Bệnh ung thư là một căn bệnh tế bào và xuất hiện khi các tế bào trong cơ thể tăng sinh bất thường. Hiện nay, ung thư nằm trong nhóm bệnh có tỉ lệ tử vong cao. Xét nghiệm tầm soát ung thư là phương pháp giúp phát hiện ung thư từ giai đoạn sớm để kịp thời điều trị, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn về các phương pháp tầm soát ung thư và các xét nghiệm tầm soát đối với một số loại ung thư phổ biến hiện nay.
1. Các phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư
1.1 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nhằm phát hiện ra các dấu ấn ung thư - một loại protein đặc biệt được tạo ra từ tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường trong cơ thể đáp ứng với trường hợp ung thư ví dụ như đối với ung thư gan thì dấu ấn ung thư là AFP, ung thư tụy là CA19-9, ung thư ruột già là CEA, ung thư phổi là CYFRA 21-1, ung thư buồng trứng là CA 125,...
Xét nghiệm máu tầm soát ung thư
Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư (xét nghiệm đột biến gen): Đây là một phương pháp tầm soát ung thư rất mới hiện nay dựa trên cơ sở rằng ung thư là do đột biến gen gây ra, ví dụ như xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, gen APC ở ung thư đại tràng,...
1.2 Phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Kỹ thuật chụp CT scan (Chụp cắt lớp vi tính), chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ) toàn thân, chụp PET CT (Chụp cắt lớp Positron) dựa trên nguyên tắc đó là: Các tế bào ung thư cần hấp thu nhiều Glucose để chuyển hóa, người bệnh được tiêm một chất đồng vị phóng xạ (positron) có gắn Glucose hấp thu nhanh. Cơ thể sẽ phóng ra các tia Gamma sau khi được tiêm thuốc phóng xạ và máy PET/CT sẽ thu nhập hình ảnh từ các tế bào khác nhau của cơ thể từ các tia Gamma.
Từ đó, ghi nhận được những bất thường về chuyển hóa tại các tế bào ngay trước khi cấu trúc bị thay đổi.
Chụp MRI toàn thân có khả năng phát hiện được khối u có kích thước nhỏ
Tầm soát ung thư của từng cơ quan đích ví dụ như: Ung thư đường ruột dạ dày, đại tràng thì làm nội soi dạ dày, đại tràng. Ung thư vú thì siêu âm ngực, chụp nhũ ảnh, MRI (Cộng hưởng từ) vú, ung thư cổ tử cung thì thực hiện PAP Smear (Xét nghiệm phết tế bào tử cung), soi cổ tử cung,...
Như vậy, câu hỏi đặt ra là tầm soát ung thư có cần khám nhiều loại bệnh ung thư với tất cả các phương pháp trên hay không? Thông thường, nếu không có chỉ thị đặc biệt thì sẽ dựa vào kết quả của các xét nghiệm máu và làm xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư. Các dấu ấn ung thư thường dùng là CEA, CA19-9, CA 125, CYFRA 21-1, AFP, PSA,... Các xét nghiệm máu này khá dễ làm, chi phí không cao và không tốn kém thời gian.
2. Xét nghiệm tầm soát ung thư - phát hiện sớm một số loại ung thư thường gặp.
2.1 Xét nghiệm tầm soát ung thư vú
Đối với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 và có sức khỏe tốt thì nên đi chụp X - quang tuyến vú định kỳ hàng năm. Nữ ở độ tuổi từ 20 - 40 nên đi khám vú định kỳ 3 năm 1 lần tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.
Đối với phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40, tuổi hành kinh sớm hay mãn kinh muộn,...thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ cao hoặc tiền sử trong gia đình có người ung thư vú thì nên được làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú sớm hơn.
2.2 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ trên 21 tuổi nên được xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sớm và không nên xét nghiệm ở phụ nữ dưới 21 tuổi.
Độ tuổi từ 21 - 29 tuổi nên được tiến hành PAP test. Không nên tiến hành xét nghiệm HPV đối với phụ nữ ở nhóm tuổi này trừ trường hợp có kết quả PAP test bất thường.
Đối với phụ nữ từ 30 - 65 tuổi khi có kết quả kiểm tra định kỳ bình thường thì không nên tiếp tục làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.
2.3 Xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng
Người bình thường ở độ tuổi trên 50 nên được tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng bằng một trong các xét nghiệm sau:
- Nội soi đại tràng sigma ống mềm định kỳ 5 năm 1 lần hoặc nội soi đại tràng 10 năm một lần, chụp đại tràng cản quang kép 5 năm 1 lần hoặc chụp CT đại tràng hay còn gọi là soi đại tràng ảo mỗi 5 năm.
- FOBT (Xét nghiệm máu tiềm ẩn trong phân) hay xét nghiệm hóa miễn dịch phân (Fecal Immunochemical Test) 1 năm 1 lần hoặc xét nghiệm DNA trong phân (Stool DNA test).
Trường hợp một trong các xét nghiệm trên dương tính thì người bệnh cần được tiến hành nội soi đại tràng. Đối với một số người có tiền sử gia đình, người có nguy cơ cao bị polyp hoặc ung thư đại trực tràng cần được kiểm soát thường xuyên hơn.
2.4 Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi
Tầm soát ung thư phổi không được khuyến cáo đối với người có nguy cơ bị ung thư phổi mức độ thấp và trung bình. Người có nguy cơ cao bị ung thư phổi như tuổi từ 55 - 74, có tiền sử hút thuốc, đang hút thuốc hoặc đã bỏ thuốc được ít hơn 15 năm. Người có nguy cơ cao nên đi khám để được tư vấn chụp CT liều thấp để sàng lọc ung thư phổi.
Israel đã nghiên cứu ra phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi thông qua kiểm tra ADN của người bệnh.
2.5 Xét nghiệm tầm soát phát hiện sớm ung thư tiền liệt tuyến
Đối với nam giới sau 50 tuổi nên được tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc tầm soát ung thư tiền liệt tuyến. Các xét nghiệm gồm có định lượng PSA và thăm khám tiền liệt tuyến qua trực tràng.
3. Nên xét nghiệm tầm soát ung thư ở đâu Hà Nội?
Ung thư là một căn bệnh có nguy cơ tử vong cao nhưng trên thực tế nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì y học hiện đại hoàn toàn có đủ khả năng kiểm soát, can thiệp sớm trước khi bệnh chuyển sang giai đoạn xấu hơn. Tầm soát xét nghiệm ung là một biện pháp tốt giúp cải thiện sức khỏe người bệnh và mang đến cuộc sống khỏe mạnh.
Ngoài việc trang thiết bị xét nghiệm cũng như kỹ thuật xét nghiệm cần đầy đủ, chính xác thì việc thăm khám lâm sàng ban đầu của bác sỹ cũng rất quan trọng. Do đó, cần chọn một cơ sở y tế có uy tín trong xét nghiệm cận lâm sàng và kinh nghiệm chẩn đoán lâm sàng để đảm bảo độ an toàn, chính xác, hiệu quả của tầm soát ung thư.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một cơ sở uy tín, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng. Bệnh viện có Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cùng 3 cơ sở khám chữa bệnh tại Hà Nội sẽ là một địa chỉ đang quan tâm nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm tầm soát ung thư.