Bé bị tiêu chảy kéo cấp: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa | Medlatec

Bé bị tiêu chảy kéo cấp: nguyên nhân cách điều trị và phòng ngừa

Bé bị tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn và dị ứng với thực phẩm như: dị ứng đạm sữa, hoặc đường sữa, hải sản,.... Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bệnh và điều trị hiệu quả.


09/01/2023 | Những lưu ý khi điều trị tiêu chảy bằng thuốc Micezym 100mg
12/12/2022 | Các nhóm thuốc trị tiêu chảy được nhà nhà tin dùng
29/09/2022 | Nguyên nhân dẫn đến uống sữa bị tiêu chảy là gì?

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là một tình trạng bệnh lý phổ biến ở con người, xảy ra khi lượng nước trong phân tăng một cách đột ngột. Trẻ bị tiêu chảy sẽ thể hiện bằng tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường, cụ thể là trên 3 lần  trong 24 giờ, phân có thể là dạng lỏng, mềm hoặc sệt.

Bệnh tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi

Bệnh tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi

2. Các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em

Triệu chứng tại đường tiêu hóa

  • Bất thường về phân: Tính chất của phân thay đổi về: độ lỏng, độ nhày, có máu, tóe nước, màu sắc phân bất thường và số lần đi tiêu/ngày.

  • Các triệu chứng có thể đi kèm: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, buồn nôn, ợ chua…

Triệu chứng ngoài đường tiêu hóa

  • Tình trạng nhiễm trùng khác: viêm phổi, viêm tai và sởi (tùy vào từng bệnh có những biểu hiện khác nhau), trong đó tiêu chảy chỉ là triệu chứng đi kèm.

  • Sốt: có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau, từ các bệnh nhiễm trùng đơn giản đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như ung thư.

Biến chứng của tiêu chảy

Khi bạn bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất lượng nước và muối quan trọng cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể. Các dấu hiệu của mất nước gồm mắt trũng, môi khô, uống nước háo hức nhưng không thể uống đủ, ăn uống kém, sụt giảm cân nặng, tri giác trẻ vật vã kích thích lơ mơ, li bì. 

Biến chứng khi bị tiêu chảy có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng

Biến chứng khi bị tiêu chảy có thể gây sụt cân, suy dinh dưỡng

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng bé bị tiêu chảy kéo dài

Các nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường ruột do các tác nhân gây bệnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy ở trẻ em. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn, virus (rota virus, Adenovirus, Parvovirus…), ký sinh trùng (E. hystolytica, Giardialamblia, toxaplasma....), hoặc vi khuẩn (Shigela, Salmonela, E coly, Camylobacter....). Trẻ em thường bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa, chủ yếu là do tiếp xúc với nước uống hoặc thực phẩm bị ô nhiễm.

  • Nhiễm trùng ngoài ruột: Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, tay chân miệng, sởi....

  • Dị ứng thực phẩm: Đôi khi tiêu chảy ở trẻ em có thể do dị ứng thực phẩm. Điều này thường xảy ra khi trẻ ăn một loại thực phẩm mà cơ thể không chấp nhận hoặc không thể tiêu hóa được. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, và phân lỏng.

  • Rối loạn quá trình tiêu hóa - hấp thu: Là tình trạng mà cơ thể không thể tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. Rối loạn này có thể gây ra vấn đề sức khỏe như tiêu chảy.

  • Viêm ruột do hóa trị, xạ trị và các bệnh lý ngoại khoa như viêm ruột thừa, lồng ruột có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy.

  • Dùng thuốc kháng sinh không đúng cách: Việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách không đúng cách hoặc quá nhiều có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của trẻ, gây ra tiêu chảy.

  • Nước không đảm bảo vệ sinh: Trẻ em ở các vùng nông thôn hoặc đang sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, có thể sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh hoặc ăn thực phẩm không được giữ gìn, dẫn đến nhiễm khuẩn và tiêu chảy.

  • Chủ quan trong vệ sinh cá nhân: Trẻ em chưa được đào tạo về vệ sinh cá nhân có thể không sử dụng xà phòng đúng cách hoặc quên rửa tay trước khi ăn, dẫn đến nhiễm khuẩn và tiêu chảy.

Viêm ruột do hóa trị, xạ trị là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

Viêm ruột do hóa trị, xạ trị là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ em

4. Cách điều trị

Điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ thường bao gồm các biện pháp như sau:

  • Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Trẻ cần được uống đủ lượng nước và điện giải để ngăn ngừa tình trạng mất nước và mất điện giải.

  • Dự phòng suy dinh dưỡng và phòng ngừa lây lan. 

  • Kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm khuẩn.

5. Phương pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa tình trạng bé bị tiêu chảy kéo dài, có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Cách cho trẻ ăn: Khi trẻ bị tiêu chảy, quá trình tiêu hóa của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, do đó cần phải có chế độ ăn uống phù hợp để giúp cơ thể hồi phục. Khi trẻ hết tiêu chảy, cần tăng dần lượng thức ăn và dần dần trở lại chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, vẫn cần phải tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa và nên tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh để giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. 

  • Bổ sung Kẽm: Kẽm là một loại khoáng chất quan trọng để bảo vệ sức khỏe đường ruột, giúp duy trì hoạt động bình thường của đường tiêu hóa. Nên bổ sung kẽm đủ liều để hỗ trợ trẻ phục hồi sức khỏe.

  • Sử dụng Oresol: Oresol là một loại dung dịch pha chế sẵn được sử dụng để bù nước và điện giải trong trường hợp tiêu chảy. Việc sử dụng Oresol sẽ giúp trẻ hấp thu tốt hơn các chất điện giải, đồng thời giảm nguy cơ mất nước và tái nhiễm.

  • Thực hiện vệ sinh tay: Đây là cách đơn giản nhất nhưng lại rất hiệu quả để ngăn ngừa tiêu chảy ở trẻ em. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với động vật.

  • Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa chất xơ: Chất xơ có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm nguy cơ tiêu chảy. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn nhiều rau, quả và các loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ.

  • Tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy: Việc tiêm vắc-xin phòng tiêu chảy có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ở những trẻ em sống trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh.

  • Tăng cường sức đề kháng: Tăng cường sức đề kháng cho trẻ em là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa tiêu chảy. Cha mẹ có thể cho trẻ uống sữa chua, sữa probiotic, hoặc các loại thuốc bổ sung vi chất và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.

Cách đơn giản nhất để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ là vệ sinh tay

Cách đơn giản nhất để phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ là vệ sinh tay

Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài, bạn nên tăng cường việc cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị. Hoặc bạn có thể đặt lịch thăm khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bé bị tiêu chảy kéo cấp: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bé bị tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn và dị ứng với thực phẩm như: dị ứng đạm sữa, hoặc đường sữa, hải sản,.... Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bệnh và điều trị hiệu quả.
Ngày 28/04/2023

Người nóng chân tay lạnh là bệnh gì ở trẻ em?

Nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên khi bị sốt là điều đương nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể không chỉ nóng ran mà chân tay bé còn lạnh toát. Điều này khiến cho không ít phụ huynh lo lắng. Vậy người nóng chân tay lạnh là bệnh gì ở trẻ em? Nếu gặp phải tình trạng này thì cha mẹ cần xử lý ra sao? Các chuyên gia tư MEDLATEC sẽ giúp bạn làm rõ ngay dưới đây!
Ngày 12/04/2023

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân & biện pháp điều trị cha mẹ cần biết

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng nguy hiểm, nhưng thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Cha mẹ cần trang bị kiến thức về bệnh để có biện pháp phát hiện sớm, đảm bảo an toàn cho con trẻ.
Ngày 10/12/2022

Cha mẹ nên làm gì khi bé gái xuất hiện “dấu hiệu lạ”

Trẻ phát triển cao lớn là điều cha mẹ nào cũng mong muốn, nhưng nếu phát triển quá nhanh so với bạn bè cùng trang lứa, hoặc ngực phát triển sớm hay xuất hiện “mùi cơ thể”… thì cha mẹ nên cảnh giác con đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Ngày 04/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp