Theo một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 0.8 - 4.4% bệnh nhân mắc bệnh thoát vị bẹn xuất phát từ nguyên nhân bẩm sinh. Đồng thời, nam giới có rủi ro bị bệnh cao hơn so với nữ giới. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây ra cảm giác đau nên phần lớn mọi người thường chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng hơn.
15/02/2022 | Ưu, nhược điểm của các phương pháp điều trị thoát vị bẹn hiện nay 15/02/2022 | Nên sử dụng phương pháp mổ thoát vị bẹn nào? 14/02/2022 | Những điều bạn nên biết trong quá trình điều trị thoát vị bẹn 03/02/2022 | Tình trạng thoát vị bẹn có đáng lo hay không?
1. Sơ lược về bệnh thoát vị bẹn
Vào khoảng thời gian đầu của thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, ống phúc tinh mạc sẽ được hình thành khi tinh hoàn di chuyển xuống bìu đồng thời kéo theo nếp phúc mạc. Thông thường, khi em bé chào đời thì ống phúc tinh mạc cũng sẽ đóng lại. Tuy nhiên, ở 1 số trường hợp thì ống này không đóng lại. Điều này cũng tạo cơ hội cho một vài cơ quan trong ổ bụng có thể chui vào, dẫn đến một số biến chứng ở em bé.
Sơ lược về bệnh thoát vị bẹn
Hiện tượng các cơ quan ở ổ bụng như quai ruột, buồng trứng (ở bé gái), tinh hoàn ở bé trai bị mắc kẹt tại ống bẹn cũng là nguyên nhân khiến bó mạch buồng trứng, tinh hoàn bị chèn ép dẫn đến lượng máu đến nuôi quai ruột, buồng trứng, tinh hoàn giảm. Khi đó, bệnh nhân cần được đưa đi khám và điều trị sớm vì nếu không được theo dõi và phẫu thuật kịp thời có thể khiến nghẹt ruột hoặc nặng hơn là hoại tử ruột.
Theo bác sĩ, bệnh lý này có thể nảy sinh ở mọi đối tượng nhưng đối với trẻ sinh non thường có nguy cơ cao hơn và chiếm đến 30%. Thêm vào đó, tỷ lệ mắc ở bé trai thường cao gấp 3 - 10 lần so với bé gái. Vậy bệnh thoát vị bẹn thường xuất hiện ở một hay hai bẹn? Bệnh có thể xuất hiện ở một bẹn hoặc cả hai bên bẹn. Đồng thời, theo một số dữ liệu cho thấy thì phần lớn bệnh nhân thường bị ở bên bẹn phải (chiếm khoảng 60%) và khả năng bị cả hai bên thường chiếm tỷ lệ thấp hơn (khoảng 15%).
2. Các triệu chứng
-
Một hoặc cả hai bên háng bị phình to và có thể nhìn thấy. Đặc biệt, triệu chứng này thường dễ dàng nhận biết khi cơ thể trong tư thế đứng lên hoặc bệnh nhân ho. Đồng thời, chúng sẽ hoàn toàn biến mất khi bệnh nhân nằm xuống. Đối với những bệnh nhân nam có thể kèm theo biểu hiện sưng đỏ vùng bìu.
-
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau, khó chịu, nhất là khi phải vận động mạnh, mang vác vật nặng hay kể cả khi tập thể dục. Tuy nhiên, cơn đau sẽ thuyên giảm nếu bệnh nhân nghỉ ngơi.
-
Người bệnh cảm thấy ở vùng bẹn bị áp lực do có khối đè nặng.
Bệnh nhân cảm nhận được có khối đè nặng ở bẹn
-
Đối với trẻ em: phụ huynh có thể nhận biết khi thấy có khối phồng xuất hiện ở vùng gần âm môi của bé gái hoặc vùng bẹn bìu của bé trai. Đặc biệt, trong một vài trường hợp như khi trẻ khóc, chạy nhảy, rặn đại tiện sẽ khiến khối phồng này to hơn. Khi trẻ nằm, khối thoát vị sẽ tự chui trở vào ổ bụng nên quan sát không thể thấy khối phồng nữa.
Với những trường hợp khối phình không thể trở vào bụng có nghĩa khối thoát vị đã bị nghẹt và bệnh nhân cần được điều trị gấp. Nếu người bệnh chủ quan có thể khiến các tạng trong ổ bụng bị sà xuống, gây chèn ép trong khối thoát vị hoặc nguy hiểm hơn là dẫn đến tắc nghẽn.
3. Bệnh thoát vị bẹn có gây vô sinh không?
Theo bác sĩ, bệnh thoát vị bẹn thường ít nguy hiểm đối với người lớn nhưng điều này không có nghĩa bệnh nhân có thể chủ quan. Bởi vì việc phát hiện muộn và điều trị bệnh không kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng. Một trong những biến chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân là mạc treo ruột và hoại tử ruột.
Những trường hợp hoại tử các tạng thường được lý giải do chúng bị nghẹt hoặc bị xoắn tại vùng cổ túi khiến lượng máu di chuyển đến nuôi bị thiếu hụt nhưng không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị thoát vị bẹn xuất phát từ nguyên nhân tạng trong túi dính vào nhau hoặc tạng thoát vị chui xuống và dính vào túi thoát vị nên không đẩy lên được và dễ bị chấn thương. Khi thoát vị bị chấn thương bên ngoài sẽ khiến các tạng bên trong có thể bị dập, vỡ.
Bị thoát vị bẹn có sinh con được không?
Nhiều bệnh nhân thắc mắc không biết bệnh lý này có gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không? Theo chia sẻ của bác sĩ, nếu bệnh nhân phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì bệnh lý này có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến khả năng sinh sản của bệnh nhân. Do đó, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, mọi người nên đi thăm khám sớm để hạn chế mắc phải những biến chứng về sau.
Đối với nam giới, bệnh lý này có thể gây nghẹt bó mạch thừng tinh, teo hoặc xoắn tinh hoàn và làm tăng khả năng vô sinh. Đối với nữ giới, mặc dù bệnh thoát vị bẹn không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nhưng nếu mắc bệnh khi mang thai có thể khiến ổ bụng bị áp lực và bệnh tình tiến triển nặng hơn. Vì thế, khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn cho mẹ
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoát vị bẹn
Đối với bệnh nhân là trẻ em, thoát vị bẹn được xem là một bệnh lý bẩm sinh và hoàn toàn không thể tự hết. Do đó, việc phát hiện bệnh muộn hoặc không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh thoát vị bẹn thường được điều trị như thế nào? Thực tế trong y khoa, phẫu thuật được xem là phương pháp chữa trị duy nhất đối với bệnh lý này.
Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân bị thoát vị bẹn là giải quyết khối phồng sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Hầu hết các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi đều có thể vận dụng phương pháp phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, với những đối tượng có bệnh lý đi kèm khá nặng hoặc trẻ sinh non thì bác sĩ cần cân nhắc và đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp nhất.
Chữa trị thoát vị bẹn bằng phương pháp mổ nội soi
Phương pháp phẫu thuật (hay còn gọi là mổ) được chia thành hai loại là mổ nội soi và mổ hở. Tùy vào khả năng kinh tế, nhu cầu và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến khích mọi người nên lựa chọn mổ nội soi vì phương pháp này có nhiều ưu thế nổi bật như:
-
Trong quá trình phẫu thuật, nhờ các thiết bị y khoa hiện đại hỗ trợ bác sĩ quan sát rõ các cơ quan bên trong và tiến hành khâu lại ống phúc tinh mạc một cách dễ dàng mà không tác động đến mạch máu nuôi tinh hoàn và ống dẫn tinh.
-
Thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh chóng, thời gian hồi phục vết mổ ngắn và thường chỉ sau vài ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng ít cảm thấy đau đớn so với phương pháp mổ hở.
-
Đường mổ nhỏ ở vùng nếp gấp bẹn với kích thước khoảng 30 - 40mm nên có thể đảm bảo tính thẩm mỹ.
Việc nhận biết bệnh thoát vị bẹn sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp mọi người bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân. Để điều trị hiệu quả, an toàn, các bạn có thể đến chuyên khoa Ngoại của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bệnh viện sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng trang thiết bị hiện đại đáp ứng đầy đủ điểu trị các bệnh lý cấp tính, thực hiện tiểu phẫu, trung phẫu trong đó có mổ nội soi thoát vị bẹn,... Bệnh viện còn có Trung tâm Xét nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, và là cơ sở y tế đầu tiên của Việt Nam nhận chứng nhận CAP danh giá của Hiệp hội bệnh học Hoa Kỳ.
Và nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn và hỗ trợ thêm.