Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì? | Medlatec

Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì?

Khi không được điều trị đúng cách và kịp thời, tình trạng sốt phát ban ở trẻ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm màng não, viêm phổi,... Vì thế nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và thắc mắc về vấn đề trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi.


01/11/2021 | Trẻ bị sốt phát ban tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?
14/10/2021 | Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh - Các xử lý và phòng tránh mà bố mẹ cần biết!
10/09/2021 | Giải đáp: trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không?
08/07/2021 | Chuyên gia chia sẻ cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ

1. Những biểu hiện thường gặp ở bệnh sốt phát ban

Trước khi tìm hiểu trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì, mẹ cần biết rõ về một số dấu hiệu của bệnh như sau:

- Sau khi nhiễm virus khoảng 1 đến 2 tuần thì những triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn ủ bệnh thì trẻ vẫn có thể lây qua đường hô hấp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với dịch tiết từ họng hay dịch tiết từ mũi của trẻ.

sốt phát ban uống thuốc gì

Khi trẻ sốt, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nốt ban có màu hồng hoặc đốm

- Sốt: Triệu chứng điển hình của trẻ là sốt, trẻ thậm chí có thể sốt cao trên 39 độ C. Kèm theo những cơn sốt là tình trạng đau họng, chảy nước mũi và ho.

- Phát ban: Khi trẻ sốt, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện nốt ban có màu hồng hoặc đốm. Lúc đầu, những nốt ban này sẽ xuất hiện trên ngực và bụng, sau đó sẽ lan dần tới những vùng như tay và cổ. Tùy theo từng trường hợp mà những nốt ban này có thể biến mất sau khoảng vài giờ, vài ngày và không khiến cho trẻ bị ngứa hay khó chịu.

- Một số triệu chứng khác: Sốt và phát ban là hai triệu chứng phổ biến của bệnh. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp phải một số dấu hiệu khác mà mẹ cần hết sức lưu ý, chẳng hạn như ho khan, quấy khóc, buồn nôn, bỏ bú, chán ăn, sưng mí mắt, tiêu chảy, biểu hiện mệt mỏi, mất nước,...

Phân biệt sốt phát ban với sởi

Phân biệt sốt phát ban với sởi

Với những trường hợp bệnh nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có biểu hiện nghiêm trọng, mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Cụ thể là những trường hợp sau: 

+ Trẻ bị sốt cao, kéo dài, đã uống thuốc hạ sốt mà không hạ sốt.

+ Tình trạng phát ban của trẻ kéo dài trên 3 ngày mà không có chuyển biến. 

+ Trẻ ngủ li bì, lờ đờ, thậm chí một biểu hiện nghiêm trọng hơn là hôn mê.

+ Trẻ bị co giật

+ Trẻ khó chịu, mệt mỏi, thở nhanh hay khó thở.

+ Đối với những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu mẹ cũng cần thận trọng hơn, nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. 

2. Trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì?

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì. Trước hết, mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của con xem có phải con đã bị sốt phát ban hay không? Lưu ý, mẹ chỉ nên cho con uống thuốc để điều trị sốt phát ban khi có chỉ định của bác sĩ. 

Dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng cho trẻ bị sốt phát ban: 

Bổ sung vitamin A cho trẻ

Bổ sung vitamin A cho trẻ

- Thuốc hạ sốt: Trước khi sử dụng thuốc, mẹ có thể sử dụng một số biện pháp hạ sốt an toàn như chườm khăn ấm, lau khăn ấm vùng cổ, nách và bẹn cho trẻ, đồng thời nới lỏng quần áo cho trẻ. Nếu đã áp dụng những phương pháp này mà trẻ vẫn không hạ sốt thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

- Vitamin A: Khi bị sốt phát ban, hệ miễn dịch của trẻ thường rất yếu do bị virus tấn công. Để khắc phục tình trạng này cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Đây là loại vitamin rất cần thiết giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, cũng như bảo vệ sức khỏe đôi mắt.  

Chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi bác sĩ yêu cầu

Chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi bác sĩ yêu cầu

- Thuốc kháng sinh: Khi đã áp dụng những phương pháp xử trí trên mà trẻ vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng một số loại thuốc kháng sinh nhằm mục đích chống bội nhiễm và đồng thời khắc phục, phòng ngừa biến chứng do sốt phát ban gây ra. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần sử dụng thuốc theo đúng đơn thuốc của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không đáng có gây hại cho sức khỏe của trẻ. 

Bên cạnh thắc mắc trẻ sốt phát ban uống thuốc gì, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến những vấn đề sau: 

- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ.

- Có thể dùng nước muối sinh lý và khăn sạch để rửa mũi cho trẻ. Không được dùng loại thuốc nhỏ mũi dành cho người lớn.

- Nên bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Tốt nhất, hãy cho trẻ ăn các loại cháo, súp và uống sữa, có thể chia nhỏ các bữa ăn để trẻ ăn uống một cách dễ dàng hơn. 

- Lưu ý cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường. Mẹ có thể cho trẻ uống nước lọc, các loại nước ép hoa quả hoặc nước bù điện giải oresol để cơ thể được tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

- Nên vệ sinh cho trẻ thật sạch sẽ. Không nên kiêng nước cho trẻ hay đắp kín chăn cho trẻ vì điều này khiến trẻ khó hạ sốt và thậm chí làm tăng nguy cơ bị co giật. 

- Nếu trẻ có biểu hiện chuyển biến xấu thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để trẻ được điều trị càng sớm càng tốt. 

Như vậy, với những thông tin trên, bạn đã có thể giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này hoặc muốn được đặt lịch khám sớm cho trẻ, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những bệnh viện lớn tại Miền Bắc. Bệnh viện là nơi quy tụ nhiều bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị bệnh. Hơn nữa, trang thiết bị khám chữa bệnh của MEDLATEC đều rất hiện đại, được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y tế bậc nhất thế giới. Chính vì thế, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm con yêu tại MEDLATEC.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp