Trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Trong đó rối loạn đông máu là bệnh lý đáng lo ngại. Chứng máu khó đông là bệnh thường gặp ở rất nhiều người. Xét nghiệm và nắm được các chỉ số đông máu sẽ giúp cho việc lựa chọn phương án điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Bởi vậy mà ý nghĩa của xét nghiệm đông máu được nhiều người quan tâm.
08/12/2021 | Thông tin về các loại xét nghiệm đông máu hiện nay 17/12/2019 | Khi nào bệnh nhân cần xét nghiệm đông máu ngoại sinh?
1. Đông máu là hiện tượng gì?
Đông máu là quá trình máu tạo thành các cục khối đông. Đây là điều rất quan trọng trong quá trình cầm máu của các ca phẫu thuật. Khi xảy ra xây xát, chấn thương gây ảnh hưởng đến nội mạc mạch máu, nếu chỗ vết thương không tự tạo thành cục máu đông ngăn chặn, việc mất máu liên tục sẽ rất đáng lo ngại. Khi máu không tự đông việc phẫu thuật điều trị gặp nhiều khó khăn, sức khỏe bệnh nhân cũng sẽ ảnh hưởng.
Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu là gì là thắc mắc của nhiều bệnh nhân
2. Khi nào cần làm xét nghiệm đông máu?
Xét nghiệm các chỉ số đông máu sẽ giúp cho bác sĩ có những chẩn đoán chính xác. Ngoài ra căn cứ vào kết quả xét nghiệm có thể đánh giá được tình trạng bệnh để trong quá trình khám chữa có nhiều thuận lợi, tránh gặp những rủi ro không mong muốn. Khi gặp một trong những trường hợp sau bạn nên xem xét đến việc làm xét nghiệm đông máu:
-
Có những vết bầm tím trên người và không xác định được nguyên nhân;
-
Khi bị tổn thương chảy máu nhưng không có dấu hiệu ngưng chảy dù đã dùng biện pháp cầm máu;
-
Gặp tình trạng sảy thai nhiều lần ở những giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc ra máu bất thường trong hoặc sau khi sinh;
-
Rong kinh, rong huyết, băng kinh;
Rất nhiều trường hợp chủ quan, coi thường ý nghĩa của xét nghiệm đông máu, dẫn đến tình trạng khi thực hiện phẫu thuật điều trị thì máu không thể tự đông
-
Người bệnh bị viêm khớp, xuất huyết trong khớp;
-
Khi làm xét nghiệm các vi chất, nhận thấy cơ thể thiếu vitamin K bạn nên đi làm xét nghiệm đông máu ngay;
-
Nếu cơ thể tạo ra quá nhiều máu đông, điều đó cũng khiến bạn nên cân nhắc thêm;
Ngoài ra, khi bác sĩ không kê thuốc chống đông máu nhưng vẫn xuất hiện những dấu hiệu rối loạn chảy máu như: chảy máu cam, chảy máu trong phân, chảy máu khi đi tiểu, chảy máu ở nướu răng, thị lực bỗng suy giảm,… Những trường hợp trên rất cần thiết được chỉ định làm xét nghiệm đông máu. Vì khi chỉ nhìn nhận bằng mắt thường rất khó nắm bắt được chính xác về tình trạng rối loạn đông máu của người bệnh. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bác sĩ cũng như kết quả điều trị của bệnh nhân.
Quá trình đông máu cũng được chi phối ảnh hưởng bởi một số gen nhất định. Những yếu tố gen này rất có thể di truyền từ bố, mẹ sang con. Một điều rất đặc biệt là gen này nằm trên nhiễm sắc thể X nên khả năng di truyền gen gây rối loạn đông máu ở con trai là rất cao. Chính vì vậy, ý nghĩa của xét nghiệm đông máu thật sự rất quan trọng.
3. Xét nghiệm đông máu có ý nghĩa như thế nào?
Khi chỉ qua quan sát bằng mắt thường hay nghe theo lời mô tả của bệnh nhân bác sĩ không có đủ căn cứ, dễ dẫn đến chẩn đoán sai hoặc sẽ có những thiếu sót không mong muốn trong quá trình chữa bệnh. Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu tới bệnh tình của bệnh nhân mắc chứng rối loạn máu đông. Ngược lại khi có các chỉ số xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng máu đông của bệnh nhân để đi đến quyết định có nên thực hiện ca phẫu thuật hay không.
Trước khi mổ hay giai đoạn hậu phẫu, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ việc làm xét nghiệm đông máu là vô cùng cần thiết
4. Một số lưu ý khi đi làm xét nghiệm đông máu
Trước khi đi làm xét nghiệm đông máu cũng như các xét nghiệm khác, bạn nên lưu ý một số điều như sau:
-
Không được sử dụng rượu, bia, chất kích thích vì những chất này gây ảnh hưởng, biến đổi, thay đổi thành phần, tính chất của máu dẫn đến kết quả xét nghiệm không được chính xác.
-
Nếu trong trường hợp đang sử dụng thuốc thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ chỉ định.
-
Trước khi đi làm xét nghiệm hai đến ba ngày bạn nên hạn chế ăn thịt bò và bông cải xanh, bởi những loại thực phẩm này gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
-
Tại vị trí lấy máu xét nghiệm bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau nhức hoặc tím một chút.
-
Những người có tiền sử rối loạn đông máu, máu sẽ khó đông hơn người bình thường.
Buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất để làm xét nghiệm
5. Địa chỉ làm xét nghiệm đông máu nhanh chóng, chuẩn xác
Khi gặp bất cứ vấn đề cần thăm khám hay làm các xét nghiệm, việc lựa chọn địa chỉ uy tín là điều ai cũng mong muốn nhất. Với hơn 26 năm hoạt động và phát triển với các cơ sở trải dài trên cả nước, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín để khách hàng lựa chọn.
MEDLATEC sở hữu đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tình, trách nhiệm. Ngoài ra hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, thủ tục tiến hành làm xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, không phải chờ đợi đâu là điều mà MEDLATEC mang lại cho quý khách hàng.
Đặc biệt, MEDLATEC vượt trội bởi không gian thăm khám hiện đại, sạch sẽ. Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC cũng đã được công nhận đạt chuẩn khi được trao 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ khoa học và Công nghệ và CAP của Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ. Do đó, khách hàng có thể yên tâm về độ chính xác và nhanh chóng khi thực hiện xét nghiệm đông máu tại đây.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sở hữu hệ thống xét nghiệm đạt chuẩn
Bên cạnh các hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện, phòng khám Đa khoa, Hệ thống Y tế MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Với dịch vụ này bạn chỉ cần nhấc điện thoại lên và liên hệ tới tổng đài của MEDLATEC, sau khi tiếp nhận thông tin, nhân viên y tế sẽ đến tận nhà lấy mẫu cho bạn.
Nếu vẫn còn thắc mắc về ý nghĩa của xét nghiệm đông máu xin liên hệ qua hotline 1900 56 56 56 bạn sẽ được tư vấn tận tình, chu đáo.