Khám phụ khoa là việc mà bất cứ nữ giới nào cũng nên thực hiện định kỳ. Việc thăm khám đều đặn sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng sức khỏe, bệnh lý phần phụ ở nữ giới. Từ đó bảo vệ sức khỏe phụ nữ, tránh biến chứng của các căn bệnh nguy hiểm không mong muốn.
06/01/2023 | Betadine phụ khoa: thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng 05/01/2023 | Các loại thuốc đặt phụ khoa được dùng phổ biến nhất hiện nay 03/01/2023 | Viên đặt phụ khoa: phân loại, công năng và cách sử dụng 05/12/2022 | Nấm Candida - “Thủ phạm" gây bệnh phụ khoa và cách phòng ngừa
1. Khám phụ khoa là quá trình kiểm tra những gì?
Kiểm tra phụ khoa là việc mà bất cứ chị em nào cũng đã từng trải qua ít nhất 1 lần. Việc thăm khám phần phụ ở nữ giới cần được thực hiện định kỳ để bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất. Tuy nhiên, với lần đầu thực hiện các chị em thường rất bỡ ngỡ và không biết cần thực hiện những gì.
Kiểm tra phụ khoa ở nữ giới sẽ được tiến hành lần lượt từ bên ngoài vào bên trong. Kiểm tra bên ngoài chính là các phần có thể quan sát bằng mắt thường như âm vật, âm hộ, bộ phận tầng sinh môn. Bộ phận sinh dục trong, nơi không thể thấy được bằng mắt thường sẽ bao gồm: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng.
Các bước kiểm tra sẽ tiến hành lần lượt từ bên ngoài và bên trong đối với nữ giới đã có quan hệ tình dục. Đối với nữ giới chưa quan hệ tình dục, khám phụ khoa chỉ có thể quan sát được bên ngoài và thông qua thăm khám trực tràng để đánh giá tử cung.
Khám phụ khoa đóng vai trò quan trọng với sức khỏe nữ giới
Trong quá trình khám phụ khoa tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm dịch, xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm phần phụ,… Quá trình khám phụ khoa sẽ được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ. Đảm bảo đưa ra được những kết luận chính xác cho người bệnh.
Hiện nay, quá trình kiểm tra phụ khoa ở nữ giới không chỉ được thăm khám bằng tay mà còn được sự hỗ trợ của các máy móc hiện đại như: máy soi cổ tử cung, máy siêu âm,.... Nhờ vậy, hạn chế được việc chẩn đoán sót, chẩn đoán sai bệnh.
2. Lý do phụ nữ cần phải đi kiểm tra phụ khoa đều đặn
Các bộ phận sinh dục ở nữ giới rất nhạy cảm nên tỷ lệ mắc các bệnh lý phụ khoa là rất nhiều. Tình trạng mắc bệnh phụ khoa không ngừng tăng lên mỗi ngày. Bên cạnh những bệnh lý nhẹ thì không thiếu các trường hợp mắc bệnh lý nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản gây vô sinh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Chính vì vậy, việc khám phụ khoa đều đặn là điều hết sức thiết yếu và quan trọng. Thăm khám thường xuyên là tiền đề giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe hoặc giai đoạn sớm của bệnh lý. Điều này sẽ giúp bạn có phương pháp bảo vệ, điều trị dứt điểm, hạn chế những tổn thương không mong muốn về bệnh lý.
Đi cùng với đó, phụ nữ sau sinh và bước vào độ tuổi tiền mãn kinh càng cần phải đi kiểm tra phụ khoa thường xuyên.
Khám phụ khoa định kỳ là giải pháp bảo vệ sức khỏe an toàn
Hơn nữa, thăm khám thường xuyên bạn sẽ nhận được những tư vấn, giải đáp thắc mắc từ các bác sĩ chuyên khoa. Chị em sẽ biết cách phòng tránh mang thai, bảo vệ sức khỏe sinh sản, phương pháp giữ vệ sinh vùng kín đúng, an toàn,… Đối với bệnh lý sẽ có phác đồ điều trị phù hợp nhất.
3. Khám phụ khoa ở nữ giới được bác sĩ thực hiện ra sao?
Việc khám phụ khoa sẽ được thực hiện đơn giản, nhẹ nhàng. Các bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn tận tình chu đáo đem đến cho bệnh nhân sự thoải mái nhất. Thông thường, các bước kiểm tra phụ khoa sẽ diễn ra lần lượt như sau:
3.1. Trao đổi cơ bản giữa bác sĩ cùng với bệnh nhân
Trước khi đi đến kiểm tra chi tiết, bác sĩ sẽ có những trao đổi, thăm hỏi về tình hình, thông tin của người bệnh. Những thông tin trao đổi sẽ bao gồm như tên gọi, tuổi, chiều cao, cân nặng, đã kết hôn hay chưa, chu kỳ kinh nguyệt như thế nào và tiền sử những lần thăm khám phụ khoa trước hoặc tiền sử bệnh lý nếu có.
Qua trao đổi sẽ giúp bác sĩ sẽ hiểu được những điều cơ bản về người bệnh. Như vậy sẽ có những bước kiểm tra chính xác hơn tiếp theo.
Thông tin trao đổi ban đầu giữa bác sĩ cùng bệnh nhân
3.2. Khám các bộ phận sinh dục nữ
Sau khi đã nắm được tình hình sức khỏe bệnh nhân thông qua trao đổi, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm. Đầu tiên là quan sát, thăm khám các bộ phận sinh dục ngoài của nữ giới. Tiếp theo, đối với nữ giới đã có quan hệ tình dục, sẽ sử dụng mỏ vịt chuyên dụng để kiểm tra bộ phận sinh dục bên trong.
Ngược lại, với nữ giới chưa kết hôn bác sĩ chỉ thực hiện kiểm tra bên ngoài.
3.3. Thực hiện các phương pháp xét nghiệm để phục vụ mục đích kiểm tra phụ khoa cần thiết
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, siêu âm phần phụ,... Các xét nghiệm này có thể bao gồm: soi dịch tươi âm đạo, tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục nếu nghi ngờ,…
Bác sĩ lần lượt kiểm tra các phần ở phụ khoa
3.4. Nhận kết quả từ bác sĩ
Sau khi hoàn thành các bước trên, bệnh nhân sẽ phải chờ đợi để có kết quả xét nghiệm. Khi đã có đầy đủ các kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đọc kết quả, tư vấn giải thích về kết quả của các xét nghiệm, siêu âm và đưa ra những chẩn đoán cuối cùng.
Đối với trường hợp bệnh nhân cần phải điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
4. Thời điểm nào thì nữ giới nên đi kiểm tra phụ khoa?
Khám phụ khoa được đánh giá là việc mà nữ giới cần nghiêm túc thực hiện. Thời điểm mà nữ giới nên tiến hành kiểm tra phụ khoa sẽ bao gồm:
4.1. Khám sức khỏe phụ khoa định kỳ
Kiểm tra phụ khoa đều đặn là điều mà nữ giới không nên bỏ qua trong cuộc sống của mình. Không phải bệnh lý phụ khoa nào cũng có biểu hiện từ sớm.
Có những bệnh lý nguy hiểm chỉ bộc lộ các triệu chứng khi bước sang giai đoạn nghiêm trọng. Bởi vậy, việc kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý, có phương pháp điều trị hiệu quả.
Tham khảo các hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ tốt cho sức khỏe của chính chúng ta. Chị em phụ nữ nên kiểm tra sức khỏe phụ khoa theo thời gian khoảng 6 tháng một lần. Ngoài ra thì chị em cũng có thể khám phụ khoa nhiều hơn nếu có triệu chứng không ổn hoặc có thời gian.
Nữ giới nên khám phụ khoa định kỳ
4.2. Kiểm tra phụ khoa khi cơ thể có các dấu hiệu bất thường
Cơ quan sinh dục là bộ phận khá nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm nếu chăm sóc vệ sinh không đúng cách. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục như: ngứa rát, khó chịu ở vùng kín, dịch âm đạo có mùi và màu sắc bất thường hay các triệu chứng khác như đau thắt vùng chậu, đi tiểu khó, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều,… Bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện nơi có bác sĩ chuyên môn để thực hiện kiểm tra.
4.3. Khám phụ khoa khi bạn bước vào hôn nhân
Việc kiểm tra phụ khoa trước hôn nhân là điều rất cần thiết. Việc khám phụ khoa ở giai đoạn này sẽ giúp bạn đảm bảo được tình trạng sức khỏe của mình.
Khám phụ khoa trước khi tiến đến kết hôn
Ngoài ra, với các chị em đang có ý định mang thai nên đi kiểm tra sức khỏe của mình. Kiểm tra phụ khoa sẽ góp phần rất lớn giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi. Khám phụ khoa trước khi mang thai còn giúp bạn phát hiện các bệnh lý lây nhiễm nguy hiểm, tránh lây truyền sang con trong quá trình mang bầu.
Chị em nên đảm bảo việc thăm khám phụ khoa đều đặn tại các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ tin cậy, được các chị em phụ nữ tin tưởng và hài lòng khi sử dụng dịch vụ tại đây. Quý khách hãy đến với MEDLATEC để được thăm khám phụ khoa với bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị máy móc hiện đại. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ với tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.