Tụt huyết áp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Chính vì vậy, việc bỏ túi các cách tăng huyết áp là cần thiết đối với người bệnh. Trong bài viết kỳ này, mời bạn cùng tìm hiểu cách tăng huyết áp tại nhà đơn giản và dễ thực hiện nhất.
01/02/2023 | Nguyên nhân cao huyết áp là gì? Làm sao để ổn định huyết áp lâu dài? 01/02/2023 | Hướng dẫn cách đo huyết áp điện tử - tại sao cần đo huyết áp thường xuyên? 28/01/2023 | Bảng chỉ số huyết áp bình thường đối với từng lứa tuổi
1. Thế nào là tụt huyết áp?
Trước khi tìm hiểu về các cách tăng huyết áp mà người bệnh có thể áp dụng, cùng MEDLATEC liệt kê một số thông tin về bệnh lý này nhé!
Tụt huyết áp hay huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương của người bệnh là nhỏ hơn 60 mmHg. Tụt huyết áp có thể xảy với bất cứ ai, trong đó, phụ nữ trẻ và người gầy là đối tượng có nguy cơ bị tụt huyết áp với cao hơn cả.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng tụt huyết áp , huyết áp thấp có thể kể đến như:
-
Ảnh hưởng của các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
-
Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc Tây y như thuốc điều trị Parkinson, thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu,...
-
Người gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn nội tiết tố.
-
Người có chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
-
Người bệnh thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá.
-
Người bị tiểu đường.
-
Thường xuyên thay đổi các tư thế một cách đột ngột.
Tụt huyết áp khi không được phát hiện kịp thời có thể gây ra các biến chứng xấu đối với sức khỏe như tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,... Các biểu hiện tụt huyết áp mà người bệnh có thể gặp phải gồm có:
-
Hoa mắt, chóng mặt.
-
Đau đầu khó chịu.
-
Mắt nhìn mờ, không rõ.
-
Có tình trạng buồn nôn, ói mửa.
-
Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
-
Thở nhanh, thở gấp gáp.
-
Khả năng tập trung kém.
-
Lú lẫn, suy giảm trí nhớ.
Hoa mắt chóng mặt là một trong những biểu hiện của tụt huyết áp
Trong một vài trường hợp, biểu hiện tụt huyết áp có thể nặng hơn như ngất xỉu, hôn mê sâu nếu không được chăm sóc và phát hiện sớm.
2. Các cách tăng huyết áp tại nhà dành cho người bệnh
Khi gặp phải tình trạng tụt huyết áp, người bệnh có thể áp dụng các cách tăng huyết áp tại nhà như sau:
Sử dụng nước muối
Một trong các cách tăng huyết áp đơn giản mà người bệnh có thể nhanh chóng áp dụng chính là uống nước muối. Tuy nhiên, các chuyên gia không khuyến cáo người bệnh quá lạm dụng phương pháp này. Bởi cơ thể không nên hấp thụ lượng muối quá nhiều trong một thời gian ngắn.
Uống một cốc nước muối có thể giúp ổn định huyết áp tạm thời cho người bệnh
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng việc uống nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim và ổn định huyết áp.
Uống nước chanh
Một cốc nước chanh có chứa nhiều vitamin C là một trong những các tăng huyết áp tại nhà dành cho người bệnh. Không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn giúp nâng cao sức đề kháng và bổ sung một lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Uống cafe, trà
Khi bị tụt huyết áp, người bệnh có thể uống một cốc cafe hoặc trà để tạm thời ổn định huyết áp nhờ tác dụng kích thích của cafein. Tuy nhiên, cách tăng huyết áp này nếu sử dụng quá thường xuyên có thể gây ra tình trạng mất ngủ và một vài tác dụng phụ khác.
Sử dụng vớ ép y khoa
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sử dụng vớ ép y khoa là cách tăng huyết áp hữu hiệu mà người bệnh có thể thường xuyên áp dụng. Phương pháp này giúp giảm lượng máu dồn xuống chân, tăng hồi lưu máu tĩnh mạch và giúp quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra hiệu quả hơn.
Ngoài ra, sử dụng vớ ép y khoa còn có tác dụng giảm đau và giảm áp lực gây ra bởi chứng giãn tĩnh mạch.
Sử dụng vớ ép y khoa có thể giúp tăng huyết áp hiệu quả cho người bệnh
Sử dụng thuốc uống
Trong một số trường hợp, người bệnh cần sử dụng các thuốc điều trị huyết áp thấp theo chỉ định của bác sĩ. Ví dụ như epinephrine, alpha-adrenoceptor, norepinephrine,...
Uống trà gừng
Gừng được biết đến là loại thực phẩm hữu ích trong việc khắc phục và ngăn ngừa tụt huyết áp đối với người bệnh. Khi nhận thấy tình trạng tụt huyết áp, bạn có thể uống 1 tách trà gừng nóng để cải thiện tình trạng.
3. Các phòng ngừa huyết áp thấp dành cho người bệnh
Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng huyết áp thấp, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như sau:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ ăn uống của người bị tụt huyết áp cần lưu ý tới các vấn đề sau:
-
Bổ sung nhiều nước.
-
Hạn chế sử dụng rượu bia, các loại đồ uống có cồn, chất kích thích,..
-
Sử dụng các loại thực phẩm giàu B12 như ngũ cốc, thịt bò, trứng.
-
Ưu tiên với các nhóm thực phẩm giàu folate: măng tây, đậu bắp, nấm, cà chua,...
-
Bổ sung lượng muối cần thiết cho cơ thể.
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
Tập thể dục thường xuyên
Để cải thiện và ổn định huyết áp, người bệnh nên duy trì thói quen tập thể dục từ 15 – 30 phút/lần. Trong đó, dựa trên tình trạng sức khỏe để lựa chọn các bài tập phù hợp như tập yoga, đi bộ, đạp xe đạp tập thể dục, tập dưỡng sinh,...
Tập thể dục giúp cải thiện và ổn định huyết áp cho người bị huyết áp thấp
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Để phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp, một chế độ nghỉ ngơi khoa học và lành mạnh là cần thiết. Cụ thể như:
-
Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.
-
Hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài. Duy trì tinh thần và tâm lý thoải mái, lạc quan nhất.
-
Không thức quá khuya, thức trong thời gian dài.
Tự theo dõi huyết áp tại nhà
Chủ động theo dõi huyết áp tại nhà giúp người bệnh nắm bắt rõ nhất tình trạng huyết áp, sức khỏe của mình. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường về huyết áp có thể đưa ra các cách khắc phục kịp thời nhất.
Tụt huyết áp có thể xảy ra với bất cứ ai và trong bất cứ thời điểm nào. Chính vì vậy, bên cạnh việc nắm bắt các cách tăng huyết áp, mỗi người cần chủ động thực hiện thăm khám – theo dõi tình trạng huyết áp. Từ đó, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường cần tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài viết của MEDLATEC đến đây là kết thúc. Khi có nhu cầu thực hiện các dịch vụ thăm khám sức khỏe hoặc tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.