Trẻ em là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch còn yếu nên rất dễ gặp phải một số vấn đề về sức khỏe, trong đó sốt là triệu chứng thường gặp. Rất nhiều nguyên nhân gây ra sốt như nhiễm virus, vi khuẩn, sốt sau tiêm, sốt mọc răng hay do nhiều bệnh lý khác. Dưới đây là những hướng dẫn dành cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc khi trẻ bị sốt để trẻ nhanh bình phục và phòng tránh biến chứng nguy hiểm.
26/02/2022 | Trẻ bị sốt siêu vi có tắm được không và bí kíp chăm sóc khi mắc bệnh 21/01/2022 | Tìm hiểu về tình trạng sốt ở trẻ nhỏ - Trẻ bị sốt nên khám ở đâu? 11/11/2021 | Sốt siêu vi có lây được không? Cần làm gì khi trẻ bị sốt siêu vi? 02/11/2021 | Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì?
1. Phải làm sao để xác định trẻ có sốt hay không?
Để xác định trẻ có bị sốt hay không, mẹ cần phải sử dụng dụng cụ đo thân nhiệt tại nhà, có thể là nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thủy ngân. Đây là vật dụng rất hữu ích, không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình.
Sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử vì loại nhiệt kế này sẽ cho kết quả nhanh hơn và rất dễ sử dụng. Nhiệt kế thủy ngân rất dễ vỡ và khi vỡ, thủy ngân có thể phóng thích ra ngoài gây nguy hiểm cho trẻ.
Vị trí để đo thân nhiệt cho trẻ gồm có miệng, nách và hậu môn. Thông thường, thân nhiệt của con người sẽ dao động trong khoảng 36,1 đến 37,2 độ C. Tuy nhiên, thân nhiệt cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm đo trong ngày và tùy thuộc vào mức độ hoạt động.
- Những trường hợp cần được hạ sốt là khi:
+ Kết quả đo nhiệt độ tại hậu môn là 38 độ C trở lên.
+ Kết quả đo nhiệt độ ở miệng là 37,8 độ C trở lên.
+ Kết quả đo nhiệt độ ở nách từ 37,2 độ C trở lên.
Trẻ bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân.
Cha mẹ cần theo dõi và tìm nguyên nhân gây sốt để áp dụng cách hạ sốt phù hợp và hiệu quả cho trẻ. Không nên để trẻ sốt quá cao, sốt liên tục và sốt kéo dài để hạn chế nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong tương lai. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây triệu chứng sốt ở trẻ:
+ Sốt do các bệnh lý nhiễm trùng chẳng hạn như viêm phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng đường tiêu hóa, hoặc nghiêm trọng hơn có thể kể đến nhiễm trùng máu,…
+ Trẻ bị nhiễm một số loại ký sinh trùng (nhiễm sán, sốt rét,…) cũng có thể gây ra triệu chứng sốt.
+ Sốt do một số bệnh lý ác tính, bệnh lý tự miễn,…
+ Nhiều trường hợp sốt sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, sốt do mọc răng,… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể và tình trạng sốt do những nguyên nhân này thường không kéo dài.
2. Hướng dẫn cách chăm sóc khi trẻ bị sốt
Khi trẻ gặp phải bất cứ một vấn đề gì về sức khỏe cũng khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, đặc biệt là biểu hiện sốt. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc khi trẻ bị sốt:
- Sau khi đo thân nhiệt cho trẻ và xác định trẻ bị sốt, mẹ cần để trẻ ở trong phòng thoáng nhưng cần tránh gió lùa và tốt nhất hãy hạn chế số người xung quanh trẻ.
- Tiếp đó, mẹ cần lưu ý về quần áo của trẻ. Lúc này, mẹ không để trẻ mặc quá nhiều quần áo, chỉ cần mặc một lớp áo mỏng và có chất liệu thấm hút tốt để cơ thể của trẻ dễ dàng thoát nhiệt hơn.
- Mẹ dùng khăn ấm sạch để lau người cho trẻ, nhất là vùng hố nách và vùng bẹn, có thể chườm khăn lên trán cho trẻ,…
- Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh nguy cơ mất nước.
- Trong trường hợp trẻ sốt cao, từ 38 độ C trở lên, mẹ có thể tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Loại thuốc hạ sốt thường dành cho trẻ là Paracetamol, liều dùng 10 đến 15 mg/cân nặng/lần. Có thể lặp lại sau 4 tiếng đối với những trường hợp không hết sốt.
Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ
Mẹ lưu ý cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất. Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc quá nhiều hoặc dùng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen để tránh những tác dụng phụ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
- Về chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt: Đây là lưu ý quan trọng trong vấn đề chăm sóc khi trẻ bị sốt. Đối với những trẻ bị sốt, cơ thể trẻ thường mệt mỏi, kèm theo cảm giác chán ăn. Vì thế, nên bổ sung cho trẻ những món dễ ăn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.
Mẹ nên bổ sung cho trẻ một số loại cháo dễ ăn, thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Chẳng hạn như cháo thịt bò, cháo thịt lợn cho thê tía tô, cháo thịt gà, cháo đậu xanh, cháo bí đỏ, cháo ngũ cốc và một số loại súp, nước ép hoa quả,..
Nên đưa trẻ đi khám khi trẻ sốt quá cao để bác sĩ kịp thời khám chữa
- Một số trường hợp sốt nguy hiểm mà các bậc phụ huynh không thể chủ quan và nên đưa con đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán, tìm nguyên nhân và kịp thời hạ sốt cho trẻ. Thậm chí, nếu quá chậm trễ, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng:
+ Trẻ bị sốt quá cao và khó hạ, mặc dù đã áp dụng các phương pháp hạ sốt như lau người, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ,…
+ Trẻ không chỉ bị sốt mà còn có thể kèm theo một số triệu chứng nguy hiểm khác như nôn, khó thở, lạnh tay chân, hay giật mình hoảng hốt,…
+ Trẻ sốt cao liên tục, có thể kéo dài đến hơn 2,3 ngày và tái sốt hơn 1 tuần.
+ Đối với các trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi bị sốt cao, cha mẹ cũng cần đưa con đi viện càng sớm càng tốt.
Trên đây là một số lưu ý đối với các bậc phụ huynh về vấn đề chăm sóc khi trẻ bị sốt. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn về các vấn đề sức khỏe của trẻ hoặc có nhu cầu đặt lịch thăm khám cho trẻ bởi các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, các bậc phụ huynh có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, các chuyên gia sẽ hỗ trợ chi tiết cho bạn.