Trung bình khoảng 3 - 4% trẻ nam sinh ra bị ẩn tinh hoàn, các trường hợp tinh hoàn sau đó không thể di chuyển xuống bìu được có thể dẫn đến vô sinh khi trẻ lớn lên. Vì thế, các bậc cha mẹ cần kiểm tra tinh hoàn ở trẻ sơ sinh để loại trừ tinh hoàn ẩn và theo dõi tình trạng này thường xuyên. Nếu ẩn tinh hoàn kéo dài đến khi trẻ 1 tuổi thì cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm.
08/10/2021 | Siêu âm tinh hoàn có thể giúp phát hiện các bệnh lý gì? 01/10/2021 | Bác sĩ giải đáp: Tinh hoàn teo còn 1 bên có sinh con được không? 30/06/2021 | Tinh hoàn ẩn - bệnh lý bẩm sinh có nguy cơ gây vô sinh cao
1. Tại sao trẻ sơ sinh bị tinh hoàn ẩn?
Trong thời kỳ đầu khi phôi thai phát triển, tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Đến giai đoạn sau, tinh hoàn mới di chuyển từ ổ bụng qua thành bụng để đi xuống bìu, sau đó sẽ nằm cố định tại đây. Bìu được cấu tạo với môi trường thích hợp để tinh hoàn sản xuất và nuôi dưỡng tinh trùng. Tuy nhiên, nếu quá trình này gặp sự cố, tinh hoàn sẽ nằm lại ở bụng hoặc bẹn khi trẻ sinh ra và lớn lên, được gọi là tinh hoàn ẩn.
Ẩn tinh hoàn rất thường gặp ở trẻ sơ sinh
Tinh hoàn ẩn phổ biến hơn ở trẻ sinh non, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh đủ tháng vẫn gặp tình trạng này. Khoảng 70% trường hợp, tinh hoàn ẩn sẽ di chuyển dần xuống bìu, khi đó cha mẹ có thể yên tâm tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ. Tỉ lệ nhỏ hơn tinh hoàn di chuyển xuống bìu chậm hơn, tuy nhiên nếu sau 1 tuổi tinh hoàn vẫn chưa nằm trong bìu thì đây là tình trạng bệnh lý cần can thiệp điều trị.
Những yếu tố gây rối loạn, cản trở quá trình di chuyển tinh hoàn từ bụng xuống bìu rất đa dạng như:
-
Thiếu Gonadotropin dẫn đến suy giảm tuyến yên, khiến tinh hoàn chậm hoặc không di chuyển xuống bìu đi kèm với tình trạng dương vật nhỏ.
-
Tổng hợp Testosterone có bất thường khiến tinh hoàn không phát triển bình thường.
-
Thụ thể Androgen bị giảm khả năng cảm nhận khiến chức năng sinh dục ở trẻ nam phát triển không bình thường.
Ẩn tinh hoàn có thể do sự phát triển bất thường trong thai kỳ bào thai
-
Dây chằng tinh hoàn phát triển bất thường làm cản trở quá trình di chuyển của tinh hoàn, khiến tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao ở vùng bụng hoặc bẹn của trẻ nam.
-
Phụ nữ trong thời gian mang thai sử dụng chất kháng Androgen hoặc chất Diethylstilbestrol khiến thai nhi có nguy cơ cao hơn bị tinh hoàn ẩn sau khi sinh.
-
Nguyên nhân cơ học: xơ hóa vùng ống bẹn, cuống mạch của tinh hoàn ngắn,…
Nhiều trường hợp tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh không tìm được nguyên nhân, do đó việc kiểm tra và theo dõi ở trẻ sơ sinh nam là rất quan trọng để phát hiện sớm, điều trị kịp thời nếu cần thiết.
2. Nhận biết dấu hiệu ẩn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh
Cha mẹ có thể tự kiểm tra bằng những cách sau để phát hiện trẻ sơ sinh nam bị tinh hoàn ẩn:
-
Không sờ thấy tinh hoàn trong bìu, có thể sờ thấy hoặc không sờ thấy khối u nghi ngờ là tinh hoàn ở ống bẹn của trẻ.
-
Bìu ở trẻ kém phát triển.
-
Chỉ sờ thấy 1 bên tinh hoàn trong bìu của trẻ, nguyên nhân có thể do: co rút tinh hoàn, tinh hoàn ẩn bẩm sinh hoặc tinh hoàn quay trở lại bẹn,…
Cha mẹ có thể tự kiểm tra phát hiện trẻ bị ẩn tinh hoàn
Khi kiểm tra lâm sàng nghi ngờ trẻ bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ có thể đưa trẻ đi khám để kiểm tra chính xác. Ngoài kiểm tra lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán bao gồm;
-
Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hoặc nội soi ổ bụng để chẩn đoán chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn.
-
Chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm, chụp cắt lớp vi tính để kiểm tra các bất thường khác liên quan như: vôi hóa nhu mô tinh hoàn, u tinh hoàn,…
-
Xét nghiệm nội tiết tố nam giới: Testosterone, estradiol, FSH, LH, Prolactin,…
-
Nghiệm pháp HCG xác định tinh hoàn có hay không có trong bìu của trẻ.
Khi kết quả chẩn đoán trẻ bị tinh hoàn ẩn, tùy vào tình trạng và độ tuổi của trẻ mà xem xét chờ đợi hay điều trị với phương pháp nào.
3. Cần làm gì khi trẻ bị ẩn tinh hoàn?
Hầu hết các trường hợp tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là do tinh hoàn di chuyển muộn, trước 1 tuổi tinh hoàn sẽ xuống đúng vị trí trong bìu. Vì thế nếu phát hiện trẻ sơ sinh bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần theo dõi kiểm tra tình trạng này thường xuyên. Nếu sau 1 tuổi, trẻ vẫn bị tinh hoàn ẩn thì cần đưa trẻ đi khám và can thiệp sớm khắc phục giúp tinh hoàn đi xuống bìu.
Hầu hết ẩn tinh hoàn sẽ hết đến khi trẻ 1 tuổi
Nếu chủ quan, tinh hoàn nằm trong bụng trẻ trong thời gian dài đến khi trẻ 2 tuổi hoặc lớn hơn, tinh hoàn sẽ biến đổi cấu trúc và suy giảm chức năng. Lúc này dù đưa tinh hoàn xuống bìu thì có thể đã muộn, tinh hoàn bị teo đi sẽ dẫn đến vô sinh ở nam giới, thậm chí dẫn đến ung thư.
Nếu trẻ bị tinh hoàn ẩn phát hiện muộn đến tuổi dậy thì, vẫn cần đi khám để xem xét phải cắt nếu tinh hoàn đã thu nhỏ và biến đổi cấu trúc. Nếu chủ quan, tinh hoàn nằm trong bụng trẻ trong thời gian dài có nguy cơ phát triển thành ung thư. Trẻ có thể phẫu thuật đặt tinh hoàn nhân tạo thay thế cho tinh hoàn hỏng để đảm bảo chức năng sinh sản.
Như vậy, điều trị tinh hoàn ẩn cần phải can thiệp ngoại khoa, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Không nên vì e ngại và chủ quan để tình trạng tinh hoàn ẩn kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai sau này của trẻ.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín bởi chất lượng dịch vụ tốt, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, phẫu thuật hiện đại. Với phương pháp điều trị hiện đại, giảm đau đớn và xâm lấn giúp trẻ điều trị nhanh chóng an toàn.
Để được tư vấn thêm về tình trạng ẩn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh cũng như phương pháp điều trị, hãy liên hệ qua hotline bệnh viện 1900 56 56 56.