Xét nghiệm máu thường được chỉ định trong khám sức khỏe định kỳ, chẩn đoán và theo dõi, điều trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản và những lưu ý không thể bỏ qua.
29/04/2022 | Chuyên gia hướng dẫn về cách đọc các chỉ số xét nghiệm máu bình thường 26/01/2022 | Tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu trong chẩn đoán bệnh tật 26/01/2022 | Bạn đã biết đến ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm máu chưa? 15/08/2020 | Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng trong xét nghiệm sinh hóa máu
1. Hướng dẫn đọc các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản
Đọc và hiểu rõ về các chỉ số xét nghiệm máu không phải là điều đơn giản. Chỉ những người có kiến thức chuyên sâu về y học như các bác sĩ mới có thể thực hiện được. Tuy nhiên, nếu cập nhật những kiến thức cơ bản, khi nhìn vào tờ kết quả xét nghiệm, đặc biệt là dựa vào kết quả tham chiếu, bạn có thể biết những chỉ số máu nào là bình thường và chỉ số nào là bất thường.
Các chỉ số xét nghiệm máu có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn
- Chỉ số đường huyết: Nhờ vào chỉ số này, chúng ta sẽ nhận biết được lượng glucose trong máu là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì sẽ càng nguy hiểm. Chỉ số đường huyết được cho là bình thường khi nằm trong khoảng từ 4,1 - 6,1 mmol/l.
- Chỉ số men gan SGPT và SGOT bình thường nằm trong khoảng 20 - 40 UI/l. Khi chỉ số này giảm hoặc tăng cao hơn so với mức tiêu chuẩn thì có thể là gan của bạn đang gặp vấn đề bất thường.
- Chỉ số mỡ trong máu, cụ thể như sau:
+ Chỉ số Triglyceride: 0,4 - 2,3 mmol/l.
+ Chỉ số Cholesterol: 3,4 - 5,4 mmol/l.
+ Chỉ số LDL-cholesterol: 0,9 - 2,1 mmol/l.
+ Chỉ số HDL-cholesterol: 0,0 - 2,9 mmol/l.
Nếu kết quả chỉ số mỡ trong máu vượt quá mức an toàn phía trên, thì rất có thể người bệnh đang gặp phải những bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu. Đặc biệt những trường hợp có chỉ số Cholesterol và LDL-choles quá cao có nguy cơ bị tai biến, đột quỵ.
- Chỉ số GGT an toàn khi nằm trong ngưỡng 0 - 53 UI/l. Đây là chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán những bệnh lý về gan. Chỉ số này vượt ngưỡng tiêu chuẩn khi khả năng thải độc của gan bị suy giảm đáng kể.
- Chỉ số Ure trong máu giúp phản ánh chức năng thận. Chỉ số này được cho là an toàn khi nằm trong mức từ 2,5 - 7,5 mmol/l.
- Chỉ số Creatinin: Giá trị an toàn nằm trong mức từ 44 - 97 µmol/l ở nữ và 53 - 106 µmol/l ở nam. Nếu chỉ số này vượt ngưỡng an toàn thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về thận.
- Chỉ số Acid Uric: Rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh lý về thận và bệnh gout. Chỉ số này an toàn nếu đạt từ 150 - 360 µmol/l ở nữ. Đối với nam giới là 180 - 420 µmol/l.
- Số lượng bạch cầu trong máu: Chỉ số an toàn nằm trong khoảng 4,300 - 10,800 tế bào trong một mm3. Một số nguyên nhân dẫn đến tăng số lượng bạch cầu là nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin B, mắc bệnh viêm gan,...
Chỉ số hồng cầu giảm có thể do bệnh thiếu máu
- Số lượng hồng cầu trong máu:
+ Nữ giới: Chỉ số an toàn là 3,9 - 5,03 T/l.
+ Nam giới: Chỉ số an toàn là 4,32 - 5,75 T/l.
Nguyên nhân khiến chỉ số hồng cầu tăng cao là do cơ thể bị mất nước, mắc các bệnh về tim mạch hoặc có thể bị bệnh đa hồng cầu. Chỉ số hồng cầu thấp có thể là một số bệnh như thiếu máu, lupus ban đỏ.
- Chỉ số huyết sắc tố: Chỉ số an toàn là 12 - 15,5 g/dl đối với nữ và 13,5 - 17,5 g/dl đối với nam. Khi mắc phải một số bệnh lý về tim phổi hoặc cơ thể bị mất nước thì chỉ số huyết sắc tố sẽ tăng. Ngược lại, những trường hợp bị thiếu máu, chảy máu hoặc xảy ra phản ứng tan máu thì chỉ số này sẽ giảm.
- Chỉ số HCT cần đạt khoảng 37 đến 51%.
+ Tăng khi bị rối loạn dị ứng, bệnh phổi mạn tính,...
+ Giảm khi bị thiếu máu, mất máu,...
- Số lượng tiểu cầu trong máu: Chỉ số giới hạn an toàn sẽ nằm trong khoảng từ 150 - 450 G/l. Nếu chỉ số này quá thấp có thể dẫn tới chảy máu kéo dài. Nếu chỉ số này quá cao có thể dẫn tới đông máu bất thường và ảnh hưởng đến lưu thông máu, tăng nguy cơ tắc mạch máu, tai biến, đột quỵ.
- Dung tích tiểu cầu trong 1 đơn vị thể tích máu: Chỉ số này được cho là an toàn khi nằm trong khoảng 4 đến 11 fL.
+ Chỉ số này tăng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về tim mạch, bệnh tiểu đường.
+ Chỉ số này thường giảm ở những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu,...
2. Một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu
- Nhịn ăn từ 6 đến 10 giờ trước khi thực hiện các loại xét nghiệm:
Trước khi xét nghiệm cần nhịn ăn từ 6 đến 10 giờ
+ Xét nghiệm sắt trong máu.
+ Xét nghiệm mỡ máu.
+ Xét nghiệm đường huyết lúc đói.
+ Các xét nghiệm chuyển hóa, xét nghiệm chức năng thận,…
Các trường hợp phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách nhịn ăn an toàn trước khi thực hiện xét nghiệm máu.
- Trong thời gian nhịn ăn, bạn không nên tập thể dục để khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn và có những ảnh hưởng nhất định đến xét nghiệm máu.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang phải sử dụng một số loại thuốc điều trị.
- Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng để thuận tiện cho quá trình nhịn ăn. Hơn nữa, sau một đêm, cơ thể của người bệnh cũng khá ổn định, đảm bảo cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn.
MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo có kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh. Ưu điểm vượt trội của MEDLATEC là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng. MEDLATEC có thể đáp ứng hơn 2.000 danh mục xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu với mức chi phí hợp lý. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm sớm, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.