Bệnh nhân bị sốt rét thường có những triệu chứng gì? | Medlatec

Bệnh nhân bị sốt rét thường có những triệu chứng gì?

Sốt rét là một căn bệnh khá nguy hiểm có thể gây tử vong trong thời gian ngắn (từ vài giờ đến vài ngày). Sự tấn công của ký sinh trùng gây bệnh có thể khiến bệnh nhân bị cạn kiệt sức lực và ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh sống hàng ngày. Vậy căn bệnh này phát sinh do những nguyên nhân nào? Cách phòng ngừa bệnh ra sao? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia chia sẻ tường tận trong bài viết này.


05/10/2020 | Nằm lòng 8 dấu hiệu điển hình của sốt virus ở người lớn
05/10/2020 | Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em: dấu hiệu và hướng điều trị đúng cách
28/09/2020 | Thực đơn cho người bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
28/06/2020 | Những dấu hiệu nhận biết bệnh sốt rét và cách phòng ngừa

1. Giúp bạn hiểu hơn về sốt rét

Các căn bệnh liên quan đến truyền nhiễm hệ hô hấp thường rất nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Điển hình như bệnh sốt rét, phát sinh bởi một loại ký sinh trùng có tên là Plasmodium. Con đường lây nhiễm của loại ký sinh trùng được truyền từ người này sang người khác chủ yếu là do muỗi đốt. Chính vì thế những khu vực nhiều cây cối, ẩm mốc, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Đối tượng của bệnh là tất cả mọi người, đặc biệt là những ai có sức đề kháng yếu thường dễ bị lây nhiễm bệnh, điển hình như người già và trẻ em. Ngoài ra, khả năng tái nhiễm ở người vừa mới điều trị sốt rét cũng rất cao. Do đó, mọi người cần có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân. Với tỷ lệ gây tử vong lên đến 20% thì đây là một trong những căn bệnh đáng lo ngại với những nước có điều kiện thời tiết thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển.

Bệnh sốt rét có gây nguy hiểm đến tính mạng không

Bệnh sốt rét có gây nguy hiểm đến tính mạng không?

Bệnh nhân nếu được phát hiện và điều trị sớm thì có thể khỏi bệnh trong vài ngày. Ngược lại, những người mắc bệnh nặng, không tham gia điều trị thường dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong đó, tử vong là hậu quả nặng nề nhất mà căn bệnh này có thể gây ra. Tình trạng sốt rét ở trẻ nhỏ dễ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến não và gây co giật. Đối với những ca bệnh nặng, nếu trẻ có thể vượt qua cơn bạo bệnh thì vẫn có nguy cơ mắc một số biến chứng khác như động kinh, thần kinh suy nhược,...

2. Thời gian ủ bệnh và chu kỳ cơn Sốt

Tùy vào thể ký sinh trùng mà thời gian ủ bệnh của từng bệnh nhân sẽ có sự khác nhau. Đối với loại Plasmodium Falciparum, các triệu chứng ở người bệnh thường tồn tại từ 9 đến 14 ngày. Đối với loại Plasmodium Vivax, thời gian ủ bệnh lâu hơn, có thể kéo dài từ 12 đến 17 ngày. Khi bị nhiễm Plasmodium Malariae, các triệu chứng kéo dài từ 20 ngày đến vài tháng. Loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất là Plasmodium Ovale, làm xuất hiện nhiều triệu chứng và kéo dài từ 11 ngày cho đến gần 1 năm (khoảng 10 tháng).

Ngoài ra, theo các bác sĩ, thời gian ủ bệnh ở mỗi người còn phụ thuộc vào số lượng ký sinh trùng bị lây nhiễm trong máu. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh không kéo dài quá lâu, thường khoảng vài ngày. Dựa trên các phân tích và các công trình nghiên cứu, bộ Y tế thế giới đã phân chia bệnh thành hai loại:

  • Thể thông thường, không có biến chứng.

  • Thể ác tính, tức đã có biến chứng.

Tùy vào loại ký sinh trùng gây bệnh mà chu kỳ cơn sốt và tính chất nguy hiểm của triệu chứng cũng có sự khác nhau. Cụ thể như:

Ký sinh trùng Plasmodium Falciparum gây sốt cao

Ký sinh trùng Plasmodium Falciparum gây sốt cao

  • Sốt do Plasmodium Falciparum: cơn sốt xảy ra mỗi ngày, mức độ sốt cao, dễ dẫn đến những biến chứng hoặc chuyển biến nặng sang ác tính. Đối với những bệnh nhân bị thể ký sinh trùng này tấn công nhưng không phát hiện và điều trị sớm thì nguy cơ tử vong rất cao.

  • Sốt do Plasmodium Vivax: khoảng cách các cơn sốt khá lâu, thông thường người bệnh sốt cách nhật, tức cách một ngày sốt một lần.

  • Sốt do Plasmodium Ovale và Plasmodium Malariae: các cơn sốt có thể cách nhau từ 1 - 3 ngày.

3. Các triệu chứng của bệnh theo từng thể sốt rét

Tùy vào thể sốt rét mà các triệu chứng của bệnh cũng được phân loại khác nhau. Cụ thể như:

3.1. Triệu chứng bệnh sốt rét thông thường

Mặc dù, thể thông thường không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng nhưng cũng khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều đến thể trạng. Tuy nhiên, các cơn sốt ở thể này cũng khá đa dạng với những triệu chứng khác nhau. Điển hình như:

3.1.1. Cơn sốt sơ nhiễm

Bệnh nhân có thể sốt liên tục kéo dài trong vài ngày, tuy nhiên những cơn sốt đầu tiên khi ký sinh trùng vừa mới xâm nhập vào cơ thể thường không rõ rệt. Người bệnh thường khó nhận biết được tình trạng của cơ thể và nhầm lẫn với biểu hiện mệt mỏi, say nắng. Tuy nhiên, cơn sốt này hoàn toàn không gây ảnh hưởng nhiều đến thể chất và tính mạng bệnh nhân.

Cơn sốt sơ nhiễm thường kéo dài khoảng 1 tuần

Cơn sốt sơ nhiễm thường kéo dài khoảng 1 tuần

3.1.2. Cơn sốt điển hình

Bệnh nhân thường phải trải ba giai đoạn trong một cơn sốt như sau:

  • Giai đoạn 1 - rét run: cơn rét kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng, khiến bệnh nhân cảm thấy run toàn thân, thường xuyên nổi da gà, môi tím tái, sắc người nhợt nhạt.

  • Giai đoạn 2 - sốt nóng: sau khi cơn rét run giảm, người bệnh dần cảm thấy cơ thể ngày một nóng hơn, thân nhiệt tăng cao khoảng 40 - 41 độ C. Da mặt đỏ bừng, khô, nóng, hơi thở nhanh, thường xuyên khát nước, đau đầu. Một số bệnh nhân cảm thấy đau tức ở vùng gan lách. Các triệu chứng này có thể duy trì từ 1 đến 3 tiếng.

  • Giai đoạn 3 - vã mồ hôi: ở giai đoạn này, thân nhiệt của bệnh nhân bắt đầu giảm nhanh, kèm theo triệu chứng vã mồ hôi nhiều, gây cảm giác khát nước. Giảm đau đầu, mạch trở lại bình thường và người bệnh dần thấy dễ chịu hơn.

3.1.3. Cơn sốt thể cụt

Xuất hiện biểu hiện sốt rét nhưng không phải theo cơn, bệnh nhân chỉ thấy người ớn rét, gai sốt và tình trạng này thường kéo dài khoảng 1 - 2 tiếng. Theo các các bác sĩ, những người có bệnh tiền sử sốt rét nhiều năm thường bị thể sốt này. 

Bệnh nhân lên cơn sốt thường kéo dài khoảng 2 tiếng

Bệnh nhân lên cơn sốt thường kéo dài khoảng 2 tiếng

3.1.4. Thể ký sinh trùng lạnh

Đặc trưng ở những bệnh nhân này là không có biểu hiện sốt mặc dù kết quả xét nghiệm cho thấy có nhiều ký sinh trùng tồn tại trong máu. Tuy nhiên, bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều về mặt thể chất, vẫn có thể làm việc và sinh hoạt như bình thường. Những người sống ở vùng sốt rét lưu hành nặng thường mắc bệnh thể này.

3.2. Triệu chứng sốt rét ác tính

Sốt rét ác tính cũng có nhiều thể khác nhau và ở mỗi thể sẽ có những triệu chứng đặc trưng. Cụ thể như:

3.2.1. Thể não

Theo thống kê của bộ y tế, có khoảng 80 - 95% bệnh nhân bị mắc bệnh thể não. Trong đó, nguy cơ dẫn đến tử vong ở những người bệnh này thường khá cao, khoảng 20 đến 50 %.Mọi người có thể phân biệt thể bệnh này dựa trên một số triệu chứng điển hình như:

  • Người bệnh xuất hiện biểu hiện rối loạn ý thức như nói nhảm, mê sảng, nằm li bì hoặc vật vã. Các cơn sốt kéo dài, thân nhiệt tăng cao, khó ngủ hoặc mất ngủ khiến người bệnh đau đầu dữ dội, gây nôn ói hoặc tiêu chảy.

  • Hội chứng tâm thần: người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê từ từ hoặc đột ngột, dẫn đến sâu dần. Kèm theo đó, bệnh nhân xuất hiện biểu hiện động kinh, đồng tử giãn hoặc rối loạn cơ vòng.

Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng của động kinh

Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng của động kinh

  • Các dấu hiệu khác bị ảnh hưởng: có thể bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng hô hấp do tác động của phù não. Bên cạnh đó, xuất hiện triệu chứng nôn ói, tiêu chảy thường xuyên.

  • Một số trường hợp bệnh nhân bị suy thận, vô niệu hoặc ít khi mắc tiểu, hàm lượng ure huyết cao, đồng thời tán huyết ồ ạt dẫn đến tiểu huyết sắc tố.

3.2.2. Một số thể ít gặp khác

Ngoài thể não thì bệnh nhân mắc bệnh sốt rét có thể gặp một trong số thể được liệt kê dưới đây:

  • Thể giá lạnh: người bệnh cảm thấy lạnh toàn thân, huyết áp giảm, sắc da nhợt nhạt, thường ra mồ hôi và nhức đầu.

  • Thể phổi: nhịp tim tăng nhanh gây khó thở, thở gấp, sắc mặt tím tái, một số trường hợp khạc nước bọt có màu hồng. 

Người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở

Người bệnh gặp khó khăn trong việc hít thở

  • Thể gan mật: quan sát thấy mắt màu vàng, thường xuyên buồn nôn và ói. Da ngả màu vàng, khi đi đại tiện ra phân và nước tiểu có màu vàng.

  • Thể tiêu hóa: bệnh nhân thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, thân nhiệt giảm và xuất hiện cảm giác buồn nôn.

Với những chia sẻ trên đây, bạn đã dễ dàng hơn trong việc phân biệt các triệu chứng của từng thể bệnh sốt rét. Ngoài ra, mọi người còn hiểu rõ hơn về các thể ký sinh trùng gây bệnh và các chu kỳ cơn sốt theo từng loại. Cuối cùng, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ chủ động phòng tránh bệnh và luôn bảo vệ sức khỏe của mình.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp