u ở giai đoạn này chỉ khoảng 2cm đổ lại, hình thành bên trong tuyến giáp và chưa lây lan sang các bộ phận lân cận hay lây ra bên ngoài.

2.2. Giai đoạn 2

Bước sang giai đoạn này người bị u tuyến giáp thể nhú sẽ cảm thấy đau ở cổ họng khi nuốt, kích thước khối u vào khoảng 2 - 4cm, dễ dàng phát hiện do sự phát triển lan ra khu vực ngoài tuyến giáp. 

2.3. Giai đoạn 3

Kích thước khối u lúc này đã vượt quá 4cm nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết nên khi được điều trị tích cực thì cơ hội hồi phục hoàn toàn vẫn rất cao. Người bệnh sẽ thường xuyên có những cơn đau gây khó chịu và cần phải kiêng một số thực phẩm không tốt cho quá trình điều trị và hồi phục. 

Để ngăn ngừa biến chứng, cần phát hiện và điều trị u tuyến giáp thể nhú từ sớm

Để ngăn ngừa biến chứng, cần phát hiện và điều trị u tuyến giáp thể nhú từ sớm

2.4. Giai đoạn 4

Do đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh nên các dấu hiệu ở mọi bệnh nhân hầu như là giống nhau: khối u lan sang hạch bạch huyết, ngực, cổ, mạch máu,… và nguy hiểm nhất là di căn, lây sang các cơ quan khác như phổi, xương.

3. Phương pháp chẩn đoán

Như đã nói ở trên, giai đoạn đầu của u tuyến giáp thể nhú không có dấu hiệu đặc trưng nào nên việc phát hiện và điều trị trở nên khó khăn. Hầu hết các trường hợp bệnh có thể được phát hiện khi bác sĩ sờ nắn cổ. Khối u tại đây thường di động theo nhịp nuốt, nên rất dễ nhìn thấy ở những người có thân hình gầy gò. 

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý này, các phương pháp được áp dụng phổ biến gồm:

3.1. Siêu âm

Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng tương đối phổ biến. Theo đó, một loại sóng âm sẽ được dùng để tái tạo lại hình ảnh tuyến giáp, giúp bác sĩ có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng, tình trạng ác tính của khối u.

3.2. Xét nghiệm máu

Thông qua xét nghiệm máu bác sĩ có thể đánh giá được thành phần máu và phát hiện các biểu hiện của khối u để có phác đồ điều trị hiệu quả.

3.3. Nội soi thanh quản 

Bằng hình thức nội soi ở thanh quản, các dấu hiệu bất thường tại đây sẽ được phát hiện, mức độ ác tính của khối u cũng được đánh giá để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

3.4. Sinh thiết tế bào chọc kim 

Để thực hiện phương pháp chẩn đoán này bác sĩ sẽ lấy một kim nhỏ chọc vào khối u ở tuyến giáp sau đó dùng kính hiển vi để quan sát và chẩn đoán u lành hay ác tính.

Chọc sinh thiết để xét nghiệm u tuyến giáp thể nhú

Chọc sinh thiết để xét nghiệm u tuyến giáp thể nhú

3.5. Một số chẩn đoán hình ảnh khác

Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cũng có thể được thực hiện như: MRI, CT Scan,… bởi nó cho hình ảnh có độ chính xác cao, bác sĩ có thể đánh giá được u lành hay ác, mức độ phát triển như thế nào. 

U tuyến giáp thể nhú có thể được điều trị khỏi hoàn toàn khi phát hiện sớm, vì thế, đừng chủ quan trước các dấu hiệu bất thường nào ở vùng cổ họng. Trong những tình huống ấy, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cung cấp dịch vụ khám, chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng chục năm kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn và tận tâm vì người bệnh. Bên cạnh đó chúng tôi còn sở hữu những trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất đảm bảo đem lại kết quả xét nghiệm chính xác phục vụ việc chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả cao. 

Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ xét nghiệm bệnh lý tuyến giáp người bệnh có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56, các chuyên viên y tế của chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ tận tình, 24/7 và hoàn toàn miễn phí.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp