Bệnh dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh mà trẻ có thể mắc phải. Song, không phải bất cứ bố mẹ nào cũng có kiến thức về dị tật này và phát hiện ra kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này ở trẻ.
10/11/2021 | Hướng dẫn cách phát triển kỹ năng vận động tinh ở trẻ 19/08/2021 | Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ: cách nhận biết và điều trị hiệu quả
1. Bệnh dính thắng lưỡi là gì?
Bệnh dính thắng lưỡi thực chất là một dị tật xuất hiện ngay khi trẻ mới được chào đời. Bệnh xảy ra là do dây thắng lưỡi (một lớp màng mỏng niêm mạc dưới ở lưỡi) bị ngắn khiến hoạt động của lưỡi bị hạn chế.
Theo kết quả khảo sát, có tới khoảng 5% trẻ nhỏ bị dính thắng lưỡi và được phát hiện trong tháng đầu tiên sau chào đời nhờ tiêm chủng hoặc thăm khám sức khỏe. Tỷ lệ gặp bệnh dính thắng lưỡi ở bé nam là nhiều hơn so với bé gái. Thông thường, trẻ có thể bị dính thắng lưỡi nhiều hoặc dính thắng lưỡi ít.
Dính thắng lưỡi là một dạng dị tật bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ khi chào đời
Mức độ của tật dính thắng lưỡi được căn cứ vào chiều dài của thắng lưỡi. Với chiều dài thắng lưỡi được tính từ nơi bám ở sàn miệng tới vị trí bám vào của lưỡi. Mức độ phân loại như sau:
-
Mức độ 1: Với chiều dài thắng lưỡi là từ 12 - 16mm. Đầu lưỡi vẫn có thể chạm được vào vòm khẩu cái cứng, đưa được sang hai bên.
-
Mức độ 2: Có chiều dài thắng lưỡi là từ 8 - 11mm. Chuyển động của đầu lưỡi là hạn chế, không thể chạm vào vòm khẩu cái cứng.
-
Mức độ 3: Chiều dài thắng lưỡi chỉ từ 3 - 7mm. Đầu lưỡi chuyển động rất khén và gần như dính chặt vào sàn miệng.
-
Mức độ 4: Thắng lưỡi có chiều dài nhỏ hơn 3mm. Tình trạng này còn được gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn.
2. Dấu hiệu nhận biết tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Bệnh dính thắng lưỡi tốt nhất cần được phát hiện kịp thời với trẻ nhỏ, tránh các ảnh hưởng đến việc ăn uống và phát âm của trẻ. Bố mẹ nên đưa trẻ thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của tật dính thắng lưỡi. Gồm có:
-
Thắng lưỡi của trẻ ngắn, lưỡi khó cử động bình thường.
-
Đầu lưỡi của trẻ không thè ra phía bên ngoài môi được hay không dụng được vào nóc vòm họng.
-
Đầu lưỡi có hình trái tim khi trẻ nhỏ khóc.
-
Lưỡi có hình vuông hoặc hình nhọn khi trẻ thè lưỡi.
-
Răng cửa của hàm dưới có tình trạng bị nghiêng hoặc hở bất thường.
-
Trẻ có tình trạng khó khăn khi bú. Phát âm khó hơn bình thường.
3. Dính thắng lưỡi có ảnh hưởng gì đến trẻ?
Tuy không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm trực tiếp, tuy nhiên, việc không phát hiện và điều trị dính thắng lưỡi kịp thời có thể hiển khiến trẻ gặp những ảnh hưởng nhất định như:
-
Hạn chế các vận động của lưỡi, khiến lưỡi khó chuyển động hơn bình thường.
-
Trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc bú sữa mẹ. Điều này khiến trẻ bị ảnh hưởng thực tiếp tới thể chất như chậm phát triển, tăng cân kém, quấy khóc,…
-
Gây khó khăn cho quá trình nhai nuốt hay việc phát âm của trẻ.
-
Dính thắng lưỡi có thể khiến việc mọc răng của trẻ bị nghiêng hoặc lệch ngoài ý muốn, gây mất thẩm mỹ.
Dính thắng lưỡi có thể khiến chán ăn, bỏ bú thường xuyên
4. Điều trị bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ
Trong trường hợp trẻ mắc bệnh dính thắng lưỡi ở cấp độ 1 và 2 sẽ được các bác sĩ chỉ định theo dõi tình trạng. Nếu dính thắng lưỡi thuộc cấp độ 3 và 4 thì cần được can thiệp kịp thời. Trong đó, phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương án điều trị đơn giản và được sử dụng nhiều nhất với tật dính thắng lưỡi ở trẻ.
Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất tật dính thắng lưỡi ở trẻ
Nếu cần phải cắt thắng lưỡi, bố mẹ nên cho trẻ thực hiện điều trị càng sớm càng tốt. Bởi bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì thủ thuật cắt thắng lưỡi là rất đơn giản và không gây nguy hiểm tới trẻ. Sau phẫu thuật khoảng 30 phút, bé có thể bú sữa mẹ hoặc uống sữa lạnh, và được xuất viện ngay trong ngày. Trong trường hợp bé được gây mê để phẫu thuật, trẻ cần được nhập viện, được theo dõi và chăm sóc riêng.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, tránh các biến chứng sau phẫu thuật có thể xảy ra, tốt nhất bố mẹ vẫn cần thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC, phẫu thuật cắt thắng lưỡi được thực hiện là vô cùng nhanh chóng và an toàn.
Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi:
-
Các khâu thăm khám, phẫu thuật đều được thực hiện bởi những y bác sĩ giỏi, giàu chuyên môn nhất.
-
Các trang thiết bị y tế hỗ trợ phẫu thuật là tiên tiến nhất, được khử khuẩn 100%.
-
Sau điều trị, bố mẹ được tư vấn quy cách chăm sóc bé sau phẫu thuật.
-
Dịch vụ nhanh chóng, tiện ích. Bố mẹ hoàn toàn không phải lo lắng về cách thủ tục rườm rà, phúc tạp. Bố mẹ có thể thực hiện điều trị cho bé mọi ngày trong tuần, kể cả ngày lễ.
5. Chăm sóc cho trẻ sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi
Sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi, tại vị trí vết cắt có thể xuất hiện những vệt màu trắng. Tuy nhiên, bố mẹ không cần quá lo lắng bởi tình trạng này sẽ biến mất sau vài tuần.
Thay vào đó, bố mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau:
-
Không cho trẻ sờ tay vào vùng phẫu thuật nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng hoặc chảy máu có thể xảy ra.
-
Không cho trẻ ngậm hoặc cắn những vật cứng, lạ.
-
Cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ.
-
Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn các loại thực ăn dạng lỏng và không cho trẻ ăn đồ nóng.
-
Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miễn.
-
Vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn.
-
Cho trẻ tập các bài tập vận động lưỡi để lưỡi có thể chuyển động tốt hơn và tránh tình trạng sẹo có thể xảy ra.
Bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước sau phẫu thuật cắt thắng lưỡi
Trên đây là những thông tin về bệnh dính thắng lưỡi mà MEDLATEC muốn chia sẻ tới các bố mẹ. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất để bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt nhất nhất.
Khi cần được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng các dịch vụ thăm khám, điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ 1900.56.56.56 để được hỗ trợ.