Áp xe não: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp chữa trị | Medlatec

Áp xe não: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp chữa trị

Áp xe não là hiện tượng nhiễm trùng, chấn thương vùng đầu hay sau cuộc phẫu thuật sọ não gặp phải. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, để lại nhiều biến chứng mà bạn không nên chủ quan. Hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị bệnh trong bài viết sau.


29/09/2022 | Mọi vấn đề cần biết về bệnh áp xe tuyến Bartholin
23/06/2022 | Các yếu tố góp phần gây nên áp xe đường gan mật
07/06/2022 | Những thông tin bạn cần biết về tình trạng áp xe thành sau họng

1. Giải thích hiện tượng áp xe não là gì?

Áp xe não là hiện tượng mưng mủ trong não ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, có khả năng gây tử vong cao.

Não được bảo vệ bởi hộp sọ, lớp mô và hệ thống miễn dịch. Nhưng có một số loại vi khuẩn đã vượt qua lớp bảo vệ để tấn công dẫn đến nhiễm trùng não. Khi ổ nhiễm trùng khu trú lại sẽ hình thành nên ổ áp xe não. 

Áp xe não là bệnh lý nguy hiểm 

Áp xe não là bệnh lý nguy hiểm 

2. Nguyên nhân chính dẫn tới áp xe não

Một số nguyên nhân chính xuất hiện bệnh có thể kể tới như:

  • Tổn thương, nhiễm trùng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển khi: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm mặt hay da đầu, bệnh tim mạch,...

  • Hậu quả sau chấn thương sọ não, phẫu thuật não,...

Mặc dù áp xe não ít gặp phải nhưng số người mắc nhiều nhất thường trong độ tuổi từ 30 - 45.

Bên cạnh đó, các yếu tố sau cũng làm cho nguy cơ nhiễm trùng não gia tăng:

  • Người bệnh bị tim bẩm sinh.

  • Người bị nhiễm trùng tại những khu vực gần đầu: mặt, mũi, tai.

  • Người bệnh bị tiểu đường hoặc gặp các bệnh mạn tính.

  • Quá phụ thuộc vào các loại thuốc. 

  • Người có hệ miễn dịch kém hoặc suy giảm miễn dịch: người bệnh ung thư, người nhiễm HIV/AIDS,...

Chấn thương tại vùng đầu là nguyên nhân gây áp xe não

Chấn thương tại vùng đầu là nguyên nhân gây áp xe não

3. Các dấu hiệu nhận biết áp xe não 

Tùy thuộc vào điều kiện mỗi mức độ, tình trạng của bệnh mà các dấu hiệu nhận biết sẽ khác nhau. Trong đó, có 3 hội chứng điển hình thường hay gặp bao gồm:

  • Hội chứng nhiễm trùng: Ban đầu, người bệnh có biểu hiện sốt cao lên tới 39 - 40 độ C. Dấu hiệu sốt cao xuất hiện chứng tỏ khi ổ áp xe đang trong giai đoạn lan tỏa. Nếu áp xe lưu trú, người bệnh ít sốt hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, sụt cân đột ngột, môi khô, lưỡi bẩn;

  • Hội chứng tăng áp lực não bộ: Khi áp lực não bộ gia tăng, người bệnh sẽ thấy đau âm ỉ, lan ra toàn bộ vùng đầu. Tình trạng này gặp nhiều nhất về đêm hay lúc bạn ngủ thay đổi tư thế nằm. Cùng với đó là kèm theo triệu chứng buồn nôn;

  • Hội chứng thần kinh khu trú: Nếu ổ áp xe của bạn nằm tại một bên bán cầu thì bạn bị liệt nửa người. Nếu ổ áp xe đã lan ra cả hai bên bán cầu, bạn bị liệt toàn bộ tứ chi. Đồng thời, người bệnh có thể liệt cả dây thần kinh và xuất hiện cơn động kinh cục bộ khi dây thần kinh khu trú.

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết về bệnh áp xe não

Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết về bệnh áp xe não

4. Phương pháp điều trị bệnh áp xe não

Việc thăm khám là đặc biệt quan trọng khi bạn thấy có những biểu hiện bất thường như đã liệt kê phần trên. Nếu càng để lâu, bệnh tiến triển nặng, bạn sẽ gặp kết quả hết sức khó lường. Trong đó, việc chẩn đoán bệnh áp xe não dựa trên kết quả hình ảnh chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não. Việc chữa trị tùy thuộc vị trí của ổ áp xe khu trú, kích thước và số lượng áp xe cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Mỗi trường hợp sẽ áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa hay kết hợp thêm điều trị ngoại khoa để điều trị bệnh hiệu quả. Cụ thể như sau:

4.1. Phương pháp điều trị nội khoa 

Điều trị nội khoa gồm có sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng khuếch tán cao, vượt qua các rào cản não bộ. Bệnh nhân cần dùng kháng sinh có liều lượng cao trong một thời gian theo yêu cầu từ bác sĩ, phụ thuộc vào kết quả điều trị bệnh theo thuốc. Ngoài ra, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh dưới dạng tiêm hoặc dạng uống. 

Xuyên suốt quá trình điều trị bệnh áp xe não, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi liên tục. Đồng thời được chụp hình ảnh theo kỹ thuật cắt lớp vi tính (CT) hoặc cộng hưởng từ (MRI) tại não từ 3 đến 4 ngày/ lần. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra về diễn biến tình trạng bệnh cho đến khi dấu hiệu cải thiện khả quan.

4.2. Phương pháp điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc không hiệu quả, bạn được chỉ định kết hợp thêm phương pháp điều trị ngoại khoa. Bằng cách tiến hành phẫu thuật, chọc hút dịch từ ổ áp xe, dẫn lưu để loại bỏ tất cả ổ áp xe có trong não bộ. Nếu ổ áp xe của bệnh nhân nằm tại vị trí quá sâu sẽ tiến hành chọc hút. Còn trong tình trạng ổ áp xe nằm tại vị trí nông, kích thước thông thường lớn hơn 3cm và có 1 ổ duy nhất thì điều trị bằng phẫu thuật ngoại khoa. 

Cũng có một số người bệnh bị áp xe não do di chứng của phẫu thuật hay những bệnh lý nền, bạn cần kết hợp điều trị giữa các bệnh lý để việc “chấm dứt” tận gốc hiệu quả hơn. 

5. Cách phòng ngừa áp xe não có thể bạn chưa biết

Để phòng ngừa nguy cơ áp xe não, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Bệnh áp xe cũng có ảnh hưởng từ nếp sống vệ sinh răng miệng kém hay nhiễm trùng xoang. Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, đánh răng đúng phương pháp tối thiểu 2 lần/ ngày. Ngoài ra, hãy đến nha sĩ để kiểm tra, điều trị bệnh răng miệng một cách triệt để;

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Thông mũi khi điều trị bệnh nhiễm trùng xoang. Trong tình trạng viêm xoang hay răng bị nhiễm trùng nặng, kéo dài thì bạn nên đến cơ sở Y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị tốt nhất;

  • Người nhiễm HIV/ AIDS không được điều trị đúng cách, để bệnh kéo dài sẽ dễ gặp phải bệnh áp xe não. Vì thế, hãy phòng tránh nguy cơ nhiễm HIV bằng cách quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. Bệnh nhân HIV cần tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để phòng ngừa nguy cơ áp xe não.

Áp xe não là căn bệnh có diễn biến khó lường, do đó bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bạn hãy đến ngay Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn điều trị. Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám hoạt động 24/7 của MEDLATEC: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp