BNP hay còn được gọi là Peptid natriuretic tuýp B, là một hormone được tiết ra bởi các tế bào cơ tim trong tâm thất. Xét nghiệm BNP được thực hiện để đánh giá các bệnh lý về tim mạch.
02/04/2020 | Xét nghiệm NT-pro BNP, dấu ấn không thể thiếu trong chẩn đoán bệnh suy tim 05/02/2020 | Xét nghiệm Pro BNP giúp chẩn đoán trình trạng suy tim 07/01/2020 | Xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán bệnh suy tim 07/08/2019 | Xét nghiệm BNP là gì và khi nào cần xét nghiệm BNP
1. BNP là chất gì?
Trong tế bào cơ tim tâm thất, proBNP bị thủy phân làm 2 chuỗi peptide có trọng lượng phân tử tương đương nhau là NT - proBNP và một chuỗi có gốc carboxyl tận cùng là BNP. Như vậy BNP là một polypeptide có 32 acid amin. BNP được tổng hợp chính tại mô tâm thất khi có sự gia tăng áp lực thành tâm thất, quá tải thể tích trong tâm thất và sức căng thành.
Hình 1: BNP được tìm thấy trong các tế bào cơ tim
Ở người bình thường, nồng độ NT - proBNP và BNP tương đương nhau và liên tục được tiết ra từ tim. Thời gian bán hủy của BNP ngắn chỉ khoảng 22 phút. Có thể nói BNP là chất chỉ điểm để chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng các rối loạn chức năng tâm thất.
Vai trò sinh lý chính của BNP là bảo vệ hệ thống tim mạch chống lại hiện tượng quá tải tuần hoàn, BNP giúp điều hòa huyết áp bằng cách thải natri và nước qua việc tăng chức năng lọc của thận.
Do BNP được sản xuất từ tâm thất của tim nên xét nghiệm BNP sẽ giúp đánh giá chức năng của tim, đánh giá hoạt động của tim trong một số bệnh lý liên quan đặc biệt là suy tim. Nồng độ BNP trong huyết thanh càng cao thì cho biết bệnh tim càng nặng. Xét nghiệm này cũng thực hiện để đánh giá hiệu quả điều trị.
Xét nghiệm nên được thực hiện sớm nhất sau khi lấy máu do BNP chỉ ổn định trong một thời gian ngắn.
3. Ý nghĩa của xét nghiệm BNP là gì?
Giá trị bình thường của xét nghiệm BNP là: < 125 pg/ml. Giá trị này có thể thay đổi theo độ tuổi:
+ Dưới 55 tuổi, nồng độ BNP < 120 pg/ml.
+ Từ 45 - 54 tuổi: nồng độ BNP < 49 pg/ml.
+ Từ 50 - 75 tuổi: nồng độ BNP < 160 pg/ml.
Hình 2: Xét nghiệm BNP giúp đánh giá hoạt động của tim gặp trong các bệnh lý mắc phải
- Khi giá trị BNP trong khoảng từ 100 - 500 pg/ml được xem là nghi ngờ vì không xác định được bệnh nhân có suy tim hay không. Nếu BNP > 500pg/ml cho phép chẩn đoán xác định suy tim, trong bệnh suy tim giá trị BNP càng cao thì bệnh càng nặng.
- Xét nghiệm được thực hiện trong một số trường hợp sau:
+ Chẩn đoán bệnh suy tim ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (những người cao huyết áp, tiểu đường, mắc các bệnh liên quan về tim,…).
+ Tiên lượng bệnh suy tim đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh và có hiện tượng khó thở.
+ Xác định hay loại trừ bệnh suy tim khi người bệnh có biểu hiện khó thở.
+ Theo dõi tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị bệnh.
+ Theo dõi bệnh nhân sau khi có cơn nhồi máu cơ tim: nếu nồng độ BNP tăng cao trong thời gian dài khoảng 1 - 2 tháng có thể do tình trạng suy tim.
+ Nồng độ BNP giúp đánh giá tình trạng suy giảm chức năng tim và tiên lượng đột tử ở bệnh nhân suy tim.
4. Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ BNP
Một số bệnh lý làm sẽ gây tăng hoặc giảm giá trị xét nghiệm.
- Nguyên nhân chính làm tăng nồng độ BNP ( BNP > 100 pg/ ml) máu là:
+ Bệnh phổi: bệnh phổi làm tăng áp lực động mạch gây tăng giá trị BNP tới khoảng 100 - 500 pg/ml.
+ Suy giảm chức năng thận: chức năng lọc của thận trong bệnh suy thận dẫn đến nồng độ BNP tăng.
+ Bệnh đái tháo đường: bệnh nhân đái tháo đường có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh tim mạch, rối loạn cấu trúc chức năng của tim, có thể gây vữa xơ động mạch,… làm tăng giá trị xét nghiệm này.
Hình 3: Một số bệnh lý cũng làm thay đổi nồng độ BNP như: bệnh phổi,...
- Bệnh lý làm giảm nồng độ BNP là:
+ Béo phì: béo phì là yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh về tim. Đã có chứng minh rằng có sự nghịch đảo giữa chỉ số BMI và nồng độ BNP trong máu.
5. Những trường hợp có nguy cơ cao mắc suy tim
Suy tim là kết quả cuối cùng của hầu hết các bệnh lý tim mạch. Những trường hợp có nguy cơ cao bị suy tim là:
-
Những người có nền mắc các bệnh lý về cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid máu.
-
Những người mắc bệnh lý tim bẩm sinh hay bệnh về van tim.
-
Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn.
-
Hút thuốc lá, uống rượu bia.
-
Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới và tuổi càng cao khả năng bị suy tim tăng theo.
Hình 4: Những người có nền bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... tăng khả năng bị suy tim
Để hạn chế suy tim cần chú ý đến các biện pháp phòng ngừa sau, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ở trên:
- Có chế độ ăn khoa học lành mạnh: ăn giảm muối, hạn chế ăn thức ăn có chứa nhiều mỡ động vật, nội tạng động vật, giảm các đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ thay vào đó ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước.
- Luyện tập thể dục thường xuyên mỗi ngày.
- Từ bỏ thuốc lá, rượu bia.
- Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên hay khi có những bất thường.
- Kiểm tra và kiểm soát nồng độ đường máu, mỡ máu.
- Khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ các tư vấn phòng và điều trị bệnh của bác sĩ.
6. Nên xét nghiệm BNP ở đâu?
Xét nghiệm BNP hiện nay chưa phổ biến ở tất cả các cơ sở khám chữa bệnh. Do đó, để xét nghiệm kiểm tra nồng độ BNP bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín, công nghệ cao để thực hiện. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ xét nghiệm và khám chữa bệnh tin cậy nhất cả nước được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.
Hình 5: Đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ hoàn toàn an tâm về kết quả
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trên 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám chữa bệnh và mũi nhọn là chuyên ngành Xét nghiệm tự tin mang đến cho khách hàng những dịch vụ khám bệnh hiện đại và chính xác.
Bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong nhiều lĩnh vực và các bác sĩ chuyên môn tay nghề cao hết lòng vì người bệnh. Tất cả sẽ mang đến sự hài lòng nhất khi bạn lựa chọn MEDLATEC là nơi chăm sóc sức khỏe. Gọi điện tới số tổng đài 1900565656 để đăng ký khám chữa bệnh và được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại MEDLATEC.