Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là bệnh lý diễn ra khá phổ biến, do sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bệnh lý khi không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm với trẻ. Do đó, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về bệnh lý để xử lý và can thiệp kịp thời nhất có thể.
10/09/2021 | Giải đáp: trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không? 08/07/2021 | Chuyên gia chia sẻ cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ 16/01/2021 | Dấu hiệu sắp khỏi bệnh sốt phát ban ở trẻ và người lớn
1. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là gì?
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là tình trạng cơ thể bé bị nóng sốt và xuất hiện đốm ban nhỏ ở trên bề mặt da hoặc nhô hẳn lên. Trong đó, sốt phát ban là một dạng bệnh lý truyền nhiễm gây ra bởi các virus như Human Herpes, Sở, Rubella,…
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường gặp nhiều và dễ xảy ra nhất với trẻ sinh thiếu tháng bởi lúc này, hệ miễn dịch của trẻ là chưa hoàn thiện, các kháng thể của mẹ truyền sang bé là chưa đủ nhiều. Chính điều này khiến các virus dễ lây nhiễm và gây sốt phát ban hay các bệnh nhiễm trùng khác.
Sốt phát ban là bệnh lý diễn ra rất phổ biến với trẻ sơ sinh
2. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu như thế nào?
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh thường có thời gian ủ bệnh tới khi xuất hiện triệu chứng bệnh lý là 1 - 2 tuần. Thông thường, các triệu chứng mà bố mẹ có thể nhận thấy ở bé như sau:
Trẻ bị sốt cao
Triệu chứng điển hình khi sốt phát ban ở trẻ sơ sinh chính là các cơn bất ngờ từ 37,5 °C - 38 °C, một vài trường hợp sốt cao có thể lên đến 39,4 °C - 40 °C. Các cơn sốt thường dai dẳng từ 3 - 7 ngày và khó cắt cơn sốt.
Các cơn sốt khó cắt cơn là triệu chứng bệnh lý đầu tiên của sốt phát ban
Nổi ban đỏ ở da
Kèm với các cơn sốt, các nốt phát ban đỏ, mẩn đỏ sẽ dần xuất hiện. Mẹ có thể thấy các vết nổi ban tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể của trẻ như tại đầu, tay, mông, mặt,… Các vết nổi đỏ thường có kích thước nhỏ, lấm tấm như đầu tăm.
Các triệu chứng khác kèm theo
-
Trẻ mệt mỏi, uể oải.
-
Dễ cáu gắt, khóc nhiều.
-
Biếng ăn, chán ăn.
-
Tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hoá.
-
Sưng hạch ở cổ, hơi thở nóng, thở nặng hơn bình thường.
Sốt phát ban dễ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường
3. Sốt phát ban có gây nguy hiểm cho bé hay không?
Sốt phát ban ở trẻ thường là lành tính và ít gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị sốt phát ban gây ra bởi virus sởi không được điều trị đúng cách và kịp thời hoặc bé có hệ miễn dịch quá yếu thì các biến chứng nguy hiểm hoàn toàn có thể xảy ra như viêm não, viêm amidan, nhiễm trùng ống tai giữa,…
4. Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban cần xử lý ra sao?
Trong trường hợp trẻ có không sốt quá cao, các triệu chứng bệnh lý là nhẹ, bố mẹ có thể thực hiện điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà như sau:
-
Không tự ý cho bé uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh vì điều này là không có tác dụng. Nếu bé sốt quá cao và cần phải uống thuốc hạ sốt thì làm theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
-
Thường xuyên cặp nhiệt độ để theo dõi các cơn sốt của bé.
-
Có thể thực hiện hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm bằng khăn (nhúng nước ấm), nới bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng,… Điều này cũng sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
-
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban cần được tăng thời gian và số lần cho bú trong ngày để làm tăng sức đề kháng của bé.
-
Vệ sinh cơ thể bé một cách sạch sẽ, tránh để trẻ bị ngứa, gãi nhiều làm nhiễm trùng da.
-
Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý loãng hoặc nước nhỏ mũi chuyên dụng dành cho trẻ.
-
Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm ho có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.
-
Vệ sinh sạch sẽ các đồ dụng, dụng cụ của trẻ.
-
Cố gắng để trẻ ngủ nghỉ đúng giờ, đảm bảo môi trường không khí thoáng mát và sạch sẽ.
-
Không nên tự ý cho bé kiêng gió, kiêng nước hay dùng chăn trùm kín người trẻ. Bởi điều này có thể khiến thân nhiệt của bé tăng cao và làm bé khó chịu hơn.
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban cần được nghỉ ngơi đúng giờ
Trong suốt quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, bố mẹ cần liên tục theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Ngay khi thấy bé xuất hiện các dấu hiệu sau đây, cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế:
-
Các cơn sốt quá cao và không có dấu hiệu giảm bớt.
-
Trẻ thở nhanh, thở gấp.
-
Có dấu hiệu co giật bất thường.
-
Trẻ rơi vào tình trạng hôn mê, ngủ li bì, cơ thể lừ đừ,…
5. Cách phòng ngừa sốt phát ban cho trẻ sơ sinh
Để trẻ không phải đối mặt với bệnh lý sốt phát ban, bố mẹ có thể tham khảo một số các thức phòng ngừa như sau:
-
Mẹ nên cho bé bú sữa mẹ, bởi điều này giúp cung cấp nhiều hơn các khoáng chất, vitamin giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ.
-
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người có dấu hiệu bị sốt, người nghi ngờ bị sốt phát ban.
-
Giữa vệ sinh cá nhân cho bé một cách tốt nhất. Đảm bảo môi trường sống của bé là khô thoáng, thường xuyên được vệ sinh.
-
Thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.
Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là có thể điều trị được ở nhà và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tác động với các yếu tố tiêu cực, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bố mẹ vẫn nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, “có tâm và có tầm”, cùng các trang thiết bị y khoa hiện đại, Khoa Nhi của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là đơn vị luôn được các bậc phụ huynh tin tưởng trong nhiều năm qua. Khi tới thăm khám tại MEDLATEC, bé và mẹ đều được sử dụng những dịch vụ chăm sóc tốt nhất, chính xác nhất và đảm bảo tiêu chí nhanh chóng - an toàn - tiện lợi.
Khi có nhu cầu hoặc cần tư vấn thêm với các dịch vụ thăm khám sức khỏe cho bé tại Bệnh Viện Đa Khoa Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 1900.56.56.56 để được hỗ trợ kịp thời.