Bệnh vảy nến da đầu là gì? có lây không, chữa như thế nào? | Medlatec

Bệnh vảy nến da đầu là gì? có lây không chữa như thế nào?

Vẩy nến da đầu là một căn bệnh khá thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất mỹ quan và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy căn bệnh này có chữa khỏi được không, có lây nhiễm hay không? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh viêm da này.


05/11/2022 | Top các loại thuốc trị nấm da đầu hiệu quả nhất hiện nay
31/10/2022 | Nấm da đầu: Nguyên nhân do đâu? cách điều trị và phòng ngừa
06/06/2022 | Cách chăm sóc da đầu mùa nóng để giảm ngứa, bết da đầu, gàu

1. Bệnh vẩy nến da đầu là gì?

Đây là căn bệnh rối loại da cơ địa khá thường gặp. Bệnh vẩy nến có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực da nào trên cơ thể chứ không riêng gì da đầu. Thậm chí có thể lan rộng toàn thân nếu không được điều trị để giảm nhẹ triệu chứng. Trong đó, da đầu là vùng da dễ xuất hiện tình trạng vẩy nến. Đây cũng là khu vực dễ tiến triển nặng. 

Bệnh hình thành do tình trạng tăng sinh của tế bào thượng bì. Vùng da bị bệnh vị viêm, bong tróc vảy trắng giống như vảy nến, sưng đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh vừa gây mất mỹ quan khiến người bệnh tự ti. 

Bệnh vảy nến da đầu có thể phân chia thành những mức độ như sau: 

  • Tình trạng nhẹ: Vùng da đầu bị viêm chiếm dưới 5%, tổn thương có đường kính chỉ từ 1 – 2cm. Các tổn thương không quá nghiêm trọng, da tróc vảy trắng giống gàu, ngứa, rụng tóc. 

  • Tình trạng bệnh nặng: Vùng da bị viêm chiếm trên 10%, xuất hiện vảy đỏ, dày, gây rụng tóc nhiều và tóc không mọc lại được. 

Căn bệnh này được biết là không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. 

Bệnh vảy nến da đầu là căn bệnh khá thường gặp

Bệnh vảy nến da đầu là căn bệnh khá thường gặp

2. Biểu hiện và nguyên nhân bệnh vảy nến da đầu

Bệnh vảy nến da đầu có triệu chứng và nguyên nhân sau: 

Triệu chứng bệnh

  • Vùng da bị tổn thương: Xuất hiện các mảng đỏ, hình thành vảy trắng, bong tróc vảy, da nổi cộm đỏ, thô ráp, nhìn mất mỹ quan. 

  • Xuất hiện các mảng trắng như sáp nến, các mảng này xếp chồng lên nhau, bong tróc dễ dàng.

  • Gây ngứa khó chịu: Các vùng da bị tổn thương, bong tróc thường gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Việc gãi thường xuyên khi ngứa sẽ khiến vảy bong tróc, chảy máu, dễ nhiễm trùng da. 

  • Rụng tóc: Tại vùng da đầu bị tổn thương có thể bị rụng tóc, tình trạng nặng khiến tóc bị rụng và vĩnh viễn không mọc lại.

Bệnh vảy nến da đầu gây mất mỹ quan khiến người bệnh tự ti

Bệnh vảy nến da đầu gây mất mỹ quan khiến người bệnh tự ti

Nguyên nhân gây bệnh

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân gây bệnh vảy nến da đầu là gì. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh hình thành do cơ chế tự miễn, các tế bào da phát triển quá nhanh so với bình thường tạo nên các mảng da dư thừa xếp chồng lên nhau, đóng vảy và bong tróc. Một số nguyên nhân được xác định là: 

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người bị vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nhất là thế hệ con cái của bệnh nhân vảy nến. 

  • Do tâm lý: Tình trạng căng thẳng kéo dài, stress lâu ngày, lo lắng quá độ,… cũng là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch bị bất thường, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh. 

  • Do rối loạn chuyển hóa trên da: Những người bị vảy nến da đầu thường có mức độ ô xy hóa da cao hơn gấp nhiều lần bình thường (có thể lên tới 400%), là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da. 

  • Rối loạn chuyển hóa đạm: Chức năng chuyển hóa đạm trong cơ thể bị rối loạn khiến cơ thể dễ mắc bệnh và bệnh nhanh chóng lan rộng hơn.

Ngoài ra, bệnh vảy nến có thể do rất nhiều nguyên nhân tác động khác như: nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, bị nhiễm HIV, viêm họng liên cầu khuẩn, do chăm sóc da đầu không đúng cách, tiếp xúc với nhiều hóa chất, rối loạn nội tiết, dị ứng,….

<a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-vay-nen-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-s107-n20507'  title ='Bệnh vẩy nến'>Bệnh vẩy nến</a> da đầu chưa xác định được nguyên nhân chính

Bệnh vẩy nến da đầu chưa xác định được nguyên nhân chính

3. Chữa bệnh vảy nến da đầu như thế nào?

Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa có giải pháp nào có thể chữa dứt điểm được bệnh vảy nến da đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể khám, xác định tình trạng bệnh và áp dụng những phương pháp điều trị để ngăn chặn sự lây lan của bệnh trên cơ thể, giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa biến chứng như: 

Sử dụng thuốc bôi tại chỗ

Trong tây y, để điều trị vảy nến da đầu, người bệnh được chỉ định sử dụng các loại thuốc các loại thuốc bôi tại chỗ như: Acid Salicylic, Corticoid, liệu pháp Vitamin D để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giúp da bong vảy, giảm viêm da, Anthralin, Retinoids bôi,… Chúng có các thành phần và tác dụng ức chế các tế bào da chậm tăng trưởng, làm mềm da và hạn chế tình trạng bong tróc. Đồng thời, thuốc bôi cũng có tác dụng kháng viêm trên da. 

Bệnh vảy nến da đầu có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách ngay từ sớm

Bệnh vảy nến da đầu có thể được kiểm soát nếu điều trị đúng cách ngay từ sớm

Dùng thuốc uống hoặc tiêm

Bệnh nhân bị vảy nến da đầu cũng có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc uống nhằm làm giảm quá trình sản xuất tế bào da, chống viêm, chống biến chứng như: Retinoids, Methotrexat, Cyclosporine, thuốc kháng sinh, chống nấm, một số loại thuốc thay đổi miễn dịch,… 

Các liệu pháp điều trị vảy nến

- Liệu pháp ánh sáng: Người bệnh được chỉ định dùng thuốc tăng cảm thụ ánh sáng kết hợp chiếu tia cực tím bước sóng ngắn để điều trị vảy nến. 

- Liệu pháp Goeckerman: Là liệu pháp sử dụng UVB kết hợp xử lý nhựa than đá trong điều trị viêm da cơ địa. 

- Excimer laser: áp dụng cho những bệnh nhân bị vảy nến ở mức độ nhẹ hoặc vừa. 

Sử dụng dầu gội trị vảy nến

Bệnh nhân bị vảy nến da đầu thường ưu tiên sử dụng các loại dầu gội có thành phần Acid salicylic, Clobetasol propionate và Coal tar để điều trị tính trạng viêm trên da đầu. 

Bên cạnh đó, bệnh còn được chữa trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà như: sử dụng nha đam, dầu dừa, dấm táo, bồ kết,… Hoặc chữa bằng thuốc đông y. Tuy nhiên, chưa có biện pháp nào có thể đem lại hiệu quả tuyệt đối. 

Bệnh vảy nến da đầu không lây nhiễm từ người sang người nhưng có khả năng di truyền từ bố/mẹ sang con với tỷ lệ cao. Căn bệnh này không thể chữa khỏi tuy nhiên có thể kiểm soát được khả năng lây lan, giảm nhẹ tình trạng bong tróc, mất thẩm mỹ, giúp người bệnh tự tin hơn khi giao tiếp. Do vậy, nếu gặp phải tình trạng bệnh này, tốt nhất, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có hướng điều trị kiểm soát bệnh đúng cách. 

Liên hệ ngay với Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn khám bệnh với các chuyên gia, bác sĩ da liễu giỏi và giàu kinh nghiệm, giúp bạn khắc phục tình trạng vảy nến da đầu hiệu quả nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp