Bác sĩ tư vấn: viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? | Medlatec

Bác sĩ tư vấn: viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Viêm phổi xảy ra khi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,... tấn công khiến phổi bị tổn thương. Chúng ký sinh và phát triển, tạo thành các ổ viêm trong môi trường phổi. Tỷ lệ trẻ bị viêm phổi là trên 80% trẻ dưới 3 tuổi, trong đó trẻ dưới 12 tháng chiếm 65%. Số liệu này đã khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng: liệu rằng viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?


21/07/2021 | Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm phổi
14/05/2021 | Viêm phổi có thể tự khỏi được không và dấu hiệu nhận biết
14/05/2021 | Bác sĩ Nhi khoa hướng dẫn nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ

1. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là các nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổitrẻ sơ sinh:

  • Chiếm đến 80 - 85% là nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, virus có sức mạnh khiến viêm phổi trở thành dịch bệnh và gây lây lan trong cộng đồng theo mùa;

  • Các vi khuẩn như Haemophilus influenzae, S. pneumoniae, S. aureus,... cũng là nguyên nhân gây  bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh;

  • Trong quá trình sinh nở trẻ hít phải phân su, nước ối khiến trẻ bị nhiễm phải các vi khuẩn như H.Influenza, Klebsiella, S.pneumonia,...;

  • Nếu khi đỡ đẻ và chăm sóc sau sinh, môi trường và các dụng cụ y tế không được khử trùng cẩn thận thì trẻ sẽ dễ bị các vi khuẩn xâm nhập;

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không

Các loại virus vi khuẩn là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Những trẻ sơ sinh bị đẻ non, thiếu cân, hệ tiêu hoá chưa được hoàn thiện và hay bị trào ngược dạ dày (hay còn gọi là bị trớ) cũng có thể gây viêm phổi;

  • Thậm chí khi bú mẹ, trẻ sơ sinh cũng hay bị trớ, sữa sẽ theo đường hô hấp đi vào phổi. Hít càng nhiều sữa thì càng tăng khả năng bị viêm phổi;

  • Trẻ mắc các bệnh về viêm da hoặc viêm dây rốn;

  • Trẻ sống trong môi trường kém vệ sinh như: không khí ô nhiễm, nguồn nước bẩn, hít nhiều khói thuốc lá,...;

  • Trẻ bị nhiễm lạnh khi không được ủ ấm trong mùa lạnh, thậm chí nếu được ủ ấm kỹ quá khiến trẻ toát mồ hôi không được lau thì cũng dễ bị lạnh dẫn tới viêm phổi;

  • Do thay đổi thời tiết đột ngột.

2. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Có những biến chứng nào?

Nếu kịp phát hiện và điều trị những triệu chứng của viêm phổi ở trẻ sơ sinh kịp thời, đúng cách thì sẽ không đáng lo. Tuy nhiên nếu không được chẩn đoán sớm thì sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do đó, nếu thấy trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám sớm nhất có thể.

Các biến chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh:

Nhiễm trùng máu:

Vi khuẩn sau khi gây bệnh tại phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn, gây ra nhiễm trùng máu cũng như những biến chứng sốc nhiễm trùng. Nếu không điều trị kịp thời có thể khiến trẻ bị tử vong.

Viêm màng não:

Các vi khuẩn tấn công mạnh khiến tình trạng viêm phổi diễn tiến nặng, cơ thể yếu ớt của bé không thể chống chọi với vi khuẩn thêm được nữa. Nếu để tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến trẻ phải trải qua những di chứng khó có thể phục hồi: tổn thương não vĩnh viễn, rối loạn thần kinh, giảm khả năng vận động, bị điếc, bị mù,...

Nếu không được chẩn đoán sớm thì viêm phổi sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Nếu không được chẩn đoán sớm thì viêm phổi sẽ để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Tràn dịch màng tim, truỵ tim:

Biến chứng khác của viêm phổi ở trẻ sơ sinh đó là tràn dịch màng tim, truỵ tim do phản ứng sốc thuốc, kháng thuốc.

Tràn mủ màng phổi:

Biến chứng tràn mủ màng phổi gây cản trở hoạt động hô hấp của trẻ, khiến gia tăng bạch cầu trong máu và có hiện tượng kháng thuốc.

Còi xương, kém phát triển:

Viêm phổi kéo dài khiến trẻ ăn không ngon, dẫn tới biếng ăn, suy dinh dưỡng, kém phát triển và hệ miễn dịch suy giảm.

Kháng kháng sinh:

Biến chứng kháng kháng sinh rất khó điều trị vì lúc này cần phải kết hợp nhiều loại kháng sinh khác nhau để trị bệnh, khả năng khỏi bệnh sẽ thấp hơn, gây tốn kém thời gian và tiền bạc.

3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi

Để giúp trẻ mau khỏi bệnh, cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:

Chế độ ăn:

  • Thức ăn cho trẻ phải mềm, ở dạng lỏng và dễ tiêu hoá. Ngoài ra cần kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng;

  • Trẻ nên được ăn theo nhiều bữa và cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm;

  • Trước bữa ăn của trẻ, nên sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch mũi và làm thông thoáng đường thở cho trẻ, trẻ sẽ không bị sặc;

Môi trường sống và vệ sinh cá nhân của trẻ:

  • Nơi ở của trẻ phải thoáng mát, sạch sẽ và có đầy đủ ánh sáng. Không nên đưa trẻ đến nơi ô nhiễm nhiều khói bụi, khói thuốc lá, nơi có người bị bệnh,...;

  • Giữ vệ sinh cho trẻ và đồng thời người chăm sóc trẻ cũng cần giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tất cả đồ dùng riêng của trẻ như thìa, cốc, áo, chăn, tã,... cần phải được làm sạch và để khô, vô trùng;

  • Trẻ cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh. Khi nằm gối kê cao hơn một chút, thường xuyên thay đổi tư thế cho trẻ để tránh tình trạng phổi ứ máu;

  • Cần giữ ấm cho trẻ đúng cách, không nên mặc quá ít hoặc quá nhiều lớp quần áo.

Nếu trẻ bị sốt thì cần lau người trẻ bằng khăn ấm. Trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ thì cần cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý cho trẻ uống thuốc.

Cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, có cách xử trí kịp thời để chữa khỏi bệnh và hạn chế tối đa biến chứng.

Thực hiện biện pháp vỗ rung để giúp trẻ long đờm: động tác này có thể tiến hành trước hoặc sau bữa ăn của trẻ 1 giờ.

Cách làm: Người lớn bế trẻ, khum bàn tay của mình lại và giữ cho ngón trỏ ép vào ngón cái. Vị trí vỗ: vỗ đằng sau lưng của trẻ vùng phổi, vỗ từ trái sang phải, mỗi bên kéo dài từ 3 - 5 phút.

Như vậy, viêm phổi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị sớm hay muộn. Để trẻ không bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm phổi, cha mẹ cần quan tâm và lưu ý tới những thay đổi bất thường ở trẻ và đưa tới viện thăm khám kịp thời. 

Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để có cách xử trí kịp thời để chữa khỏi bệnh và hạn chế tối đa biến chứng do viêm phổi

Đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để có cách xử trí kịp thời để chữa khỏi bệnh và hạn chế tối đa biến chứng do viêm phổi

Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, hãy liên hệ tới hotline 1900565656 của BVĐK MEDLATEC để có thêm thông tin về bệnh lý này và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của MEDLATEC nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp