Bé ngứa hậu môn cần uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh khi tình trạng ngứa hậu môn diễn ra kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ nhưng trị mãi không khỏi. Tuy nhiên, cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn do nguyên nhân gì, khi đó mới có thể chọn thuốc điều trị hiệu quả.
07/10/2021 | Phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài - chia sẻ từ chuyên gia 29/09/2021 | Chất xơ và táo bón có mối liên hệ gì với nhau 27/06/2020 | Bé bị táo bón vì những nguyên nhân gì - Xử lý ra sao thì an toàn?
1. Bé ngứa hậu môn do nguyên nhân gì?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngứa hậu môn, xác định được nguyên nhân là việc quan trọng để trị dứt điểm tình trạng này.
Ngứa hậu môn là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ
1.1. Bé ngứa hậu môn do vệ sinh chưa tốt
Vùng da hậu môn khá mỏng và nhạy cảm, vì thế nó có thể bị kích ứng nếu việc vệ sinh không tốt. Hãy hướng dẫn trẻ lau chùi sạch sẽ, tránh để vùng da hậu môn ẩm ướt, dính ẩm sau khi trẻ đi tiểu tiện hoặc đại tiện.
Nếu do nguyên nhân này, chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, tình trạng ngứa hậu môn sẽ dần thuyên giảm bị da không còn bị kích ứng.
1.2. Bé bị ngứa hậu môn do nhiễm giun kim
Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị ngứa hậu môn, đặc biệt là những trẻ hay bị thức giấc vào ban đêm do ngứa. Ngoài ra, giun kim hoạt động vào ban đêm còn gây kích thích niệu đạo khiến những trẻ này thường xuyên đái dầm.
Nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun kim, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Cần uống một số loại thuốc điều trị ký sinh trùng để loại bỏ chúng ra khỏi đường ruột. Nếu điều trị hiệu quả, sau khoảng 1 tuần giun kim trong cơ thể bị loại bỏ hoàn toàn, chứng ngứa hậu môn cũng sẽ thuyên giảm rồi biến mất.
Ngứa hậu môn vào ban đêm nguyên nhân thường do trẻ bị nhiễm giun kim
1.3. Nhiễm liên cầu khuẩn ở hậu môn
Nhiễm trùng liên cầu khuẩn quanh hậu môn cũng khá thường gặp ở trẻ nhỏ mặc dù loại khuẩn này thường gây viêm họng. Hãy chú ý các dấu hiệu của tình trạng này như: phát ban đỏ, ngứa quanh hậu môn, số cao, đi ngoài ra máu,…
1.4. Trẻ ngứa hậu môn do nhiễm trùng nấm men
Nhiễm trùng nấm men thường gặp trên các nếp gấp của da, trong đó vùng da quanh hậu môn có nhiều nếp gấp dễ là nơi để nấm men tấn công. Đặc điểm của tình trạng nhiễm nấm này là vùng da quanh hậu môn có màu đỏ đậm, đường viền nhô lên, trẻ ngứa ngáy, khó chịu nên hay gãi khiến da đỏ hơn, có thể sứt da.
1.5. Trẻ mặc quần áo quá bó gây kích ứng hậu môn
Nếu cha mẹ để ý thấy khi trẻ mặc quần áo thường xuyên nắm, kéo giãn hoặc đẩy quần xuống thì khả năng cao do quần áo quá bó chặt. Hãy thay thế cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái hơn. Quần bó quá chặt là nguyên nhân gây kích ứng và ngứa hậu môn.
Vùng da quanh hậu môn của trẻ khá nhạy cảm, dễ bị kích thích bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì thế cần tìm ra nguyên nhân chính xác mới có thể điều trị ngứa hậu môn ở trẻ hiệu quả.
2. Bé ngứa hậu môn cần uống thuốc gì, xử lý ra sao?
Không phải trường hợp nào trẻ bị ngứa hậu môn cũng cần uống thuốc để điều trị, đôi khi do nguyên nhân vệ sinh không tốt, kích ứng do quần áo hoặc chất tẩy rửa thì cha mẹ có thể thử những cách điều trị đơn giản tại nhà sau:
Hãy vệ sinh móng tay của trẻ tránh trẻ gãi dẫn đến nhiễm trùng
2.1. Cắt tỉa móng tay của trẻ
Ngứa hậu môn khiến trẻ gãi làm xước da vùng hậu môn, khi đó nguy cơ nhiễm trùng cao hơn khiến tình trạng ngứa càng nghiêm trọng hơn. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là cắt tỉa móng tay, giám sát không cho trẻ gãi khi bị ngứa hậu môn. Ngoài ra, cần vệ sinh móng tay của trẻ sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn.
2.2. Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ
Muốn vùng hậu môn giảm kích ứng, giảm ngứa thì cần đảm bảo vùng da này được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, không bị ẩm ướt. Với trẻ mới tập đi bô, cha mẹ nên vệ sinh giúp trẻ cùng với hướng dẫn để trẻ có thói quen vệ sinh đúng cách khi lớn hơn.
2.3. Không mặc đồ ẩm ướt
Quần áo của trẻ nên chọn loại cotton thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho trẻ mặc quần vẫn còn ẩm ướt sẽ dễ gây kích ứng vùng da hậu môn. Ngoài ra, quần lót của trẻ cần được thay thế thường xuyên, giặt với xà phòng và phơi dưới ánh nắng để sát khuẩn. Lưu ý tránh dùng các loại xả có mùi hương cho quần lót của trẻ.
Đảm bảo vùng kín sạch sẽ giúp giảm ngứa hậu môn
2.4. Dùng baking soda sát khuẩn
Khi trẻ bị ngứa và kích ứng hậu môn, cha mẹ có thể hòa 1/4 cốc baking soda vào thay nước ấm cho trẻ ngâm trong khoảng 15 phút. Baking soda có tính sát khuẩn nhẹ sẽ giúp giảm viêm, giảm kích ứng, làm dịu da và giảm ngứa cho trẻ.
Những cách điều trị tại nhà trên chỉ hiệu quả khi nguyên nhân gây ngứa hậu môn do kích ứng da hoặc vệ sinh vùng kín không tốt. Nếu nguyên nhân do nhiễm nấm, giun hoặc nhiễm trùng, trẻ cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị nhiễm ký sinh trùng chuyên dụng. Lưu ý không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ bởi nếu sai nguyên nhân, không những tình trạng ngứa hậu môn không cải thiện mà sức khỏe của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài thuốc uống thì bác sĩ có thể kể thêm một số loại kem chống ngứa. Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ trước khi bôi kem chống ngứa, cảm giác khó chịu ở trẻ sẽ giảm. Nếu uống thuốc và vệ sinh vẫn không giúp giảm tình trạng ngứa hậu môn, có thể loại thuốc dùng không có tác dụng tốt hoặc không phù hợp, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám để được chỉ định thuốc điều trị khác.
Dùng thuốc điều trị ngứa hậu môn cần theo chỉ định của bác sĩ
Như vậy, bé ngứa hậu môn cần uống thuốc gì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này là do nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng hay vấn đề vệ sinh. Để lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi xuất hiện tình trạng ngứa hậu môn.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chuyên gia MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp và hỗ trợ y tế.