Trẻ 6 tháng tuổi cần được chăm sóc như thế nào? | Medlatec

Trẻ 6 tháng tuổi cần được chăm sóc như thế nào?

Khi đạt 6 tháng tuổi, trẻ có sự thay đổi rất lớn về khả năng vận động, giao tiếp cũng như nhận thức về thế giới xung quanh. Vậy mẹ cần chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi như thế nào để giúp con phát triển một cách tốt nhất trong giai đoạn này.


27/03/2023 | Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết
20/03/2023 | Thời điểm bổ sung vitamin A cho trẻ
15/09/2021 | Trẻ 6 tháng tuổi cần bổ sung vitamin như nào để phát triển khỏe mạnh

1. Trẻ 6 tháng tuổi thay đổi như thế nào?

Trẻ 6 tháng tuổi có rất nhiều sự thay đổi như sau: 

- Khả năng vận động: 

+ Trẻ biết lật. 

+ Bé có thể giữ được thăng bằng khi kéo tay bé ngồi dậy. 

+ Khi được mẹ hỗ trợ, bé có thể nảy người lên xuống ở tư thế đứng. 

+ Bé có thể cầm bình sữa, cầm đồ chơi hoặc với tay để lấy những đồ vật ở gần. 

Trẻ 6 tháng tuổi đã có khả năng vận động tốt hơn

Trẻ 6 tháng tuổi đã có khả năng vận động tốt hơn

+ Đây còn được gọi là giai đoạn phát triển bằng miệng vì ở độ tuổi này bé thường xuyên muốn ngậm, mút nhiều đồ vật để khám phá nhiều điều mới mẻ.

- Khả năng ngôn ngữ và hành vi giao tiếp:

+ Bé thể hiện những cảm xúc của mình bằng âm thanh hay những cử chỉ khác nhau. 

+ Lúc này, trẻ thường vươn tay, níu áo và giao tiếp với mọi người bằng những âm thanh đơn giản. 

- Sự phát triển về nhận thức

+ Trẻ đã có những thay đổi lớn về nhận thức. Cha mẹ hãy thường xuyên đọc sách cho con nghe và thường xuyên quan sát sự thay đổi nét mặt của bé khi con được tiếp xúc với những hình ảnh quen thuộc hay mới mẻ. 

+ Khi chơi đùa cùng bé, bé sẽ vô cùng thích thú. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý không nên kéo dài thời gian chơi quá lâu. Hãy chú ý hơn về phản ứng hay tâm trạng của bé. Không nên ép trẻ khiến trẻ cáu kỉnh và khóc. Cách ứng xử của cha mẹ đối với bé chính là những bài học đầu đời của trẻ về cách thấu hiểu và chia sẻ khi giao tiếp với người khác.  

2. Trẻ 6 tháng tuổi và chế độ ăn dặm

- Ở giai đoạn này, ngoài sữa mẹ trẻ cần được bổ sung chế độ ăn dặm hợp lý. Một số biểu hiện trẻ đã sẵn sàng ăn dặm như sau: 

Trẻ cần ăn dặm để đảm bảo được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ

Trẻ cần ăn dặm để đảm bảo được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ

+ Cân nặng của trẻ đã tăng gấp 2 lần so với cân nặng khi trẻ vừa mới chào đời. 

+ Trẻ biết đưa môi dưới ra phía trước khi được mẹ bón. 

+ Có thể giữ đầu thẳng hoặc ngồi được khi có sự hỗ trợ. 

+ Trước đó, bé thường có phản xạ đẩy lưỡi khi đưa thức ăn vào miệng nhưng đến giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ sẽ không còn phản xạ này nữa. 

- Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau: 

+ Nên cho con ăn và ngừng ăn đúng thời điểm: Mẹ không nên ép con ăn khi trẻ chưa đói. Đồng thời không nên ép trẻ ăn quá nhiều, hãy dừng lại đúng lúc khi con đã no và nhận được đủ lượng thức ăn, dưỡng chất cần thiết. Đừng để bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh của trẻ. 

+ Cho con ăn từ lỏng đến đặc: Thời gian đầu, hãy cho con ăn những loại thức ăn dạng lỏng để trẻ có thể thích nghi và hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất. Sau đó, khi trẻ đã quen dần, mẹ có thể cho con ăn những món ăn dạng đặc hơn. 

+ Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: Dạ dày của trẻ ở giai đoạn này còn nhỏ, do đó không thể chứa quá nhiều thức ăn. Mẹ nên điều chỉnh cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để phòng tránh tình trạng nôn trớ và giúp con hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. 

+ Cho trẻ ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất đó là tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Lưu ý, mỗi lần cho trẻ thử món mới, mẹ chỉ nên cho con thử với một lượng ít. Nếu trẻ không thích, hãy tiếp tục cho con thử vào một dịp khác. Không nên ép trẻ để ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 

- Bổ sung thêm lợi khuẩn để giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động hiệu quả hơn và hấp thu các dưỡng chất tốt hơn. 

- Lưu ý, đảm bảo ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay và đồ nấu ăn trước khi chế biến các món ăn dặm cho trẻ. 

- Vệ sinh các món đồ chơi xung quanh trẻ và đồng thời không gian vui chơi, ăn uống của trẻ cũng cần đảm bảo sạch để phòng tránh nguy cơ bệnh tật cho trẻ. 

3. Trẻ 6 tháng tuổi bao nhiêu cân?

Ở thời điểm 6 tháng tuổi, cân nặng của bé thường tăng gấp đôi so với thời điểm chào đời. Lúc này đầu của trẻ cũng vẫn to nhưng đã có sự cân bằng hơn với cơ thể so với lúc mới sinh. Luôn thay đổi tư thế nằm cho trẻ để phòng tránh tình trạng bẹt đầu. 

Bé 6 tháng tuổi thường tăng cân gấp 2 lần so với khi mới chào đời

Bé 6 tháng tuổi thường tăng cân gấp 2 lần so với khi mới chào đời

Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách, vào thời điểm 6 tháng tuổi: 

+Bé trai nặng khoảng 7,1 - 8,9 kg.

+Bé gái nặng khoảng 6,5 - 8,3 kg.

4. Trẻ 6 tháng tuổi ngủ bao lâu là đủ?

Giấc ngủ rất quan trọng với trẻ, nhất là trẻ 6 tháng tuổi. Trẻ cần đảm bảo ngủ đủ giấc và có những giấc ngủ chất lượng thì mới có thể tăng trưởng và phát triển tốt. Theo các chuyên gia, bé nên có giấc ngủ 10 tiếng vào ban đêm và giấc ngủ 1 đến 3 tiếng vào ban ngày. 

Để đảm bảo một giấc ngủ chất lượng cho bé, mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Cho bé ăn no trước khi đi ngủ. 

- Bổ sung đầy đủ vitamin Dcanxi cho bé

- Cho bé đi ngủ vào một giờ cố định. 

- Tạo cảm giác thoải mái, thư giãn cho bé trước khi đi ngủ. 

- Phòng ngủ của bé phải đảm bảo yên tĩnh, sạch sẽ, thông thoáng. 

- Nên tắt đèn khi cho bé ngủ. 

- Nếu bé tỉnh dậy giữa đêm, mẹ không nên trò chuyện với bé. 

Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh bệnh tật

Trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ để phòng tránh bệnh tật

Trên đây là một lưu ý dành cho các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý cho con tiêm vắc xin để phòng ngừa bệnh tật. Nếu còn thắc mắc về chế độ chăm sóc trẻ hoặc có nhu cầu thăm khám, tiêm chủng cho con, các bậc phụ huynh vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết hơn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp