Táo bón là một trong những hiện tượng phổ biến liên quan đến hệ tiêu hóa. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt với những người không uống đủ nước, cơ thể thiếu chất xơ và sử dụng thực phẩm khó tiêu. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không sớm thực hiện các kỹ thuật điều trị có thể dẫn đến táo bón mãn tính, gây hại đến sức khỏe.
18/09/2020 | Cách xử lý và nhận biết khi trẻ sơ sinh bị táo bón 01/09/2020 | Điều trị tình trạng táo bón như thế nào thì nhanh khỏi và an toàn? 24/08/2020 | Tác hại của táo bón, nguyên nhân và cách phòng tránh
1. Nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón
táo bón là bệnh phổ biến, xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, phổ biến như:
-
Cơ thể dị ứng sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm làm từ sữa.
-
Sử dụng một số nhóm thuốc dùng để trị bệnh trầm cảm hoặc các loại kháng sinh.
-
Thay đổi thói quen, môi trường sống như: thời tiết, ăn uống,...
-
Chế độ ăn uống không cung cấp đủ lượng chất xơ, nước cần thiết cho cơ thể.
-
Nhịn đi đại tiện thường xuyên.
-
Có thói quen sử dụng chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo có hại.
-
Biến chứng từ các bệnh liên quan đến hậu môn, đại trực tràng, dạ dày.
-
Một số người mắc bệnh từ việc tăng Calci trong máu, hạ Kali toàn thân hay suy giáp.
-
Các bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh như tổn thương tủy sống, chấn thương đầu,...
Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể gây táo bón
2. Bệnh có biểu hiện như thế nào
Táo bón cơ năng
Bệnh ở giai đoạn đầu có thể thuyên giảm khi kết hợp ăn uống khoa học và sử dụng thuốc đặc trị. Tuy nhiên, có thể xuất hiện một số triệu chứng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
-
Đại tiện ra phân cứng, có đường kính lớn.
-
Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần, thường gặp khó khăn.
-
Đau bụng thường xuyên, xuất hiện máu trên bề mặt phân cứng.
-
Đối với trẻ nhỏ, khi mắc bệnh thường sợ đi đại tiện dẫn đến một số biểu hiện như: đứng chéo chân, sắt mặt khó chịu,...
Táo bón thực thể
Nếu không sớm tiến hành điều trị bệnh kịp thời, dứt điểm có thể dẫn đến những triệu chứng nguy hiểm:
-
Sốt kéo dài kèm nôn ói.
-
Chướng bụng, sa trực tràng.
-
Phân có máu, xuất hiện vết nứt ở hậu môn.
3. Khi nào nên thực hiện thăm khám bác sĩ
-
Tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, kéo dài nghiêm trọng trên 3 tuần.
-
Xuất hiện những cơn đau dữ dội, liên tục tại vùng hậu môn, đặc biệt sau khi đi vệ sinh.
-
Trực tràng có dấu hiệu chảy máu.
-
Xuất hiện ở những đối tượng có tiền sử bệnh trĩ, rò trực tràng, sa trực tràng.
-
Táo bón kèm theo những cơn nôn ói liên tục hay tình trạng sốt và sụt cân.
-
Bệnh kéo dài xen kẽ với những đợt tiêu chảy.
-
Hình thành triệu chứng mệt mỏi, chán ăn.
Táo bón kéo dài có thể gây nên những cơn đau đầu, mệt mỏi, cơ thể khó chịu
4. Phương pháp chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi và lựa chọn phương pháp phù hợp để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhân thông qua các kỹ thuật sau:
-
Thực hiện kiểm tra bất thường tại hậu môn và xét nghiệm máu có trong phân.
-
Chụp X - quang bụng để xác định tình trạng tắc nghẽn nếu có.
-
Chụp đại tràng cản quang.
-
Đo sự chuyển động của đại tràng.
-
Xác định mức độ nhạy cảm và khả năng hoạt động của trực tràng bằng kỹ thuật đo áp lực cơ thắt hậu môn trực tràng.
-
Thực hiện phương pháp xét nghiệm máu.
Một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh hiện nay là tiến hành xét nghiệm máu
5. Phương pháp điều trị
Sử dụng thuốc
Dựa vào kết quả thăm khám, chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn phù hợp theo từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Một số loại thuốc đặc trị thường được kê đơn như:
-
Thuốc có chức năng nhuận tràng, làm mềm phân: Igol, Metamucil,...
-
Thuốc Sorbitol, Forlax, Lactitol,... có tác dụng giữ nước tại lòng ruột, kích thích quá trình thải phân ra ngoài.
-
Thuốc có chức năng tăng cường nước thấm vào phân, làm mềm phân: Docusat, Norgalax,...
-
Bơm trực tiếp thuốc bôi trơn vào hậu môn.
-
Thuốc phục hồi nhu động ruột: Bisacodyl, Cascara,...
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý:
-
Thuốc có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài.
-
Quá trình sử dụng thuốc không thể giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh, chỉ điều trị các triệu chứng.
-
Nếu lạm dụng thuốc có thể gây suy giảm nghiêm trọng khả năng co bóp, đào thải của cơ thể.
-
Nếu bện chuyển biến phức tạp, nên đến cơ sở uy tín, chất lượng nhằm thực hiện thụt tháo làm sạch đường ruột.
-
Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua hoặc thay đổi đơn thuốc.
-
Trong trường hợp gặp những triệu chứng bất thường, thực hiện thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe.
Chế độ ăn uống
Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để điều trị bệnh. Nên bổ sung nhiều chất xơ, uống đủ nước và hạn chế thực phẩm khó tiêu, chiến rán.
Rau cải bó xôi
Đây là thực phẩm được nhiều người tin tưởng và lựa chọn như một phương thuốc trị táo bón hiệu quả. Có thể sử dụng bằng cách luộc, hấp, nấu canh hoặc ép lấy nước. Phương pháp này giúp đào thải nhanh các độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa.
Quả sung
Quả sung được ví như thuốc nhuận tràng tự nhiên, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Nên sử dụng sau khi đã đun sôi với số lượng phù hợp, không được lạm dụng quá nhiều trong một ngày.
Nho khô
Đây là thực phẩm được nhiều người ưa chuộng bởi hàm lượng Vitamin cao, bên cạnh đó còn giúp chữa trị hiệu quả căn bệnh táo bón và cung cấp chất xơ. Để đem lại kết quả cao, nên thực hiện ngâm nho khô trong nước vài giờ trước khi ăn.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt đối với người bị bệnh táo bón, nước có tác dụng bôi trơn tại ruột, làm ẩm nguồn thức ăn nạp vào, từ đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhu động ruột.
Mỗi cá nhân cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
Bệnh táo bón có thể được ngăn ngừa thông qua lối sống khoa học, lành mạnh. Mỗi cá nhân cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp uống đủ nước. Trong trường hợp bệnh chuyển biến phức tạp, đến ngay cơ sở y tế uy tín, chất lượng để thực hiện thăm khám. Ngoài ra, có thể liên hệ với các chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số điện thoại 1900565656 để được tư vấn miễn phí.