Lao kháng thuốc là tình trạng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc, dẫn đến hiệu quả điều trị giảm, gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, cần xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Lao kháng thuốc trong trường hợp điều trị dài ngày không khỏi hoặc thể bệnh nghi ngờ. Việc điều trị với những trường hợp này khó khăn, kéo dài và tổn kém hơn bình thường nhiều lần.
21/07/2021 | Tìm hiểu chi tiết về 3 xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Lao 21/07/2021 | Lao hạch ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh có biểu hiện ra sao? 15/07/2021 | Vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh lao?
1. Vi khuẩn Lao kháng thuốc như thế nào?
Vi khuẩn Lao là nguyên nhân gây bệnh hô hấp Lao nghiêm trọng, khó điều trị và dễ lây lan. Khó khăn hơn khi loài vi khuẩn này có khả năng tự biến đổi, kháng lại các thuốc điều trị khiến chúng khó bị kiểm soát và tiêu diệt hơn. Bệnh nhân nhiễm Lao kháng thuốc phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn, việc điều trị khó khăn và tốn kém thời gian hơn.
Vi khuẩn Lao có thể tự kháng thuốc qua đột biến gen chọn lọc
Thực tế, tình trạng Lao kháng thuốc đang ngày càng gia tăng, cơ chế được nhiều nhà khoa học tìm kiếm và đưa ra. Song thuyết đột biến gen vi khuẩn nhận được nhiều sự ủng hộ: Trong quá trình điều trị sử dụng thuốc kết hợp, vi khuẩn lao xảy ra sự đột biến nhiễm sắc thể ngẫu nhiên có chọn lọc. Sự đột biến này khiến vi khuẩn có khả năng kháng lại một hoặc nhiều loại thuốc nhất định trong quá trình điều trị. Như vậy, sử dụng thuốc chống Lao là yếu tố tác động lên sự thay đổi kháng thuốc của vi khuẩn này.
Điều này lý giải tại sao chủng vi khuẩn Lao kháng thuốc luôn tồn tại và có xu hướng tăng lên. Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước có Lao đa kháng thuốc nhiều nhất thế giới, dẫn tới gánh nặng điều trị lớn.
Việt Nam đang là quốc gia có gánh nặng Lao kháng thuốc nhiều
Với thể Lao kháng thuốc tiên phát, những nguyên nhân xuất phát từ điều trị sau cùng góp phần gây bệnh:
-
Bệnh nhân không tuân thủ đúng và đủ liệu trình điều trị của bác sĩ.
-
Bác sĩ kết hợp và xây dựng liệu trình điều trị không đúng như: phối hợp thuốc không phù hợp, hướng dẫn bệnh nhân không đúng cách,…
VI khuẩn Lao kháng thuốc ở người đang điều trị (vi khuẩn Lao kháng thuốc tiên phát) có thể lây cho người bệnh khác. Người bệnh này được gọi là mang vi khuẩn Lao kháng thuốc thứ phát.
2. Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Lao kháng thuốc giúp phân loại các loại Lao kháng thuốc
Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Lao sẽ dựa trên kết hợp kháng sinh đồ cùng các xét nghiệm nhanh như: Gene Xpert MTB/RIF, Hain Test,… Kết quả xét nghiệm sẽ giúp phân loại Lao kháng thuốc để lên liệu trình điều trị phù hợp đạt hiệu quả cao hơn.
Cụ thể, các thể Lao kháng thuốc sẽ cần xác định bao gồm:
Lao kháng Rifampicin
Bệnh nhân Lao không đáp ứng điều trị với Rifampicin, hơn nữa có thể có kháng thêm với các thuốc chống lao hàng một khác.
Lao kháng đơn thuốc
Kháng sinh đồ sử dụng loại thuốc chống Lao hàng một, để kiểm tra khả năng kháng thuốc khác Rifampicin.
Lao kháng nhiều thuốc
Trong kháng sinh đồ phát hiện, bệnh nhân Lao kháng với 2 thuốc chống lao hàng một trở lên, khác Rifampicin.
Vi khuẩn Lao kháng càng nhiều thuốc càng khó điều trị
Lao kháng đa thuốc
Bệnh nhân Lao kháng đồng thời với ít nhất 2 thuốc chống lao bao gồm Rifampicin và Isoniazid.
Tiền siêu kháng
Đây là thể vi khuẩn Lao kháng thuốc có thể kháng thêm với bất cứ loại thuốc nào trong nhóm Fluoroquinolone hoặc một trong 3 thuốc tiêm hàng hai gồm: Amikacin, Kanamycin, Capreomycin.
Siêu kháng thuốc
Đây là thể Lao kháng thuốc mạnh nhất, không chỉ đa kháng mà còn kháng thêm với đồng thời ít nhất 1 trong ba thuốc tiêm hàng hai cùng bất cứ thuốc nào thuộc nhóm Fluoroquinolone.
3. Vi khuẩn Lao kháng thuốc nguy hiểm như thế nào?
Lao là loại vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp, chúng khu trú đầu tiên ở phổi và từ đây bắt đầu sinh sản, nhân lên số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn theo đường máu hoặc không khí xâm nhập đến nhiều nơi trên cơ thể như: não, xương sống, thận,… Lao hô hấp dễ dàng lây lan cho người khác nhưng các bệnh lao khác không lây nhiễm.
Vi khuẩn Lao hoạt động gây bệnh mạnh mẽ hoặc ở thể bất hoạt tùy vào hệ miễn dịch của cơ thể. Vì thế có những bệnh nhân nhiễm Lao từ sớm nhưng không có triệu chứng bệnh, cũng không lây lan cho người khác. Nhưng khi sức khỏe suy yếu vì nguyên nhân nào đó, vi khuẩn Lao mới hoạt động gây bệnh, triệu chứng và biến chứng đều nguy hiểm.
Điều trị Lao kháng thuốc cần kéo dài và khó đáp ứng hơn
Với bản thân người bệnh lẫn sức khỏe chung của cộng đồng, vi khuẩn Lao đều là mối nguy hiểm lớn.
Điều trị khó khăn
Một số dòng thuốc nhất định đang được sử dụng điều trị cho bệnh nhân Lao, tuy nhiên khi vi khuẩn có khả năng kháng thuốc sẽ không thể sử dụng loại thuốc đó để điều trị. Phải xét nghiệm chẩn đoán thể kháng của vi khuẩn để dùng thuốc thay thế phù hợp. Cùng với đó phải theo dõi cẩn thận tránh vi khuẩn Lao tiếp tục kháng thuốc điều trị.
Tác dụng phụ nghiêm trọng
Vi khuẩn Lao kháng thuốc có khả năng gây bệnh lớn hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe khi thuốc điều trị chưa hoặc không thể kiểm soát chúng. Hơn nữa, một số thuốc điều trị bắt buộc dùng thay thế trong trường hợp Lao cũng có độc tính nhất định, gây tổn hại cho sức khỏe người bệnh.
Thời gian và chi phí điều trị tăng cao
Với lao thông thường, nếu tuân thủ điều trị theo phác đồ đúng, tỷ lệ chữa khỏi bệnh đạt tới 91% trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên với Lao kháng thuốc, điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn. Phác đồ điều trị Lao kháng thuốc tiên tiến nhất ít nhất phải kéo dài 9 tháng, tỉ lệ chữa khỏi chỉ đạt khoảng 75%. Với các dòng vi khuẩn siêu kháng thuốc, liệu trình điều trị phải kéo dài lâu hơn đến 20 tháng.
Điều này không chỉ gây mất thời gian mà còn tốn kém không ít tiền bạc của gia đình và xã hội.
Nguy cơ lây nhiễm cao
Người bệnh mắc Lao kháng thuốc có khả năng lây lan cao hơn, khiến người mắc lao kháng thuốc thứ phát điều trị khó khăn hơn.
Vi khuẩn Lao kháng thuốc dễ dàng lây nhiễm cho cộng đồng
Vì thế, lao kháng thuốc đang thực sự trở thành mối nguy hại lớn trong xã hội.
4. Điều trị Lao kháng thuốc như thế nào?
Chẩn đoán xác định thể Lao kháng thuốc có vai trò quan trọng để lựa chọn và quyết định liệu trình điều trị phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị bao gồm: Thời gian tái khám theo dõi đáp ứng điều trị, sử dụng đúng thuốc đúng thời điểm và đúng liều lượng,… Nếu có dấu hiệu tiếp tục kháng thuốc, bác sĩ cần thay đổi thuốc điều trị và thời gian có thể kéo dài lâu hơn.
Hiện, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là địa chỉ uy tín của nhiều khách hàng khi có nhu cầu xét nghiệm bởi:
-
Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (từ ngày 7/1/2022).
-
Có hỗ trợ áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như bảo hiểm Bảo Việt, Manulife, Dầu khí PVI,...
-
Đội ngũ nhân viên y tế chuyên môn cao, trách nhiệm.
Để tìm hiểu thêm thông tin về các xét nghiệm phát hiện vi khuẩn Lao kháng thuốc, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.