Cha mẹ nên làm gì khi bé gái xuất hiện “dấu hiệu lạ” | Medlatec

Cha mẹ nên làm gì khi bé gái xuất hiện “dấu hiệu lạ”

Ngày 04/11/2022 Ban biên tập Tham vấn y khoa : ThS.BS Dương Thị Thuỷ

Trẻ phát triển cao lớn là điều cha mẹ nào cũng mong muốn, nhưng nếu phát triển quá nhanh so với bạn bè cùng trang lứa, hoặc ngực phát triển sớm hay xuất hiện “mùi cơ thể”… thì cha mẹ nên cảnh giác con đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới.


09/01/2022 | Dậy thì sớm là gì? Trẻ dậy thì sớm phải làm sao?
08/01/2022 | Bé gái 8 tuổi phát triển ngực có phải dấu hiệu của dậy thì sớm không?
18/09/2021 | Nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ dậy thì sớm như thế nào?
12/09/2021 | Bé dậy thì sớm dùng thuốc gì để điều trị đảm bảo an toàn và hiệu quả?

Cha mẹ bé 6 tuổi bàng hoàng khi con xuất hiện những “dấu hiệu lạ” trên cơ thể

Thấy con ngực to nhanh, bé L.H.G, 6 tuổi 8 tháng, ở Sơn La được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) MEDLATEC khám.

Đưa con đi khám, bố mẹ bé chia sẻ: Khoảng 1 năm nay, bé xuất hiện ngực to nhanh, cao hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Cũng 1 tháng trở lại đây, mẹ thấy bé xuất hiện mùi cơ thể. Về chiều cao và cân nặng, trong khoảng 6 tháng, bé tăng 4kg/ 6 tháng, tăng 5cm/ 6 tháng. Ngoài ra, bé không có dấu hiệu bất thường nào khác.

Tiếp nhận khám bé L.H.G, ThS.BS Dương Thị Thủy - Chuyên khoa Nhi, BVĐK MEDLATEC cho biết: Khám toàn thân, mạch, nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn của Tanner  về các giai đoạn dậy thì của trẻ gái và trai thì chiều cao và cân nặng của bé G., vượt ngưỡng phát triển bình thường, cụ thể chiều cao 134 cm (>+2SD), cân nặng 34kg (>+2SD). Khám cơ quan - bộ phận có ngực B3, lông mu P1, mụn trứng cá vùng mặt, mùi cơ thể, ngoài ra các cơ quan, bộ phân khác chưa thấy bất thường gì.

Phát triển vượt trội về chiều cao là một trong những dấu hiệu của trẻ dậy thì sớm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Phát triển vượt trội về chiều cao là một trong những dấu hiệu của trẻ dậy thì sớm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Với dấu hiệu và thăm khám ban đầu, bác sĩ chẩn đoán sơ bộ bé cần theo dõi dậy thì sớm nên được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm nội tiết hormon (FSH, LH, Estradiol), siêu âm tử cung buồng trứng, X-quang tuổi xương.

Kết quả xét nghiệm có xét nghiệm LH, estrogen tăng tương ứng với trẻ bắt đầu dậy thì. Kèm theo bất thường trên các kết quả chẩn đoán hình ảnh, cụ thể siêu tử cung - buồng trứng có hình ảnh tử cung tăng kích thước, theo dõi buồng trứng hai bên tăng kích thước. Chụp X-quang tuổi xương cổ - bàn tay trái cho thấy tuổi xương tương ứng với bé khoảng 8-9 tuổi. Do vào kết quả chẩn đoán xác định: Dậy thì sớm, bé được chụp cộng hưởng từ nhằm khảo sát thêm tuyến yên để định hình nguyên nhân.

Khi biết con có chẩn đoán dậy thì sớm, gia đình bố mẹ bé vô cùng bàng hoàng khi biết con mới 6 tuổi, bản thân bé và bố mẹ đều khỏe mạnh. Sau khi được bác sĩ tư vấn về dạy thì sớm ở trẻ và được hướng dẫn điều trị nội tiết cho bé, thì bố mẹ bé đã an tâm và bớt lo lắng hơn.

Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì là bước ngoặt quan trọng, đánh dấu giai đoạn bé trưởng thành về mặt thể chất và tâm sinh lý. Thông thường, ở bé gái tuổi dậy thì bắt đầu từ khoảng 11-12 tuổi, nhưng dậy thì sớm là khi trẻ trước 8 tuổi đã phát triển ngực hay có kinh nguyệt trước 9 tuổi. Ở nam giới, tuổi dậy thì thường sau nữ giới, thông thường tuổi bắt đầu dậy thì khoảng 12 tuổi, nhưng nếu sớm hơn có thể là lúc 9 tuổi.

Trong giai đoạn dậy thì, bé có những thay đổi cơ thể rõ rệt, theo BS Thủy cho biết, những dấu hiệu cho biết bé dậy thì sớm gồm:

  • Bé gái dấu hiệu dậy thì đầu tiên là sự phát triển tuyến vú. Sau đó, lông mu bắt đầu mọc, tiếp đó là mọc lông nách. Bên cạnh đó là dấu hiệu mụn trứng cá, xuất hiện kinh nguyệt.
  • Bé trai, tinh hoàn và dương vật sẽ to lên, sau đó xuất hiện mọc lông mu và lông nách. Giọng nói trầm hơn, hay còn gọi là “vỡ giọng”, các cơ phát triển. Dấu hiệu rõ rệt khác là mụn trứng cá và râu xuất hiện.

Chẩn đoán xác định dậy thì sớm, nên kiểm tra thế nào?

BS Thủy lưu ý, nếu cha mẹ thấy con phát triển nhanh so với bạn bè cùng trang lứa, ví dụ bé gái trước 7, 8 tuổi đã phát triển ngực, lông mu, hoặc bé trai trước 9 tuổi phát triển tinh hoàn và kích thước dương vật thì nên cho con đến cơ sở y tế tế kiểm tra để biết chính xác có phải do nguyên nhân dậy thì sớm gây ra những biểu hiện “lạ” của cơ thể hay không.

Xét nghiệm máu là chỉ số cần thiết để biết chính xác trẻ có dậy thì sớm hay không. Ảnh cán bộ y tế của MEDLATEC thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

Xét nghiệm máu là chỉ số cần thiết để biết chính xác trẻ có dậy thì sớm hay không. Ảnh cán bộ y tế của MEDLATEC thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tận nơi

Hơn nữa, dậy thì sớm ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây nên như khối u (thường là u nhỏ vùng hạ đồi), nhiễm trùng (viêm não, quai bị, viêm màng não...), dị dạng bẩm sinh (não úng thủy, tật đầu nhỏ), hội chứng McCune - Albright, hoặc do thiếu hụt GH phối hợp... Do đó, để chẩn đoán chính xác, khi cho trẻ đi kiểm tra dậy sớm, bác sĩ sẽ tư vấn làm cho trẻ những xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ hormone Progesteron, LH-RH, FSH, LH, E2;
  • Chụp X-quang cổ tay: Đánh giá xem xương có phát triển bình thường không;
  • Chụp CT hoặc MRI đầu: Tìm khối u hoặc tổn thương não.

Bé dậy thì sớm cha mẹ nên làm gì?

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác bé dậy thì sớm, cha mẹ an tâm được bác sĩ đưa ra hướng xử lý và điều trị kịp thời cho trẻ. Việc điều trị ở bé gái nhằm ngưng kinh nguyệt ngay sau lần tiêm đầu tiên, theo dõi siêu âm tử cung và buồng trứng giảm kích thước sau 6 tháng. Đối với bé trai nhằm ngưng cương dương sớm, giảm kích thước tinh hoàn sau nhiều tháng. Lông mu thoái triển từ từ, cải thiện tâm lý, giảm tốc độ phát triển trong năm đầu.

Cha mẹ cần “làm bạn” để lắng nghe, tâm sự cùng con

Cha mẹ cần “làm bạn” để lắng nghe, tâm sự cùng con

Đồng thời, bác sĩ Thủy chia sẻ có không ít cha mẹ biết con dậy thì sớm rất sốc và lo lắng, nhưng bác sĩ lưu ý, cha mẹ cần bình tĩnh để không gây hoang mang tâm lý ở trẻ. Về phía trẻ, ở giai đoạn này bắt đầu có thay đổi về tâm sinh lý như mặc cảm, tự ti và xấu hổ do khác biệt so với các bạn cùng trang lứa, hoặc do chưa được giáo dục về giới tính nên có nguy cơ xâm hại tình dục, quan hệ sớm và có thai sớm. Vì vậy, cha mẹ cần “làm bạn” với con để lắng nghe, tâm sự, chia sẻ và hướng dẫn con cách xử lý, giúp con tự tin và hòa đồng cùng bạn bè trang lứa.

Giúp trẻ phòng ngừa dậy thì sớm, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đây đủ, cân đối với nguồn thực phẩm tươi sạch, không chứa chất biến đổi gen/ hormone tăng trưởng, tránh sử dụng đồ ăn nhanh hoặc chứa nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao vừa sức.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với các mỹ phẩm, thuốc chứa Estrogen, Testosterone sẽ gây mất bằng hormone sinh dục.

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy, gửi trọn niềm tin kiểm tra sức khỏe của người dân trên toàn quốc

Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy, gửi trọn niềm tin kiểm tra sức khỏe của người dân trên toàn quốc

Hệ thống Y tế MEDLATEC gồm chuỗi bệnh viện, phòng khám phủ khắp cả nước quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Nhi khoa, Sản phụ khoa, Di truyền… cùng như trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại gồm hệ thống máy móc xét nghiệm tự động hoàn toàn đáp ứng trên 2.000 danh mục xét nghiệm thuộc đầy đủ chuyên khoa và trang bị đồng bộ máy móc, thiết bị chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng như siêu âm, MRI, CT, nội tiêu hóa ống mềm… Bởi vậy, trong suốt gần 30 năm đồng hành chăm sóc sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC là địa chỉ tin cậy, yêu thích được người dân cả nước gửi trọn niềm tin khám chữa bệnh chính xác, nhanh chóng và chi phí hợp lý.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bé bị tiêu chảy kéo cấp: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Bé bị tiêu chảy kéo dài có nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiễm khuẩn, virus, vi khuẩn và dị ứng với thực phẩm như: dị ứng đạm sữa, hoặc đường sữa, hải sản,.... Việc tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bệnh và điều trị hiệu quả.
Ngày 28/04/2023

Người nóng chân tay lạnh là bệnh gì ở trẻ em?

Nhiệt độ cơ thể của bé tăng lên khi bị sốt là điều đương nhiên. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể không chỉ nóng ran mà chân tay bé còn lạnh toát. Điều này khiến cho không ít phụ huynh lo lắng. Vậy người nóng chân tay lạnh là bệnh gì ở trẻ em? Nếu gặp phải tình trạng này thì cha mẹ cần xử lý ra sao? Các chuyên gia tư MEDLATEC sẽ giúp bạn làm rõ ngay dưới đây!
Ngày 12/04/2023

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em: Nguyên nhân & biện pháp điều trị cha mẹ cần biết

Xuất huyết tiêu hóa ở trẻ em là hiện tượng nguy hiểm, nhưng thường chỉ được phát hiện khi bệnh nhân có dấu hiệu nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Cha mẹ cần trang bị kiến thức về bệnh để có biện pháp phát hiện sớm, đảm bảo an toàn cho con trẻ.
Ngày 10/12/2022

Cha mẹ nên làm gì khi bé gái xuất hiện “dấu hiệu lạ”

Trẻ phát triển cao lớn là điều cha mẹ nào cũng mong muốn, nhưng nếu phát triển quá nhanh so với bạn bè cùng trang lứa, hoặc ngực phát triển sớm hay xuất hiện “mùi cơ thể”… thì cha mẹ nên cảnh giác con đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới.
Ngày 04/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp