Sốt virus ở người lớn là bệnh lý thường gặp, đặc biệt khi thời tiết giao mùa, sức khỏe suy giảm, hệ miễn dịch yếu. Khi người bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus) ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như: tai mũi họng. đường hô hấp,… đều có thể dẫn tới bệnh lý này.
15/08/2020 | Những kiến thức nhất định phải biết nếu muốn chiến thắng sốt virus 09/06/2020 | Sốt virus ở trẻ em: biểu hiện và cách điều trị dứt điểm như thế nào? 20/05/2020 | Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân và điều trị sốt virus hiệu quả
1. Dấu hiệu sốt virus
sốt virus thường do nhiều loại virus gây bệnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là virus đường hô hấp. Sở dĩ thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường khiến bạn dễ mắc sốt virus nhất bởi đây là thời điểm lý tưởng cho virus phát triển gây bệnh. Nhất là khi cơ thể gặp phải vấn đề sức khỏe nào đó khiến hệ miễn dịch suy giảm, không thể chống lại tác nhân gây bệnh.
Sốt virus ở người lớn là căn bệnh rất phổ biến
Sốt virus ở người lớn có nhiều triệu chứng điển hình, song rất nhiều người chủ quan trong chăm sóc và điều trị vì nghĩ chỉ là bệnh lý thông thường. Tuy nhiên nếu không chăm sóc tốt, sốt cao cùng các triệu chứng bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày. Nguy cơ lây nhiễm rất cao vì virus gây bệnh có trong dịch tiết cơ thể khi ho, chảy nước mũi,…
Cụ thể, người lớn bị sốt virus thường có các triệu chứng sau:
1.1. Sốt cao đến rất cao
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ban đầu khi mới phát bệnh, bạn thường chỉ bị sốt nhẹ, nhưng sau đó thân nhiệt sẽ tăng lên cao đến rất cao, vào khoảng 39 - 41 độ C. Sốt cao không được hạ sốt đúng cách có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Chăm sóc tại nhà, nghỉ ngơi và sử dụng thuốc hạ sốt là biện pháp thường áp dụng để giảm sốt cao ở người bệnh.
Sốt cao là triệu chứng thường gặp của sốt virus
1.2. Cảm thấy uể oải, mệt mỏi
Virus tấn công vào hệ miễn dịch, làm cản trở hoạt động của nhiều cơ quan, khiến cơ thể con người thường rơi vào trạng thái mất cân bằng, uể oải, mệt mỏi, khó chịu. Đây là dấu hiệu phân biệt rõ ràng giữa sốt virus và cảm sốt thông thường.
1.3. Đau nhức mắt
Người bệnh bị sốt virus thường cảm thấy mắt nóng rát, mỏi, đôi khi nặng hơn có thể bị đau trong nhãn cầu, mắt đỏ vô cùng khó chịu.
1.4. Đau nhức toàn thân
Đau nhức toàn thân thường kết hợp với sốt cao khiến người bệnh không thể làm việc, học tập tốt, kể cả sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng. Các cơ bắp toàn thân thường bị nhức mỏi hơn, khiến người bệnh cảm thấy mất sức, không muốn vận động.
1.5. Nhức đầu
Triệu chứng này thường không xuất hiện sớm, chỉ đến sau khi bị sốt và đau nhức toàn thân. Để giảm tình trạng này, người bệnh cần nghỉ ngơi tốt, có thể dùng thuốc điều trị.
virus gây bệnh, nhất là virus đường hô hấp thường gây ho, sổ mũi, dịch mũi bị tắc ở khoang mũi sẽ dẫn tới tình trạng khó thở.
1.7. Phát ban
Thông thường sau khi sốt 2 - 3 ngày, người bệnh sẽ bắt đầu bị phát ban, nổi mẩn đỏ li ti khắp cơ thể. Giải thích trình trạng này là do cơ thể sốt cao kéo dài, gây ra các phản ứng lên da.
Sốt virus có thể khiến bạn nổi phát ban trên da
1.8. Xuất hiện hạch
Đây không phải là triệu chứng điển hình, hạch ở cổ, đầu chỉ xuất hiện khi virus xâm nhập vào các hạch. Lúc này bạn có thể sờ thấy hạch nổi rõ bằng tay.
Như vậy nếu để ý kỹ triệu chứng gặp phải, người bệnh có thể phân biệt được sốt virus với cảm cúm thông thường. Từ đó thực hiện điều trị và chăm sóc phù hợp hơn, giúp bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.
2. Biến chứng sốt virus ở người lớn có nguy hiểm không?
Sốt virus không phải là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Đặc biệt ở người lớn, sốt virus thường sẽ tự khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu không chăm sóc tốt, điều trị đúng cách thì bệnh hoàn toàn có thể dẫn tới những biến chứng nặng như:
2.1. Viêm phổi
Virus tấn công trực tiếp vào phổi, đặc biệt nếu sốt virus do virus đường hô hấp. Biến chứng phổi có thể khiến người bệnh bị ho khan, khó thở, thậm chí là ngừng thở nếu không được cấp cứu sớm. Hơn nữa, virus khi đã tấn công vào phổi sẽ rất dễ lây nhiễm ra cộng đồng.
Khi virus tấn công vào tim gây viêm cơ tim, người bệnh có thể bị rối loạn nhịp tim, tim đập loạn, nặng hơn có thể dẫn tới ngưng tim tạm thời. Biến chứng này có thể xảy ra cả khi bệnh sốt virus đã được kiểm soát, vì thế không nên chủ quan.
Viêm cơ tim là biến chứng nguy hiểm của sốt virus
2.3. Viêm thanh quản
Thanh quản có thể bị tổn thương, trở nên sưng phù, chèn ép vào thanh quản. Người bệnh bị khó thở, thở rít, thậm chí không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Trường hợp biến chứng nặng cần hỗ trợ thở bằng bình oxy.
2.4. Biến chứng não
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất người bệnh sốt virus có thể gặp phải song khá hiếm gặp. Virus tấn công lên não có thể gây co giật, hôn mê sâu, tổn thương thần kinh nặng nề hoặc nặng hơn có thể gây tử vong.
Vì thế nếu bạn bị sốt virus kéo dài trên 7 ngày, sốt cao và triệu chứng nặng dù đã sử dụng thuốc điều trị, đặc biệt khi có dấu hiệu biến chứng thì cần sớm đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị. Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị sốt virus song các loại thuốc và biện pháp can thiệp sẽ giúp giảm triệu chứng và biến chứng, khiến bệnh tình nhanh khỏi hơn.
Bên cạnh điều trị, việc chăm sóc tại nhà với người lớn bị sốt virus rất quan trọng. Hãy lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, hạ sốt bằng chườm ấm và thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C và khoáng chất sẽ giúp ích trong việc tăng sức đề kháng cơ thể, giảm sốt và mất nước do sốt.
Chủ động tăng cường sức khỏe giúp phòng ngừa sốt virus
Sốt virus hoàn toàn có thể tái phát nhiều lần ở những người có sức khỏe kém, sức đề kháng suy giảm. Vì thế chủ động phòng ngừa bệnh bằng tăng cường dinh dưỡng, tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý để nâng cao sức khỏe là rất quan trọng.
Hi vọng những thông tin MEDLATEC cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách xử lý khi không may mắc phải. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với các chuyên gia y tế MEDLATEC tại hotline 1900565656.