Động mạch vành thực hiện vai trò vận chuyển máu cung cấp đến cơ tim để đảm bảo hoạt động của tế bào cơ tim và van. Bệnh động mạch vành là tình trạng tắc nghẽn, hẹp hoặc tổn thương mạch máu này, ảnh hưởng đến lưu lượng máu nuôi tim và làm tổn thương cơ tim. Nếu không can thiệp, kiểm soát, bệnh có thể tiến triển thành biến chứng tim mạch nguy hiểm cho sức khỏe và sự sống của người bệnh.
31/12/2020 | Đừng bỏ qua nếu bạn muốn tìm hiểu về siêu âm động mạch cảnh 26/03/2020 | Siêu âm mạch cảnh phát hiện sớm chứng xơ vữa động mạch
1. Bệnh động mạch vành và triệu chứng
Tim là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tuần hoàn máu của cơ thể với hai phần chức năng riêng biệt. Phần tim bên phải là nơi tiếp nhận máu tĩnh mạch - máu từ các cơ quan chuyển về đã sử dụng oxy và dinh dưỡng, sau đó thực hiện bơm máu này lên phổi để làm giàu oxy. Phần tim bên trái tiếp nhận máu có oxy này, co bóp để vận chuyển trong các mạch máu đi khắp cơ thể.
Động mạch vành là các mạch máu lớn có vai trò nhận và cung cấp máu nuôi cơ tim. Bệnh động mạch vành là tình trạng các mạch máu này bị xơ cứng, tắc hẹp hoặc tổn thương, làm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu nuôi cơ tim. Khi đó, cơ tim không thể hoạt động bơm máu hiệu quả và nghiêm trọng hơn có thể hoại tử, gây ra triệu chứng đau thắt ngực, khó thở,…
Bệnh động mạch vành kéo dài khiến cơ tim suy yếu dần, gây ra tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim,… Nếu xảy ra các biến chứng này, sức khỏe nói chung và hoạt động bơm máu nói riêng của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế trong bệnh động mạch vành, phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán và điều trị tích cực được các chuyên gia khuyến cáo. Muốn vậy, mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức đầy đủ để hiểu biết, xử lý tốt nếu gặp phải bệnh lý này.
Bệnh động mạch vành thường gặp ở người cao tuổi
Bệnh động mạch vành thường gặp ở người độ tuổi từ 50 trở lên, nguy cơ cao hơn ở nam giới. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn và tiến triển bệnh cũng nguy hiểm, phức tạp hơn ở người có bệnh lý cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, béo phì,…
Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến lối sống không lành mạnh như: thói quen hút thuốc lá, ít vận động, nghiện bia rượu, ăn uống không lành mạnh,… Khi kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ này, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành và kiểm soát tiến triển ở người mắc bệnh.
2. Có thể điều trị bệnh động mạch vành không?
Phát hiện bệnh động mạch vành càng sớm thì điều trị càng hiệu quả, bệnh được kiểm soát tình trạng tiến triển và hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hoàn toàn có thể điều trị bệnh mạch vành nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị kết hợp với chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng. Ngoài ra, thường xuyên thăm khám kiểm tra bệnh để ngừa tái phát cũng rất quan trọng.
Dưới đây là các biện pháp dùng để điều trị bệnh động mạch vành:
2.1. Thay đổi lối sống
Đa phần bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành nhẹ, chưa gây triệu chứng nặng hay biến chứng nguy hiểm thì có thể kiểm soát bệnh bằng thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh. Dưới đây là những thói quen mà bệnh nhân cần thực hiện và duy trì:
Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh động mạch vành
-
Không sử dụng rượu bia, thức uống có cồn và các chất kích thích.
-
Không hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động.
-
Luyện tập thể thao đều đặn với các bài tập phù hợp, cường độ tập vừa phải với tình trạng sức khỏe của bản thân.
-
Chế độ ăn uống hợp lý: tăng cường thực phẩm tốt cho tim mạch như rau quả xanh, các loại hạt, trái cây, ngũ cốc thô, các loại đậu,… và hạn chế thực phẩm xấu như thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều muối, đường tinh chế, dầu mỡ và thực phẩm nhiều chất béo,…
-
Tinh thần khỏe mạnh, tích cực, vui vẻ, hạn chế căng thẳng, stress quá mức.
-
Điều trị bệnh lý khác nếu có, nhất là các bệnh liên quan như: đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh mạch vành, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp,…
2.2. Điều trị bằng thuốc
Nếu bệnh nhân bệnh động mạch vành không đáp ứng điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng hơn, triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì lúc này cần dùng thuốc điều trị phù hợp.
-
Thuốc giảm cholesterol: có tác dụng giảm cholesterol LDL để hạn chế hình thành và phát triển mảng bám trong động mạch, gồm Fibrate, Niacin, Statin,…
-
Aspirin: Ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch vành.
-
Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc chẹn beta: tác dụng giảm huyết áp, làm chậm nhịp tim, giảm nhu cầu oxy và cải thiện triệu chứng đau ngực.
Sử dụng thuốc có thể kiểm soát triệu chứng bệnh động mạch vành
-
Nitroglycerin: giãn mạch máu, giảm nhu cầu máu của tim và kiểm soát cơn đau ngực.
-
Ranolazine: Giảm triệu chứng đau ngực.
-
Thuốc ức chế men chuyển: Giảm huyết áp, ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng và tiến triển của bệnh động mạch vành.
2.3. Điều trị bệnh động mạch vành bằng phương pháp khác
Ngoài hai phương pháp truyền thống trên, hiện nay điều trị bệnh động mạch vành còn có nhiều kỹ thuật hiện đại, hiệu quả hơn như:
Phẫu thuật đặt Stent mạch vành
Stent có cấu trúc đặc biệt được luồn vào vị trí động mạch vành bị hẹp hoặc có mảng bám xơ vữa, sau đó được bơm phồng lên để ôm vào thành mạch. Các mảng bám sẽ vỡ ra, đồng thời lòng động mạch luôn mở rộng đảm bảo lưu thông máu.
Thủ thuật can thiệp khác
Các thủ thuật nong mạch bằng bóng, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành,… cũng có tác dụng cải thiện, tăng cường cung cấp máu cho tim hiệu quả.
Đặt Stent là kỹ thuật thường dùng trong điều trị bệnh động mạch vành
Sử dụng chất sinh mạch
Chất sinh mạch được truyền qua đường tĩnh mạch của bệnh nhân hoặc đưa trực tiếp vào mô tim bị tổn thương, giúp phục hồi tổn thương, tắc hẹp động mạch vành. Từ đó triệu chứng bệnh động mạch vành sẽ được cải thiện, hơn nữa cũng ngăn ngừa hình thành vị trí tổn thương mới.
Phương pháp phản xung động ngoại biên tăng cường
Đây là phương pháp mới và là lựa chọn cuối cùng cho bệnh nhân mắc bệnh động mạch vành không cải thiện tốt với lối sống lành mạnh, không đáp ứng với thuốc và tình trạng sức khỏe không thể thực hiện thủ thuật. Vòng ở chân được cấy ghép, thực hiện hoạt động tự thổi phồng và làm xẹp, hỗ trợ cung cấp máu cho động mạch vành tốt hơn.
Bệnh động mạch vành hoàn toàn có thể tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong điều trị và kiểm soát bệnh. Đặc biệt, các yếu tố nguy cơ sau cần được kiểm tra và cải thiện như: tăng huyết áp, cholesterol cao, đái tháo đường,…