Xét nghiệm máu là chỉ định thường được bác sĩ lựa chọn trong khám sức khỏe tổng quát hoặc có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ bệnh lý nào đó. Dựa trên những chỉ số thu thập được từ kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán các vấn đề sức khỏe mà mình có nguy cơ gặp phải. Vậy xét nghiệm máu tổng quát biết được những bệnh gì? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
06/12/2022 | Các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản bạn nên biết 05/12/2022 | Kết quả xét nghiệm máu tại nhà có chính xác không? 05/12/2022 | Xét nghiệm máu tại nhà - Gợi ý địa chỉ uy tín!
1. Mục đích của xét nghiệm máu tổng quát
Không phải chỉ khi có các triệu chứng của bệnh thì mới cần xét nghiệm máu mà ngay cả khi cần cập nhật tình hình sức khỏe chúng ta cũng có thể thực hiện được phương pháp này. Xét nghiệm máu tổng quát sẽ cung cấp cho bác sĩ các thông tin cần thiết để kiểm tra, đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe, ngoài ra còn hỗ trợ phát hiện các rối loạn hoặc vấn đề bệnh lý liên quan đến những chỉ số xét nghiệm máu.
Một thông tin đặc biệt quan trọng khác đó là xét nghiệm máu còn giúp chúng ta biết được mình thuộc nhóm máu nào, qua đó phục vụ cho công tác hiến máu, nhận máu và các vấn đề liên quan khác.
Xét nghiệm máu còn giúp phân loại nhóm máu phục vụ cho việc hiến máu, nhận máu,...
Không chỉ có vậy, xét nghiệm máu còn là công cụ đắc lực cho việc tầm soát các bệnh lý nguy hiểm ngay cả khi chưa bộc lộ triệu chứng lâm sàng hoặc đang ở giai đoạn sớm. Nhờ đó bệnh nhân sẽ được tư vấn phương hướng điều trị kịp thời, thích hợp, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí điều trị cũng như bảo tồn được chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
2. Xét nghiệm máu tổng quát biết được những bệnh gì?
Thông qua xét nghiệm máu tổng quát, bạn có thể phát hiện được những tình trạng bệnh lý sau:
2.1. Thành phần trong máu và các bệnh về tế bào máu
Xét nghiệm máu tổng quát có tác dụng giúp chúng ta biết được các thành phần có trong máu và những bệnh về máu, điển hình như bệnh ký sinh trùng, viêm nhiễm, thiếu máu, rối loạn miễn dịch, ung thư máu, vấn đề về đông máu. Để xác định các bệnh lý này bác sĩ sẽ cần dựa trên các chỉ số xét nghiệm sau:
-
Các tế bào bạch cầu: đây là thành phần vô cùng quan trọng, tham gia vào cơ chế bảo vệ cơ thể trước các sự kiện có thể xảy ra như bệnh lý và nhiễm trùng. Nếu xét nghiệm cho ra kết quả chỉ số bạch cầu bất thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề như rối loạn miễn dịch, ung thư máu, nhiễm trùng;
-
Các tế bào hồng cầu: nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển khí oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể. Khi hàm lượng hồng cầu thay đổi bất thường có thể là triệu chứng ngầm báo hiệu bệnh nhân đang bị xuất huyết, mất nước, thiếu máu hoặc mắc các rối loạn khác về hồng huyết cầu;
-
Các tiểu cầu: tham gia vào quá trình đông máu, giúp các vết thương chóng lành. Khi tiểu cầu tăng giảm bất thường sẽ dẫn tới bệnh dễ tụ huyết khối (là tình trạng máu quá đông) hoặc rối loạn chảy máu (máu khó đông);
-
Hematocrit (Hct): phản ánh tỷ lệ hồng cầu trong một đơn vị máu. Nếu mức Hct thấp thì chứng tỏ người bệnh đang bị thiếu máu, còn Hct cao thì có nghĩa là bệnh nhân đang bị mất nước. Ngoài ra, chỉ số này bất thường cũng là cảnh báo bệnh tủy xương hoặc rối loạn máu;
-
Hemoglobin (Hb): đây là một loại protein có mặt trong các tế bào hồng cầu, giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển khí oxy. Nồng độ Hb ở mức bất thường sẽ gây ra các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu, hội chứng tan máu bẩm sinh Thalassemia hay các vấn đề về máu khác. Trong trường hợp người bệnh bị đái tháo đường, Hb có khả năng liên kết với lượng đường dư thừa trong máu và gây tăng HbA1c;
-
Mức MVC (thể tích trung bình hồng cầu): MVC bất thường cũng cho chúng ta biết liệu người đó có đang bị thiếu máu hay không.
Các thành phần của máu và nhiệm vụ của chúng đối với cơ thể
2.2. Bệnh về đường huyết
Xét nghiệm máu còn cung cấp thông tin về chỉ số đường (hay glucose) chứa trong máu của người bệnh. Nếu lượng đường huyết tăng cao quá mức thì bệnh nhân đang có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.3. Những vấn đề về điện giải
Các chất điện giải trong cơ thể như Clorua, Kali, Natri,... có tác dụng duy trì hàm lượng chất lỏng và giúp cân bằng tính axit cho cơ thể. Khi bệnh nhân bị rối loạn điện giải sẽ kéo theo các vấn đề như bệnh về gan thận, mất nước, tăng huyết áp, suy tim và những rối loạn nghiêm trọng khác.
2.4. Bệnh lý liên quan đến rối loạn enzym
Enzym đóng vai trò như một chất xúc tác tham gia vào các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng đối với xét nghiệm enzym trong máu thì sẽ được ứng dụng trong chẩn đoán đau tim.
2.5. Bệnh lý về thận
Để kiểm tra chức năng thận cần phải biết nồng độ creatinin và ure trong máu. Đây là những chất thải do thận lọc ra, trong trường hợp các thông số này có bất kỳ bất thường nào thì bệnh nhân có khả năng đang mắc bệnh về thận hoặc suy giảm/rối loạn chức năng thận.
2.6. Bệnh về tim mạch
Xét nghiệm máu còn là một trong các phương pháp giúp kiểm tra nguy cơ bị bệnh tim mạch thông qua các chỉ số sau:
-
Cholesterol tốt: đây là một dạng cholesterol có chức năng giảm thiểu tắc nghẽn lòng động mạch;
-
Cholesterol xấu: loại cholesterol này khi tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tắc nghẽn và xơ vữa động mạch;
-
Triglyceride: đây là một loại chất béo hiện diện trong máu.
Khi hàm lượng các thành phần trên có sự bất thường thì chứng tỏ bệnh nhân có thể đang mắc bệnh tim mạch vành. Để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, bệnh nhân cần tuân thủ nhịn ăn trước thời điểm xét nghiệm khoảng 9 - 12 tiếng.
2.7. Tình trạng tổn thương của tế bào tim và cơ bắp
Trong cơ thể có chứa một loại protein đặc biệt đó là Troponin với chức năng chính là giúp co cơ. Nếu các tế bào tim hoặc các phần cơ bắp gặp phải tình trạng tổn thương nào đó, Troponin sẽ bị rò rỉ và đi vào máu khiến nồng độ protein này trong máu tăng lên.
Ví dụ như nếu bạn bị đau tim thì hàm lượng Troponin sẽ tăng cao trong máu. Vì vậy bác sĩ thường sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm Troponin nếu người bệnh có các triệu chứng lâm sàng như đau ngực hay các biểu hiện nghi ngờ đau tim khác.
Xét nghiệm máu tổng quát sẽ cung cấp thông tin cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe
2.8. Các bệnh về canxi máu
Canxi là một trong những khoáng chất có vai trò không thể thiếu đối với cơ thể. Nếu hàm lượng khoáng chất này quá cao hoặc quá thấp thì khả năng cao là bệnh nhân đang gặp các vấn đề về xương, bệnh liên quan đến thận, ung thư, bệnh lý tuyến giáp, suy dinh dưỡng hoặc bệnh lý khác.
Trên đây là câu trả lời cho băn khoăn: Xét nghiệm máu tổng quát biết được những bệnh gì? Như vậy có thể nói xét nghiệm máu là phương pháp có tác dụng giúp kiểm tra và phát hiện ra nhiều vấn đề về sức khỏe nên được tiến hành định kỳ hàng năm.
Nếu bạn cần được tư vấn cụ thể hơn về dịch vụ xét nghiệm máu tổng quát hoặc đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC, quý bạn đọc vui lòng liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 để được tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chi tiết hơn.