Bệnh mất trí nhớ Alzheimer: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết | Medlatec

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Alzheimer là một trong những bệnh lý nguy hiểm có liên quan đến não bộ. Đây cũng là nguyên nhân gây nên chứng suy giảm trí nhớ, làm giảm khả năng nhận thức và tư duy ở nhiều người. Số lượng người mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer ngày càng tăng cao. Vậy, Alzheimer là bệnh lý như thế nào? Những thông tin về bệnh Alzheimer dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát nhất về căn bệnh này.


10/03/2023 | Cách cải thiện trí nhớ hiệu quả và dễ thực hiện
05/11/2022 | Làm gì khi có những dấu hiệu mất trí nhớ?
16/05/2022 | Cảnh báo suy giảm trí nhớ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng
13/12/2020 | Hé lộ điều ít người biết về bệnh Alzheimer

1. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer là gì?

Alzheimer là một trong số các căn nguyên gây nên chứng suy giảm trí nhớ đối với người già. Bệnh này xuất hiện là do sự mất dần của các nơ-ron thần kinh và synap ở bên trong vỏ não hoặc ở một số vùng nằm bên dưới vỏ. Chứng Alzheimer sẽ làm ảnh hưởng đến những sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Không những thế, bệnh Alzheimer cũng khiến cho các hoạt động ngôn ngữ và cả tư duy của bệnh nhân bị ảnh hưởng đáng kể. 

Alzheimer là một trong những nguyên căn của việc suy giảm trí nhớ

Alzheimer là một trong những nguyên căn của việc suy giảm trí nhớ

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer thường xuất hiện với những người từ 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp mắc bệnh Alzheimer sớm trong độ tuổi 50 - 65. 

2. Bệnh Alzheimer phát triển theo những giai đoạn nào?

Bệnh Alzheimer thường sẽ phát triển theo từng giai đoạn với những biểu hiện khác nhau, cụ thể:

2.1. Giai đoạn 1: Trước mất trí nhớ

  • Người bệnh cảm thấy khó khăn hơn đối với việc ghi nhớ các sự kiện và họ gần như không thể tiếp nhận thêm được các thông tin khác.

  • Bị suy giảm sự chú ý và có dấu hiệu thờ ơ với mọi vấn đề.

  • Khả năng lên kế hoạch kém, khả năng tưởng tượng không còn được như ban đầu.

  • Nhận thức bị suy giảm ở mức độ nhẹ.

2.2. Giai đoạn 2: Bệnh nhẹ

  • Trí nhớ ngày càng kém hơn, khả năng học hỏi cũng bị suy giảm.

  • Đối với một số trường hợp, chức năng ngôn ngữ bị ảnh hưởng đáng kể với những biểu hiện như vốn từ giảm, nói kém lưu loát, ảnh hưởng đến các hoạt động nói và viết hàng ngày.

  • Quên đi một vài sự kiện trong quá khứ hoặc quên cách sử dụng của một loại vật dụng bất kỳ.

  • Bắt đầu có những dấu hiệu khó phối hợp trong vận động nhưng chỉ ở mức độ nhẹ và rất dễ bị bỏ qua.

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer tiến triển thành nhiều giai đoạn khác nhau

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer tiến triển thành nhiều giai đoạn khác nhau

2.3. Giai đoạn 3: Bệnh khá nặng

  • Người bệnh sẽ mất dần những khả năng cá nhân để thực hiện các hoạt động sinh hoạt quen thuộc hàng ngày.

  • Gặp khó khăn về nhận thức ngôn ngữ rõ ràng hơn với các dấu hiệu như: Không nhớ được các từ vựng, dùng sai loại từ để mô tả, khả năng đọc và viết cũng bị mất dần đi. 

  • Chứng suy giảm trí nhớ ngày càng thêm trầm trọng, đây cũng là lúc bệnh nhân bắt đầu không nhận ra được những người thân xung quanh.

  • Hành vi thay đổi: Người bệnh thường đi lang thang, tính khí khó chịu, hung hăng hơn và có dấu hiệu phản kháng lại sự quan tâm - chăm sóc của mọi người.

  • Có những bệnh nhân còn gặp ảo giác khi ở giai đoạn này.

2.4. Giai đoạn 4: Bệnh nặng

  • Đối với các sinh hoạt cá nhân hàng ngày, người bệnh phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

  • Khả năng nhận thức ngôn ngữ cũng bị suy giảm nặng hơn, bệnh nhân chỉ có thể nói được các cụm từ đơn giản, các từ đơn,... Đến cuối cùng là bị mất khả năng ngôn ngữ hoàn toàn.

  • Thờ ơ với mọi thứ và dần kiệt sức.

  • Người bệnh có thể bị liệt vì những khối cơ dần thoái hóa.

  • Cuối cùng, người bệnh thường sẽ tử vong vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: vết loét bị nhiễm trùng, bị viêm phổi, bị suy dinh dưỡng,...

3. Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer là gì?

Các chuyên gia nghiên cứu vẫn chưa đưa ra một khẳng định rõ ràng nào về nguyên nhân gây nên bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Tuy nhiên, vẫn có một vài giả thuyết được đưa ra như sau:

Bệnh Alzheimer có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh Alzheimer có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

  • Do một loại protein nào đó đã tích tụ lại ở trong não và khiến cho những tế bào não dần bị tiêu diệt.

  • Quá trình lão hóa đã phá hủy myelin làm cho quá trình dẫn truyền thần kinh bị ảnh hưởng, kết quả nhận được là các tế bào thần kinh bị chết dần.

  • Quá trình sản xuất cũng như hoạt động của những chất oxy hóa ở bên trong cơ thể bị rối loạn.

4. Những yếu tố nâng cao tỷ lệ mắc bệnh

Một vài yếu tố dưới đây có thể khiến cho tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer nâng cao hơn, cụ thể:

  • Tuổi tác: Độ tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh, đặc biệt từ 65 tuổi trở đi.

  • Yếu tố về gia đình: Tiền sử gia đình có người bị mắc phải căn bệnh này thì khả năng cao về sau bạn cũng sẽ bị mắc Alzheimer.

  • Người mắc hội chứng Down.

  • Nữ giới có tỷ lệ bị Alzheimer cao hơn so với nam giới.

  • Người từng bị chấn thương sọ não, nhất là vào khoảng thời gian cuối đời.

  • Người bị trầm cảm sau 65 tuổi.

  • Người ít vận động và có chế độ ăn ít rau - củ - quả.

  • Người có ít các hoạt động về trí tuệ.

  • Người bị mắc bệnh liên quan đến tim mạch, cholesterol tăng cao, bị đái tháo đường và thường xuyên hút thuốc lá cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn người thường.

Nhiều yếu tố nâng cao nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Nhiều yếu tố nâng cao nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

5. Điều trị Alzheimer như thế nào?

Bệnh mất trí nhớ Alzheimer có xu hướng nặng dần và không có một loại thuốc nào điều trị dứt điểm. Chính vì vậy, mục tiêu chính của việc điều trị chính là làm chậm quá trình phát triển của bệnh, giúp cải thiện cuộc sống và làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đối với người bệnh. Bên cạnh đó, quá trình điều trị sẽ kết hợp giữa thuốc uống, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để bệnh duy trì ở trạng thái tốt nhất. 

5.1. Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc làm chậm quá trình phát triển của bệnh như thuốc kháng cholinesterase hay Memantine - một chất kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate.

  • Thuốc điều trị các biểu hiện của bệnh: Trị chứng mất ngủ, kiểm soát hành vi, chống loạn thần,...

  • Thuốc điều trị những bệnh lý khác đi kèm nếu có.

5.2. Chế độ chăm sóc người mắc chứng Alzheimer

Những bệnh nhân Alzheimer thường sẽ không kiểm soát được các hành vi hàng ngày của mình. Đặc biệt, khi bệnh đến giai đoạn nặng, bệnh nhân cũng không thể tự chăm sóc chính mình và cần sự hỗ trợ của những người xung quanh. Vậy nên, người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần lưu ý đến những vấn đề sau:

Người bệnh Alzheimer cần được chăm sóc cẩn thận

Người bệnh Alzheimer cần được chăm sóc cẩn thận

  • Luôn để ý và tạo một môi trường sống an toàn, bảo đảm người bệnh tránh xa các vật dụng có khả năng gây nguy hiểm cho bệnh nhân và những người xung quanh. 

  • Thường xuyên nói chuyện với người bệnh, tạo niềm vui và sự an toàn cho người bệnh. 

  • Hỗ trợ bệnh nhân về mặt trí nhớ cùng các sinh hoạt cá nhân hàng ngày.

  • Hỗ trợ người bệnh vận động.

  • Trong trường hợp bệnh nhân không thể di chuyển thì cần được giúp đỡ thay đổi tư thế nằm thường xuyên.

5.3. Ăn uống và sinh hoạt hàng ngày

  • Bổ sung thêm nhiều loại rau, củ, quả cho bữa ăn hàng ngày.

  • Không ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ, tránh xa đố uống có cồn và tuyệt đối không được hút thuốc lá.

  • Bổ sung thêm các loại vitamin E - C, các acid folic,... từ thực phẩm tự nhiên.

  • Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng. 

  • Giúp người bệnh tham gia vào những hoạt động kích thích trí tuệ như đọc sách, giải đố hoặc những hoạt động xã hội khác. 

Phát hiện và điều trị bệnh mất trí nhớ Alzheimer sớm sẽ hạn chế được những ảnh hưởng xấu đối với cuộc sống hàng ngày. Vậy nên, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, thăm khám định kỳ để thể trạng luôn được duy trì ở trạng thái tốt nhất. Bạn có thể tìm đến Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu thăm khám sức khỏe và có những tư vấn phù hợp. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách hãy liên với MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp