Suy thận cấp là tình trạng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, chức năng của thận vẫn có thể được phục hồi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh, cách chẩn đoán và những phương pháp điều trị bệnh.
02/10/2020 | Những thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân suy thận 03/09/2020 | Nhận biết dấu hiệu suy thận sớm giúp bệnh nhân điều trị thành công 12/06/2020 | Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận hiệu quả
1. Bệnh suy thận cấp là gì?
Đây là tình trạng cả 2 thận bị suy giảm hoặc mất chức năng tạm thời dẫn tới rối loạn cân bằng nước và điện giải, mất cân bằng toan và kiềm, có thể gây phù và tăng huyết áp.
Suy thận cấp là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao
Trong khoảng thời gian vài ngày hoặc vài tuần, nếu các nguyên nhân gây ra bệnh được loại trừ thì thận sẽ dần được phục hồi trở lại và hoạt động bình thường. Ngược lại, nếu những nguyên nhân gây bệnh không được loại bỏ sớm, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao do những biến chứng của tình trạng suy thận.
2. Nguyên nhân gây bệnh suy thận cấp
Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thận cấp tính. Tuy nhiên, có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính là nguyên nhân trước thận, nguyên nhân tại thận, nguyên nhân sau thận. Trong đó:
Nguyên nhân trước thận: Bao gồm những tác nhân làm giảm dòng máu hiệu dụng tới thận, gây giảm áp lực lọc cầu thận dẫn tới tình trạng thiểu niệu hay vô niệu:
-
Sốc do giảm thể tích: Do chảy máu và mất nước quá nhiều.
-
Sốc do tim: Tình trạng nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim hoặc loạn nhịp tim.
-
Sốc do nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tử cung hay bệnh viêm tụy cấp.
-
Sốc phản vệ.
-
Sốc do chấn thương chảy máu nghiêm trọng.
-
Sốc do tình trạng tan máu cấp dẫn tới tắc ống thận.
-
Tình trạng nhiễm khuẩn do phá thai, sẩy thai hay sản giật.
Nguyên nhân tại thận: Bao gồm những nguyên nhân gây tổn thương thực thể tại thận, nói một cách dễ hiểu là do các bệnh lý ở thận gây ra:
-
Bệnh cầu thận: Gây ra tình trạng viêm các mạch máu bên trong thận dẫn tới các bệnh mạch máu hệ thống, gây xơ cứng bì, tăng huyết áp, đông máu trong lòng mạch,…
-
Bệnh mô kẽ thận: Những vi khuẩn xâm nhập vào mô kẽ thận gây viêm và dẫn tới tình trạng suy thận cấp.
-
Bệnh ống thận: Có thể do thận bị nhiễm độc bởi một số tác nhân như thuốc gây mê, chất cản quang đường tĩnh mạch, kim loại nặng, nọc độc ong, nọc độc rắn, một số loại thuốc thảo mộc,…
Nguyên nhân sau thận: Là các nguyên nhân gây tắc đường dẫn tiểu của thận, có thể kể đến như:
-
Tắc ống thận.
-
Tắc nghẽn tại thận do những cục máu đông, các loại sỏi hoặc tình trạng hoại tử nhú.
-
Tắc niệu quản do có sỏi hoặc do bị chèn ép từ các cơ quan bên cạnh, chẳng hạn như u tử cung, u niệu đạo, u bàng quang,…
-
Tắc niệu đạo: do tình trạng co thắt niệu đạo hoặc những bệnh lý về tuyến tiền liệt hay cũng có thể là các khối u bàng quang gây ra.
3. Các dấu hiệu của bệnh suy thận cấp
Các dấu hiệu của bệnh sẽ tiến triển theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn khởi đầu: Người bệnh có cảm giác buồn nôn, hoặc nôn, khó thở, đau ngực, nước tiểu ít dần,… Những triệu chứng này sẽ diễn ra trong khoảng 24 giờ đầu tiên kể từ khi bệnh xuất hiện. Nếu điều trị kịp thời, bệnh sẽ có thể khỏi hoàn toàn.
Người bệnh có dấu hiệu khó thở
Giai đoạn thiếu máu và vô niệu: Những triệu chứng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng thiểu niệu và vô niệu, khi chuyển biến nặng, bệnh nhân có thể tử vong. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng vài tuần, thông thường sau khoảng 1 đến 2 tuần, bệnh nhân sẽ có nước tiểu trở lại.
Bệnh nhân có thể xuất hiện dấu hiệu thừa dịch như hiện tượng phù phổi, suy tim ứ huyết, kèm theo đó là nước tiểu đậm màu, có thể lẫn máu, mủ hoặc vi khuẩn trong nước tiểu, thậm chí là chảy máu nội tạng, hoặc tình trạng viêm màng ngoài tim, tụt huyết áp và các dấu hiệu rối loạn não.
Người bệnh có dấu hiệu tiểu ít
Giai đoạn đái trở lại: Bệnh nhân có thể đi tiểu, lượng tiểu tăng dần những vẫn rối loạn điện giải, tăng urê, kali máu. Bệnh nhân có nguy cơ mất nước do đi tiểu nhiều.
Giai đoạn hồi phục: Là giai đoạn phục hồi chức năng. Kết quả thực hiện xét nghiệm nồng độ creatinin huyết tương, ure huyết tương tăng.
4. Những ai có nguy cơ bị bệnh suy thận cấp?
Những đối tượng dưới đây được cho là có nguy cơ cao bị bệnh:
Người cao tuổi có bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh suy gan, tình trạng cao huyết áp,…
Suy thận cấp do tình trạng nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Những người bệnh có yếu tố nguy cơ cao, chẳng hạn như tiếp xúc với các loại hóa chất, thuốc cản quang, hạ huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau,...
5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh
Để chẩn đoán bệnh, cần phải dựa vào các yếu tố sau:
-
Những đối tượng có nguyên nhân hoặc yếu tố nguy cơ cao gây bệnh.
-
Xuất hiện tình trạng vô niệu hay thiểu niệu cấp tính.
-
Urê, creatinin máu tăng dần, kali máu tăng nhanh, pH máu giảm, dự trữ kiềm giảm.
-
Mức lọc cầu thận giảm < 60 ml/ph.
-
Các bác sĩ sẽ chỉ định làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
6. Các phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và theo những giai đoạn tiến triển của bệnh. Bao gồm:
-
Điều trị theo cách loại trừ nguyên nhân gây ra bệnh.
-
Giữ cân bằng nước, điện giải.
-
Điều trị rối loạn Kali máu.
-
Điều trị các rối loạn điện giải khác nếu có.
-
Điều trị chống toan máu.
-
Điều trị các biến chứng khác nếu có, chẳng hạn như biến chứng tăng huyết áp, suy tim.
-
Chỉ định lọc máu cấp trong các trường hợp cần thiết.
Người già có bệnh lý nền sẽ tăng nguy cơ bị bệnh suy thận cấp
Người bệnh dù ở giai đoạn nào cũng cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để hiệu quả chữa bệnh đạt kết quả tốt nhất. Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các dịch vụ khám chẩn đoán và điều trị bệnh thận suy cấp được các chuyên gia đánh giá rất cao bởi hệ thống máy móc hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi lựa chọn MEDLATEC. Bạn có thể gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.