Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn và đảm bảo an toàn, thường được yêu cầu thực hiện khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ. Để tìm hiểu vấn đề xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
08/03/2023 | Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu cho biết chỉ số gì về sức khỏe? 08/03/2023 | Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số và những điều cần lưu ý 01/03/2023 | Chỉ số hồng cầu trong nước tiểu liên quan gì đến tình trạng sức khỏe?
1. Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
Nước tiểu là sản phẩm có chứa nhiều chất độc, cặn bẩn được hệ tiết niệu trong cơ thể chúng ta tạo ra và đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu giúp xác định, kiểm tra, phân tích sự xuất hiện, nồng độ các chất tồn tại trong nước tiểu. Thông qua đó, phát hiện được dấu hiệu bệnh, chẩn đoán một số vấn đề sức khỏe cũng như nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu cũng có ý nghĩa trong việc theo dõi, đánh giá hiệu quả quá trình điều trị của bệnh nhân.
Hiện nay, có 4 phương pháp xét nghiệm nước tiểu phổ biến bao gồm: tổng phân tích nước tiểu, soi cặn nước tiểu, cấy nước tiểu, sinh học phân tử- PCR.
Và thông tin sau đây về một số bệnh lý sẽ giúp trả lời cho câu hỏi xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì.
1.1. Nhiễm trùng đường tiểu
Nếu trong nước tiểu phát hiện có vi khuẩn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh có thể xuất phát từ niệu quản, niệu đạo hay bàng quang của hệ tiết niệu. Để xác định người bệnh có đang bị nhiễm trùng đường tiểu không, bác sĩ sẽ dựa vào hai chỉ số là tế bào bạch cầu và Nitrate (là sản phẩm chuyển hóa gây ra bởi vi khuẩn) trong nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp phát hiện bệnh nhiễm trùng đường tiểu
1.2. Các bệnh lý liên quan đến thận
Thận là cơ quan lọc máu quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Xét nghiệm nước tiểu có giá trị trong việc giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến thận.
Cụ thể, các chỉ số xét nghiệm nước tiểu bất thường như tế bào hồng cầu, chỉ số Protein, chỉ số pH,... có thể là dấu hiệu biểu hiện cho các bệnh lý như suy thận, sỏi thận,...
1.3. Các bệnh lý liên quan đến bàng quang
Bàng quang là một trong các cơ quan thuộc hệ tiết niệu với nhiệm vụ chứa nước tiểu và đưa ra tín hiệu khi vượt mức chứa về lượng nước tiểu. Các bệnh lý ở bộ phận này được biểu hiện qua sự xuất hiện của vi khuẩn hay máu trong nước tiểu. Do vậy, thực hiện xét nghiệm nước tiểu cũng giúp phát hiện các bệnh lý đó.
Các bệnh lý ở bàng quang có thể được phát hiện thông qua kết quả xét nghiệm nước tiểu
1.4. Bệnh gan
Xét nghiệm nước tiểu có ý nghĩa trong việc giúp phát hiện các bệnh lý ở gan thông qua chỉ số UBG và BIL. Cơ quan này có thể mắc phải các bệnh lý như viêm gan, xơ gan,...
1.5. Bệnh đái tháo đường
Đây cũng là một câu trả lời khác cho vấn đề xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì. Cụ thể, việc người bệnh có đang mắc bệnh đái tháo đường không có thể được tiết lộ qua chỉ số xét nghiệm nước tiểu gồm có độ pH, Xeton.
Bệnh đái tháo đường cũng có thể được tiết lộ qua kết quả xét nghiệm nước tiểu
1.6. Bệnh lây truyền tình dục
Bên cạnh đó, thực hiện xét nghiệm này cũng có thể được chỉ định để chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: giang mai, lậu,…. Đặc biệt, có thể phát hiện ngay cả trong giai đoạn ủ bệnh và chưa xuất hiện triệu chứng.
2. Lưu ý những điều gì trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu?
Như vậy, kết quả xét nghiệm nước tiểu có thể tiết lộ về tình trạng sức khỏe, bệnh lý của người bệnh. Và để đảm bảo kết quả xét nghiệm một cách chính xác, người bệnh khi trước khi thực hiện xét nghiệm này cần lưu ý một số điều sau:
- Trước khi thực hiện lấy mẫu nước tiểu để làm xét nghiệm, nên thông báo cho bác sĩ được biết nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm chức năng hay vitamin nào. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tạm ngừng sử dụng loại thuốc đó trước khi thực hiện xét nghiệm này.
- Đi kèm với đó, không nên tiêu thụ những loại thực phẩm nhiều màu có thể làm ảnh hưởng màu sắc của nước tiểu, khiến cho nước tiểu đổi màu, chẳng hạn như củ dền, quả mâm xôi hay thanh long đỏ. Điều này là để tránh dẫn đến sự sai lệch trong kết quả xét nghiệm.
Trước khi làm xét nghiệm nước tiểu không nên dùng các thực phẩm dễ khiến nước tiểu đổi màu
- Ngoài ra, cũng cần tránh uống các loại đồ uống có chứa chất kích thích ví dụ như cà phê hoặc có chứa đường trước khi thực hiện xét nghiệm nước tiểu.
- Dịch tiết âm đạo có thể tác động tới kết quả xét nghiệm nước tiểu. Vì thế, nếu đang trong hoặc gần đến kỳ kinh thì nữ giới cần báo lại cho bác sĩ được biết trước khi tiến hành.
Bài viết trên đây đã chia sẻ thông tin giải đáp cho câu hỏi xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì cũng như một số điều nên lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm này.
Nếu có sự xuất hiện biểu hiện bất thường và mong muốn thực hiện xét nghiệm nước tiểu, quý khách hàng có thể tin tưởng lựa chọn dịch vụ được cung cấp bởi Hệ thống Y tế MEDLATEC - một địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng đặt niềm tin.
MEDLATEC quy tụ của đội ngũ Chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh. Kèm theo đó là sự hỗ trợ đắc lực đến từ hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ hiệu quả cho quá trình xét nghiệm. Đặc biệt, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam hiện nay hoạt động với hai tiêu chuẩn xét nghiệm quốc tế song hành là ISO 15189: 2012 và CAP (Hoa Kỳ). Vì thế, quá trình thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ diễn ra nhanh chóng và quý khách sẽ nhận được kết quả với độ chính xác cao.
Cùng với đó, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm tận nơi với chi phí hợp lý để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Đây cũng là dịch vụ tiện ích có thể giúp quý khách chủ động về thời gian và địa điểm thực hiện xét nghiệm mà vẫn đảm bảo sự chính xác cao cho kết quả nhận được.
Trong trường hợp có nhu cầu được giải đáp các vấn đề còn đang băn khoăn, mời quý khách hàng gọi ngay đến đường dây nóng: 1900 56 56 56 của MEDLATEC. Các tổng đài viên của bệnh viện sẽ nhanh chóng nhận cuộc gọi và tư vấn chi tiết cũng như đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho quý khách.