Khám thể lực là việc làm cần thiết để đánh giá đúng thể trạng của mỗi người, phát hiện sớm bất thường để tìm cách xử lý tối ưu. Điều đáng nói là đại đa số mọi người vẫn còn băn khoăn chưa biết khám thể lực là khám những gì nên không ý thức được tầm quan trọng của thủ tục thăm khám này và dễ bỏ qua nó.
20/06/2022 | Cần kiêng gì trước khi khám sức khỏe tổng quát để có kết quả đúng? 18/06/2022 | Nên khám sức khỏe định kỳ bao lâu một lần mới tốt?
1. Khám thể lực là khám những gì?
1.1. Thế nào là khám thể lực?
Khám thể lực là một phần của khám sức khỏe tổng quát, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện sớm các bất thường bên trong cơ thể để có hướng xử trí phù hợp, giúp ngăn ngừa được những nguy cơ biến chứng xấu đến sức khỏe.
1.2. Khám thể lực bao gồm khám những gì?
Sở dĩ có băn khoăn khám thể lực là khám những gì vì thực chất thủ tục này còn khá mới lạ với nhiều người. Khi khám thể lực, người bệnh sẽ được đo cân nặng, chiều cao để có cơ sở đánh giá chỉ số BMI đồng thời được đo nhịp tim và huyết áp, đo vòng bụng.
Thông qua khám thể lực và kết quả chỉ số BMI có thể biết được một người đang béo phì hay suy dinh dưỡng
BMI là chỉ số khối lượng cơ thể được tính dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao từ đó suy ra một người đang bị suy dinh dưỡng hay đang bị béo phì. Chỉ số BMI của cơ thể được tính theo công thức: BMI = tổng trọng lượng cơ thể/(chiều cao x chiều cao). BMI của người bình thường được khuyến cáo cần đạt được trong khoảng 19 - 23.
Kết quả tính được từ chỉ số này sẽ giúp đánh giá được cơ thể có trọng lượng phù hợp với chiều cao không để điều chỉnh cân nặng sao cho có được vóc dáng cân đối nhất. Không những thế, một người có chỉ số BMI lý tưởng cũng có nghĩa là đang sở hữu tình trạng sức khỏe tốt và nguy cơ bệnh tật ít.
Ngoài ra, khám thể lực còn thực hiện thêm một số nội dung khác nữa gồm:
- Khám tổng quát lâm sàng: mục đích để đánh giá một số cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu,...
- Thực hiện xét nghiệm lâm sàng: gồm xét nghiệm nước tiểu và máu.
- Chẩn đoán hình ảnh: thông qua siêu âm ổ bụng và chụp X-quang một số vị trí mà bác sĩ cho là cần thiết.
- Thực hiện thăm dò chức năng thông qua đo mật độ loãng xương, điện não đồ, điện tâm đồ.
Khách hàng tại MEDLATEC được bác sĩ giải thích cụ thể khám thể lực là khám những gì và tư vấn về kết quả thăm khám
Ngoài việc nắm bắt được khám thể lực là khám những gì người bệnh cũng cần ghi nhớ các thông tin về tiền sử bệnh của bản thân và gia đình, trong đó đáng chú ý nhất là bệnh có khả năng di truyền hoặc lây nhiễm để thông báo với bác sĩ. Đây cũng chính là căn cứ để bác sĩ đưa ra quyết định về các nội dung khám có liên quan phù hợp với từng bệnh nhân.
2. Thời điểm nên khám thể lực và những điều cần chú ý
2.1. Các mốc thời gian nên đi khám thể lực
Khám thể lực là thủ tục cần thiết và nên được tiến hành định kỳ với tất cả mọi người, mọi độ tuổi. Sở dĩ nói như vậy là vì trong chúng ta, không ai có đủ khả năng biết chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, nguy cơ phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe ở mọi người là ngang nhau (trừ một số trường hợp đặc biệt và một số độ tuổi nhất định). Thông qua việc làm này chúng ta sẽ tự bảo vệ sức khỏe của chính mình và kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hại xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm.
Thời điểm nên khám thể lực được khuyến cáo theo độ tuổi như sau:
- 0 - 16 tuổi: mỗi năm trẻ nên được khám thể lực 1 - 2 lần để theo dõi tâm sinh lý, cân nặng, chiều cao và tiêm phòng đầy đủ.
- 18 - 25 tuổi: do thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học nên độ tuổi này thường có nguy cơ cao với một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, biết khám thể lực là khám những gì và thực hiện khám tổng quát sẽ giúp sức khỏe được theo dõi đều đặn, kịp phát hiện bất thường, được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt điều độ để bảo vệ sức khỏe.
Trẻ em cũng là đối tượng cần được khám thể lực định kỳ
- 25 - 40 tuổi: ngoài khám thể lực, giai đoạn này người bệnh còn được kiểm tra bệnh lý mạn tính như mỡ máu, men gan, tiểu đường, đánh giá chức năng gan và thận. Thông qua những kiểm tra ấy, nguy cơ bị xơ vữa động mạch, bệnh lý về tim sẽ sớm được phát hiện. Thậm chí có trường hợp còn giúp ngăn ngừa được nguy cơ tiến triển bệnh ung thư.
- 40 - 60 tuổi: thường xuyên khám thể lực ở độ tuổi này để đo mật độ xương là rất cần thiết. Những người có nguy cơ với bệnh lý lây nhiễm hay di truyền cần thông báo với bác sĩ để có biện pháp tầm soát hiệu quả.
2.2. Khi khám thể lực cần chú ý
Để kết quả khám thể lực nói riêng và khám tổng quát nói chung có được kết quả chính xác, nên lưu ý:
- Không ăn sáng; không dùng đồ uống có chất kích thích, chứa cồn hoặc chứa ga để tránh ảnh hưởng đến kết quả của các loại xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Nếu được yêu cầu nội soi dạ dày thì cần ghi nhớ và tuân thủ đúng yêu cầu do bác sĩ dặn dò.
- Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi thực hiện siêu âm ổ bụng vì nó làm cho bàng quang chứa đầy nước, nhờ đó mà bác sĩ dễ dàng quan sát buồng trứng và tử cung của nữ giới, tuyến tiền liệt của nam giới.
- Không khám phụ khoa nếu nữ giới đang trong kỳ kinh.
- Thai phụ khi khám tổng quát không được chụp X-quang.
Qua những nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc khám thể lực là khám những gì và biết được tầm quan trọng của thủ tục này để chú ý khám định kỳ đều đặn. Nếu còn thắc mắc nào khác liên quan đến khám sức khỏe tổng quát, bạn đọc có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cụ thể.