Trong quá trình kiểm tra, đánh giá chức năng gan, thận, chúng ta thường được bác sĩ yêu cầu đi xét nghiệm ure. Đây là phương pháp quen thuộc, có tác dụng theo dõi chất lượng hoạt động của gan và thận tương đối hiệu quả. Vậy bạn có biết khi xét nghiệm ure là gì, khi nào chúng ta nên thực hiện không?
03/04/2020 | Xét nghiệm Ure máu giúp hỗ trợ chẩn đoán nhanh bệnh lý gan thận 07/02/2020 | Xét nghiệm Ure máu giúp đánh giá chức năng của thận 30/11/2019 | Tổng hợp những kiến thức cơ bản về xét nghiệm ure máu
1. Tìm hiểu chung về xét nghiệm ure
1.1. Những điều bạn nên biết về ure máu
Có lẽ khá nhiều bạn từng nghe về phương pháp xét nghiệm, kiểm tra ure máu, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Để nắm được những kiến thức cơ bản về hình thức xét nghiệm trên, trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu ure máu là gì?
Xét nghiệm ure giúp bạn kiểm tra chức năng gan và thận
Hiểu đơn giản, ure máu chính là sản phẩm cuối cùng mà cơ thể chúng ta thu được sau khi quá trình chuyển hóa chất đạm kết thúc. Nhìn chung, ure luôn tồn tại trong cơ thể của mỗi người, đặc biệt lượng ure được tăng cường liên tục. Chúng thường được bổ sung nhờ các loại thực phẩm giàu chất đạm trong bữa ăn hàng ngày.
Thông thường, gan là cơ quan chính chịu trách nhiệm tổng hợp ure, sau đó chúng sẽ được lọc, đào thải thông qua thận là chủ yếu. Theo các bác sĩ, để đánh giá hiệu quả hiệu hoạt động của những cơ quan kể trên, chúng ta không thể bỏ qua việc xét nghiệm ure.
1.2. Xét nghiệm ure là gì?
Hình thức xét nghiệm ure máu hay còn được biết đến với tên gọi là BUN, thông qua phương pháp này, các bác sĩ có thể kiểm tra, đo lường hàm lượng urea nitrogen có trong máu của mỗi người.
Đối với một người bình thường, hàm lượng ure máu sẽ dao động trong khoảng từ 2.5 - 7.5 mmol/l. Nếu kết quả kiểm tra của bạn nằm trong mức trên, bạn có thể yên tâm về chức năng gan và thận.
Ngoài ra, để đánh giá chính xác hoạt động của hai cơ quan kể trên, bác sĩ có thể chỉ định chúng ta thực hiện các loại xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm nước tiểu khác.
2. Kết quả xét nghiệm ure cho biết điều gì?
Chắc hẳn hầu hết mọi người đều quan tâm tới kết quả xét nghiệm ure để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân.
Nếu lượng ure máu cao hơn bình thường, nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh về thận
Nếu như các chỉ số kiểm tra cao hơn so với bình thường, nhiều khả năng thận của bạn hoạt động kém hiệu quả và có thể đang gặp tổn thương. Bên cạnh đó, kết quả này cũng cho biết hàm lượng protein trong cơ thể người bệnh khá cao, trong khi chúng ta không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Điều này dẫn tới tình trạng lưu thông kém, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận.
Trong trường hợp này, mọi người nên thực hiện thêm một số xét nghiệm để kịp thời phát hiện, điều trị bệnh có liên quan tới chức năng thận.
Ngược lại, khi kết quả xét nghiệm ure cho thấy hàm lượng ure máu thấp, có thể bệnh nhân đang đối mặt với những vấn đề liên quan tới gan hoặc bị suy dinh dưỡng.
Tuy nhiên, kết quả này không thể chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của bạn, chính vì thế, chúng ta cần đi kiểm tra sức khỏe chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Những trường hợp nên đi xét nghiệm ure máu
Vậy khi gặp những triệu chứng nào mọi người cần chủ động đi xét nghiệm, kiểm tra lượng ure trong máu? Trên thực tế, không phải ai cũng nắm được vấn đề này, bạn hãy lưu ý một số biểu hiện lạ dưới đây nhé!
Bạn hãy lưu ý các triệu chứng đặc trưng của bệnh thận
Như đã phân tích ở trên, khi mắc bệnh có liên quan tới thận, lượng ure máu có thể tăng đột biến. Lúc này, chúng ta sẽ gặp phải một vài triệu chứng bất thường, ví dụ như tần suất đi tiểu tiện tăng so với bình thường. Đông thời, mỗi khi đi tiểu tiện, bạn có thể gặp hiện tượng nước tiểu có bọt, đổi màu lạ hoặc đi tiểu ra máu.
Nếu phải đối mặt với các dấu hiệu trên, mọi người nên chủ động đi xét nghiệm ure để phát hiện những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ngoài ra, chúng ta không thể chủ quan nếu phát hiện tình trạng đau nhức xương, khớp, đặc biệt là ở vị trí lưng. Đây là một trong những dấu hiệu rất đặc trưng của bệnh thận. Những triệu chứng kể trên khiến bệnh nhân luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt và không thể tập trung làm việc, học tập.
Một số bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương thận hoặc đang trong quá trình lọc máu cũng được chỉ định tiến hành xét nghiệm, kiểm tra lượng ure máu.
4. Chuẩn bị xét nghiệm ure
Để buổi kiểm tra diễn ra suôn sẻ, kết quả xét nghiệm ure chính xác nhất, mọi người nên chủ động tìm hiểu về chuẩn bị thật cẩn thận.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, chúng ta đừng quên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe. Nếu như bạn đang điều trị bệnh hoặc sử dụng loại thuốc nào, hãy báo với bác sĩ để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác nhất.
Bệnh nhân nên thông báo tình hình sức khỏe trước khi xét nghiệm
Nhìn chung, hình thức xét nghiệm trên khá an toàn và bệnh nhân không cần thiết phải nhịn ăn trước khi thực hiện. Trong trường hợp xét nghiệm nhiều loại khác nhau, bác sĩ có thể dặn dò người bệnh một số vấn đề. Lúc này, bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của chuyên viên y tế.
Sau khi xét nghiệm, chúng ta có thể hoạt động bình thường mà không lo sức khỏe bị ảnh hưởng. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường, mọi người hãy báo với bác sĩ điều trị để được xử lý, điều trị kịp thời nhé!
Một vài bệnh nhân có thể cảm thấy hơi đau nhức, khó chịu ở khu vực lấy máu xét nghiệm. Ngoài ra, vùng da này cũng có thể bị chảy máu hoặc bầm tím. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra hướng giải quyết phù hợp đối với bệnh nhân.
5. Ure máu thay đổi có ảnh hưởng tới sức khỏe không?
Sau khi thực hiện xét nghiệm ure, mọi người đều quan tâm không biết liệu ure máu thay đổi có ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Câu trả lời là có, chính vì thế, mọi người không nên chủ quan khi phát hiện ure máu thay đổi bất thường.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng ure máu tăng hoặc giảm quá nhiều có ảnh hưởng trực tiếp tới các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, hệ tim mạch, tiêu hóa, thần kinh và hô hấp đều phải chịu những tác động tiêu cực. Bởi vậy, bạn nên tập trung điều trị bệnh từ sớm để đảm bảo sức khỏe của bản thân.
Lượng ure máu tăng hoặc giảm đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe
Hy vọng rằng qua bài viết này, chúng ta đã nắm rõ hơn về ure máu và phương pháp xét nghiệm ure. Nếu hàm lượng ure tăng cao, bạn không nên chủ quan, nhiều khả năng bạn đang gặp phải một số vấn đề về thận. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.