Những thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân suy thận | Medlatec

Những thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Bệnh thận có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không được chữa trị sớm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin quý giá nhất về căn bệnh nguy hiểm này.


03/09/2020 | Nhận biết dấu hiệu suy thận sớm giúp bệnh nhân điều trị thành công
12/06/2020 | Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh suy thận hiệu quả
17/05/2020 | Giá trị xét nghiệm Creatinin máu bao nhiêu là mắc bệnh suy thận
16/04/2020 | Ý nghĩa xét nghiệm Beta 2 - Microglobulin trong bệnh ung thư và suy thận

1. Suy thận là bệnh gì?

Suy thận hay còn gọi là tổn thương thận tức là thận bị giảm chức năng do nhiều nguyên nhân và các bệnh lý gây ra.

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân

Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân

Dựa theo thời gian mắc bệnh người ta chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Việc phát hiện sớm bệnh thận rất có ý nghĩa đối với kết quả điều trị cũng như không làm bệnh biến chứng nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh 

2.1. Nguyên nhân gây ra suy thận cấp tính

Chức năng thận bị mất đột ngột nên gọi là tổn thương thận cấp tính (ARF). ARF có 3 cơ chế chính đó là:

  • Thiếu lưu lượng máu truyền đến thận.

  • Một số bệnh lý tại thận gây nên.

  • Tắc nghẽn nước tiểu đào thải khỏi thận.

Một số nguyên nhân phổ biến gồm có:

  • Bị chấn thương dẫn đến mất máu.

  • Tình trạng mất nước.

  • Tổn thương thận do nhiễm trùng máu.

  • Tắc nghẽn nước tiểu có thể do phì đại tuyến tiền liệt.

  • Thận tổn thương do dùng thuốc hoặc bị trúng độc.

  • Biến chứng trong giai đoạn mang thai: sản giật hay tiền sản giật, hội chứng HELLP.

Biến chứng trong thời kỳ mang thai được xem là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

Biến chứng trong thời kỳ mang thai được xem là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận

2.2. Nguyên nhân gây ra suy thận mạn tính

Suy thận mạn xuất hiện ở bệnh nhân có bệnh nền hoặc thận bị rối loạn. Tình trạng này làm thận bị tổn thương nghiêm trọng trong thời gian dài có thể vài tháng hoặc vài năm. Một số bệnh lý và các rối loạn gây ra bệnh suy thận mạn gồm có:

  • Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp.

  • Viêm cầu thận.

  • Tắc nghẽn lâu dài ở đường tiết niệu có thể do chứng phì đại tuyến tiền liệt, bệnh sỏi thận và các bệnh ung thư.

  • Viêm đài bể thận tái diễn nhiều lần.

  • Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu đổ ngược vào thận.

3. Triệu chứng cảnh báo bệnh thận

Trong thời điểm khởi phát của bệnh, người bệnh sẽ nhận thấy được một vài triệu chứng dưới đây. Nếu như phát hiện chậm trễ và không điều trị sớm thì bệnh sẽ chuyển sang suy thận mạn tính hay xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

3.1. Khó ngủ

Người bệnh thận mãn tính thường có biểu hiện ngưng thở khi ngủ. Tình trạng ngưng thở này là dạng rối loạn làm xuất hiện một hay nhiều lần chứng ngừng hơi thở khi ngủ. Tình trạng này có thể diễn ra khoảng vài giây cho đến một phút. 

Tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ là triệu chứng của bệnh

Tình trạng ngưng thở trong lúc ngủ là triệu chứng của bệnh

Sau các lần tạm ngừng, hơi thở người bệnh sẽ trở lại như bình thường và có âm thanh khịt mũi to. Nếu tiếng ngáy to và kéo dài thì cần đi kiểm tra bởi đây là tình trạng đáng lo ngại.

3.2. Đau đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể

Đa số người bệnh thận đều có tình trạng thiếu máu. Việc thiếu máu sẽ xảy ra khi hiệu suất làm việc của thận chỉ ở mức 20 - 50%. Nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng tình trạng đau nhức, mệt mỏi vẫn kéo dài thì phải đi bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

3.3. Da khô và ngứa ngáy

Một quả thận khỏe mạnh, bình thường sẽ thực hiện tốt các công việc như đào thải chất dư thừa, chất thải có trong máu hỗ trợ hoạt động sản sinh tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp cho bệnh nhân. Nếu như da khô và ngứa thì đây là triệu chứng bệnh thận đáng lưu ý.

3.4. Mùi hôi miệng có vị kim loại

Các chất thải tích tụ trong máu làm cho vị thức ăn thay đổi và để lại vị kim loại ở miệng người bệnh. Hôi miệng là dấu hiệu tích tụ nhiều độc tố bên trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ không còn cảm giác thèm ăn thịt và không cảm thấy ngon miệng khi ăn từ đó dẫn đến tình trạng sụt cân do thiếu dinh dưỡng.

Bệnh nhân suy giảm chức năng thận có biểu hiện hôi miệng kèm vị kim loại

Bệnh nhân suy giảm chức năng thận có biểu hiện hôi miệng kèm vị kim loại

3.5. Khó thở

Người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở nhất là sau khi hoạt động gắng sức liên quan đến 2 cơ chế. Đầu tiên, cơ thể bị ứ dịch bởi thận không lọc thải hiệu quả và làm giảm chức năng phổi. Tiếp đó, việc thiếu hụt lượng hồng cầu gây ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho cơ thể và gây nên chứng khó thở.

3.6. Đau lưng

Đây là triệu chứng thường gặp nhất, bệnh nhân sẽ cảm nhận được cơn đau lan dần ra phía trước ở vùng chậu hoặc hông.

3.7. Cao huyết áp

Hệ tuần hoàn và thận có mối liên quan mật thiết với nhau. Thận có vai trò lọc chất thải trong máu. Nếu hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng thì nephron lọc máu không có đủ oxy cùng các chất dinh dưỡng.

3.8. Thay đổi khi đi vệ sinh

Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu và đào thải các chất thải thông qua nước tiểu. Vì thế bệnh nhân không được chủ quan những dấu hiệu bất thường như tần suất, mùi, màu, nước tiểu có máu,…

4. Suy thận gây ra những biến chứng gì?

Bệnh thận có thể làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Một số biến chứng mà bệnh thận gây ra có thể là:

  • Cơ thể giữ nước dẫn đến tay chân bị phù, tăng huyết áp hoặc giữ chất dịch trong phổi (gây phù phổi).

  • Sự gia tăng đột ngột của nồng độ kali bên trong máu (tăng kali máu), có thể làm suy giảm chức năng tim mạch và gây đe dọa tính mạng.

  • Xương bị yếu và làm tăng khả năng bị gãy xương.

  • Thiếu máu.

  • Thiếu ham muốn tình dục.

Bệnh thận có thể gây ra biến chứng giảm ham muốn tình dục

Bệnh thận có thể gây ra biến chứng giảm ham muốn tình dục

  • Hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng khiến bệnh nhân khó tập trung, tính cách thay đổi thất thường hoặc co giật.

  • Suy giảm phản ứng miễn dịch khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.

  • Viêm màng ngoài tim (màng bao phủ bên ngoài tim).

  • Biến chứng trong giai đoạn mang thai có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

5. Có thể điều trị khỏi bệnh suy thận được không?

Đối với bệnh nhân mắc suy thận cấp tính được điều trị khỏi bệnh hay khỏi một phần chức năng thận nếu như được điều trị đúng cách.

Đối với bệnh nhân suy thận mạn tính, tức quá trình tiến triển không hồi phục chức năng của thận. Việc thực hiện các phương pháp điều trị chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Nếu như thận bị suy giảm chức năng ở mức 90% thì người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận nếu cần.

Suy thận mạn tính không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh

Suy thận mạn tính không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh

Đa số, các bệnh nhân sẽ tạo ra ảnh hưởng đến những nephron - đơn vị cấu tạo nên thận. Việc ảnh hưởng này khiến thận mất khả năng lọc thải các chất thải ra ngoài. Nếu như không được điều trị sớm thận có thể ngừng hoạt động toàn bộ. Việc thận ngừng hoạt động rất nguy hiểm thậm chí có thể gây ra tử vong.

Bệnh suy thận là căn bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe bệnh nhân. Việc phát hiện sớm và chữa trị đúng cách là rất quan trọng trong việc điều trị khỏi bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp