Không ít người lo lắng khi phát hiện nước tiểu của mình dần chuyển từ màu sắc bình thường sang màu xanh. Có hai trường hợp xảy ra khi gặp tình trạng này. Một là tác dụng phụ của thuốc và một vài loại thực phẩm. Trường hợp còn lại đi kèm với nhiều triệu chứng đặc biệt như: tiểu bất thường, mệt mỏi, sốt,… Đây có thể là báo động cho việc cơ thể bạn đang mắc phải một vài bệnh lý liên quan đến nước tiểu màu xanh.
12/06/2021 | Nước tiểu sậm màu: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả 11/04/2021 | Bật mí 5 nguyên nhân làm nước tiểu sẫm màu không phải ai cũng biết! 02/04/2021 | Những kiến thức cơ bản về xét nghiệm protein trong nước tiểu 23/02/2021 | Nước tiểu nổi bọt cảnh báo điều gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
1. Nước tiểu chuyển sang màu xanh là dấu hiệu của bệnh lý gì?
Thông thường, nước tiểu của người có màu vàng nhạt. Với những ai bị mất nước, màu sắc nước tiểu sẽ đậm hơn bình thường. Nhưng nếu phát hiện nước tiểu của bạn có màu sắc lạ như xanh,… thì cần phải lưu ý bởi đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm có liên quan, điển hình như:
-
Nhiễm khuẩn ngược dòng: Là bệnh lý gây ra do sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài môi trường vào trong đường tiết niệu.
-
Nhiễm khuẩn huyết: Nguyên nhân bắt nguồn từ các vi khuẩn có trong máu.
-
Sự rối loạn nồng độ canxi trong máu di truyền tăng lên.
Sự rối loạn nồng độ canxi trong máu làm đổi màu nước tiểu
Hiện tượng nước tiểu màu xanh có thể là sự cảnh báo bệnh cho cơ thể. Do đó, bạn nên theo dõi nếu gần đây bạn có những triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần,… thì hãy đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để biết chính xác bệnh lý mà mình đang mắc phải và có cách điều trị phù hợp. Lưu ý, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc ở các nhà thuốc bên ngoài khi chưa có đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa.
2. Những nguyên nhân khác gây ra tình trạng nước tiểu màu xanh
Ngoài việc có liên quan đến một vài bệnh lý nguy hiểm kể trên, thì tình trạng nước tiểu có màu xanh có thể bắt nguồn từ những nguyên do dưới đây:
Tại sao có hiện tượng nước tiểu màu xanh?
2.1. Nguyên nhân liên quan đến thực phẩm
Điển hình là trường hợp các vitamin làm đổi màu nước tiểu khi được nạp vào cơ thể. Điều này xảy ra là do bạn đã nạp quá lượng vitamin cho phép, dẫn đến tình trạng dư thừa, cơ thể không hấp thụ hết được nên phải trực tiếp thải chúng ra ngoài bằng đường nước tiểu. Ví dụ như vitamin B có khả năng làm nước tiểu đổi màu, cụ thể là màu xanh nếu như nạp vào cơ thể quá liều lượng.
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt và hương nồng như măng tây,… cũng có khả năng chuyển màu nước tiểu từ vàng sang xanh lục. Ngoài ra, nếu bạn nạp vào cơ thể những loại thực phẩm có quá nhiều phẩm màu thì nước tiểu sẽ chuyển từ màu sắc bình thường sang màu của loại phẩm đó.
2.2. Nguyên nhân do thuốc
Có thể bạn chưa biết, thuốc cũng là một tác nhân gây ra hiện tượng nước tiểu màu xanh. Có thể kể đến như:
-
Các hoạt chất có cấu tạo từ phenol: Sự phá vỡ của các hoạt chất này có khả năng làm nước tiểu chuyển sang màu xanh.
-
Xanh methylene: Đây là một chất có tác dụng sát khuẩn, giải độc. Nổi bật với sắc xanh, methylene được dùng trong y tế như một dung dịch sát khuẩn hoặc điều trị bệnh methemoglobin huyết hoặc ngộ độc cyanid.
Một số loại thuốc làm nước tiểu đổi màu
Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể tạo sắc tố xanh cho nước tiểu, ví dụ như: thuốc dùng cho bệnh nhân bị trào ngược thực quản Cimetidine, thuốc chống viêm không chứa steroid dùng để điều trị bệnh gút, thuốc ngủ Zaleplon, thuốc trị chứng buồn nôn và dị ứng,…
3. Khi phát hiện nước tiểu màu xanh, xử lý như thế nào?
Nếu trong thời gian gần đây bạn có nạp vào cơ thể các loại thực phẩm dễ làm đổi màu nước tiểu thì không cần phải quá bận tâm về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu tình trạng nước tiểu màu xanh diễn ra trong một thời gian dài thì bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để biết rõ nguyên nhân cụ thể.
3.1. Các triệu chứng bệnh cần chú ý
Một số câu hỏi về dấu hiệu bệnh lý thường được bác sĩ đề cập khi khám bệnh mà bạn cần chuẩn bị trước để trả lời như sau:
-
Thời gian bắt đầu xuất hiện nước tiểu có màu xanh? Tình trạng này kéo dài bao nhiêu lâu?
-
Các loại thuốc mà bạn đang dùng?
-
Kể tên các loại thực phẩm mà bạn đã ăn gần đây, đặc biệt là thực phẩm có mùi, có màu,…
-
Ngoài sự khác biệt về màu sắc thì nước tiểu còn có biểu hiện lạ nào khác không, ví dụ: lẫn máu, có gợn chất bẩn li ti, có mùi,…
-
Những biểu hiện bất thường của cơ thể trong thời gian gần đây? (Nêu rõ triệu chứng)
3.2. Thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán
Sau khi đã tìm hiểu các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành cho bạn thực hiện một số xét nghiệm để biết chính xác tình trạng bệnh, cụ thể như:
-
Xét nghiệm nước tiểu: Để quan sát sự xuất hiện của những thành phần bất thường trong nước tiểu của bạn.
-
Xét nghiệm sinh hóa máu như: chức năng gan, chức năng thận, nhóm calci,...
-
Siêu âm: Nhằm nhận ra những chi tiết bất ổn về mặt vị trí lẫn kích thước, các vật cản và khối u ở cơ quan đó
Siêu âm để tìm ra sự bất ổn tại bộ phận có liên quan đến vấn đề nước tiểu đổi màu
Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để điều trị tình trạng nước tiểu màu xanh, bạn có thể tham khảo dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây có trang bị nhiều máy móc hiện đại, cùng đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, sẽ luôn giải quyết triệt để các vấn đề sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, đơn vị này còn áp dụng khám bảo hiểm y tế và có bảo lãnh viện phí cho tất cả bệnh nhân với gần 40 đơn vị bảo lãnh trên toàn quốc.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có đến hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ uy tín tại đây. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO số 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp chứng chỉ CAP.
Tóm lại, hiện tượng nước tiểu màu xanh này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong số đó có thể là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể, nhưng, số còn lại có thể là sự cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi phát hiện ra sự bất thường về màu sắc của nước tiểu, bạn hãy đến ngay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám hoặc liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn nhé.