Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ là tốt nhất? | Medlatec

Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ là tốt nhất?

Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển tốt cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngược lại, thiếu ngủ sẽ khiến trẻ uể oải, thiếu tập trung và phát triển kém. Vậy trẻ ngủ bao nhiêu là đủ và trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ là tốt nhất?


01/02/2023 | Cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ có ưu điểm và nhược điểm gì?
05/01/2023 | Bé sơ sinh thở mạnh khi ngủ là biểu hiện của bệnh gì?
04/01/2022 | Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ ngủ hay bị giật mình

1. Thời gian thức dậy của trẻ quan trọng như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của giấc ngủ và sự quan trọng về thời điểm thức dậy của trẻ. 

Ngủ đủ giấc giúp trẻ nhanh nhẹn và phát triển tốt

Ngủ đủ giấc giúp trẻ nhanh nhẹn và phát triển tốt

- Ngủ đủ giấc mang lại những lợi ích sau:

+ Khi được ngủ đủ giấc, trẻ sẽ tỉnh táo hơn, tập trung tốt hơn, thông minh hơn, phản ứng nhanh nhẹn và tương tác xã hội tích cực hơn. 

+ Khi ngủ, cơ thể trẻ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. 

+ Ngủ đủ giấc cũng giúp trẻ khỏe mạnh hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ có thể khiến trẻ dễ bị cáu gắt, rối loạn hành vi và có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý, nhất là bệnh béo phì. 

- Thời gian thức dậy của trẻ quan trọng như thế nào?

+ Giúp mẹ biết rằng con có ngủ đủ giấc hay không và cùng con điều chỉnh để có được giấc ngủ chất lượng, giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. 

+ Nếu thức dậy quá muộn, các hoạt động ban ngày của trẻ sẽ bị ảnh hưởng không tốt. Chẳng hạn, nếu dậy muộn, trẻ sẽ không có cơ hội được tắm nắng sớm để bổ sung vitamin D, tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, trẻ cũng uể oải và kém linh hoạt hơn bình thường.  

2. Trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ?

Về vấn đề trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ, các chuyên gia cho biết, thời gian thức dậy của trẻ phụ thuộc nhiều vào thời gian đi ngủ từ đêm hôm trước. Nếu trẻ ngủ muộn thì sẽ thức dậy muộn hơn, ngược lại, nếu trẻ dậy sớm thì sẽ thức dậy sớm hơn. 

Trẻ nên ngủ sớm và thức dậy sớm

Trẻ nên ngủ sớm và thức dậy sớm

Hơn nữa, thời gian ngủ ở mỗi độ tuổi của trẻ cũng sẽ khác nhau, nên cùng một thời điểm ngủ, thời gian thức dậy của các trẻ ở lứa tuổi khác nhau cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tốt nhất nên cho trẻ ngủ sớm để trẻ thức dậy sớm, tránh cho trẻ ngủ quá khuya và thức dậy quá muộn. 

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về thời gian ngủ của trẻ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo: 

- Đối với trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi: Đây là giai đoạn trẻ ngủ nhiều nhất. Mỗi ngày, trẻ cần ngủ khoảng 15 đến 18 tiếng. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ chưa theo chu kỳ ngày đêm. Trẻ thường có nhiều giấc ngủ ngắn trong ngày và mỗi giấc ngủ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tiếng. Một số trẻ sinh non thì thời gian ngủ có thể lâu hơn.  

- Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, mỗi ngày trẻ cần ngủ khoảng 14 đến 15 tiếng. Lúc này, thời gian mỗi giấc ngủ của trẻ có thể kéo dài hơn và trẻ sẽ ngủ nhiều hơn vào buổi tối. 

- Trẻ từ 4 tháng đến 1 tuổi: Trẻ vẫn nên ngủ khoảng 15 tiếng mỗi ngày là tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em ở độ tuổi này chỉ ngủ khoảng 12 tiếng mỗi ngày. Lúc này, thể chất của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều và trẻ có thể ngủ được qua đêm, chu kỳ ngủ của trẻ cũng gần giống với người lớn. 

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều hơn

Trẻ sơ sinh cần ngủ nhiều hơn

- Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ cần ngủ khoảng 12 đến 14 tiếng/ngày. Trẻ ở nhóm tuổi này rất ít khi ngủ vào buổi sáng và thường có một giấc ngủ ngắn từ 30 phút đến 1 tiếng vào buổi trưa. Vào buổi tối, trẻ thường ngủ vào khoảng 19 đến 21 giờ và trẻ sẽ thức dậy vào lúc 6 đến 8 giờ sáng ngày hôm sau. 

- Trẻ từ 3 đến 6 tuổi: Trong độ tuổi này, trẻ cần ngủ khoảng 10 đến 12 tiếng/ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã hình thành được thói quen ngủ khoa học hơn. Trẻ thường ngủ vào khoảng thời gian từ 19 đến 21 giờ và thức dậy vào khoảng 6 đến 8 giờ sáng. Khoảng 5 đến 6 tuổi trẻ sẽ ít ngủ trưa hơn. Cha mẹ không nên cho con ngủ trưa quá lâu, giấc ngủ trưa khoảng 30 đến 60 phút sẽ tốt hơn cho trẻ.

- Trẻ từ 6 đến 12 tuổi: Trẻ em trong độ tuổi này cần ngủ ít nhất 9 tiếng mỗi ngày. Trẻ nên ngủ vào 21 giờ tối và thức dậy vào khoảng 7 giờ sáng. 

- Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Ở giai đoạn này, trẻ tham gia nhiều hoạt động ở nhà trường, gia đình và cộng đồng. Do đó, giấc ngủ rất quan trọng để giúp trẻ lấy lại năng lượng và đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất. Trẻ cần ngủ khoảng 7 đến 10 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, một số trẻ thường ngủ ít do áp lực học hành. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến giấc ngủ của các em.

3. Một số lưu ý để trẻ có giấc ngủ ngon

Các bậc phụ huynh không nên chỉ quan tâm đến vấn đề trẻ em nên thức dậy lúc mấy giờ mà cần tìm hiểu thêm về việc giúp trẻ có một giấc ngủ ngon. Dưới đây là một số gợi ý cụ thể: 

- Nên cho trẻ đi ngủ sớm. 

- Cho trẻ ngủ vào một giờ cố định để giúp trẻ có được phản xạ nghỉ ngơi và ngủ dễ dàng hơn trong mọi hoàn cảnh. 

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ thoáng mát và yên tĩnh

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ thoáng mát và yên tĩnh

-  Trong lúc trẻ ngủ: Cần đảm bảo cho trẻ một không gian yên tĩnh. Bên cạnh đó, không nên để trẻ mất ngủ vì một số yếu tố không đáng có như mất ngủ do quá đói, quá no, do ngứa ngáy vì không được vệ sinh thân thể, do mặc quần áo quá chật, phòng ngủ không vệ sinh, bí bách,…

- Không nên thực hiện những hành vi khiến trẻ bị chấn thương tâm lý trước khi ngủ như quát mắt, dọa nạt, cho trẻ xem phim kinh dị hay kể những chuyện khiến trẻ sợ hãi,… 

Trường hợp trẻ bị rối loạn về giấc ngủ, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được các chuyên gia chẩn đoán tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám cho trẻ, mời quý khách hàng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số đường dây nóng 1900 56 56 56. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp