Xét nghiệm máu thai 7 tuần là phương pháp được sử dụng trong khám sức khỏe sinh sản cho mẹ bầu có nguy cơ cao. Mẹ có thể tầm soát được dị tật, bệnh bẩm sinh sớm sau khi thực hiện xét nghiệm này.
08/10/2019 | Giải đáp băn khoăn siêu âm 6 tuần có tim thai chưa 04/10/2019 | Tham khảo 5 điều về siêu âm thai 6 tuần 04/10/2019 | Siêu âm thai 6 tuần không thấy thai vào tử cung có sao không?
1. Có nên xét nghiệm máu thai 7 tuần?
Xét nghiệm máu thai 7 tuần tuổi là xét nghiệm sàng lọc quan trọng, thường được áp dụng với những mẹ bầu có:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh di truyền.
- Từng bị cúm, ốm trong thời gian mang thai hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định.
- Đang hoặc từng tiếp xúc với hóa chất độc hại trong thời kỳ mang thai.
Như vậy, xét nghiệm máu thai 7 tuần giúp sàng lọc, phát hiện nguy cơ bệnh tật sớm với trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. Do đó, bác sĩ nghi ngờ thai nhi bất thường, dị tật, hoặc mẹ có biến chứng thai kỳ thì bắt buộc phải thực hiện thủ thuật này.
Còn với những trường hợp mẹ bầu mang thai thông thường thì không bắt buộc.
2. Ưu điểm của xét nghiệm máu thai nhi
Phương pháp sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác, như:
An toàn, không gây tai biến
Xét nghiệm thực hiện trên máu thai phụ, không xâm lấn như những phương pháp sinh thiết nhau thai, chọc hút dịch ối,… nên không gây tai biến sẩy thai, nhiễm trùng dịch ối, dò dịch ối,…
Phát hiện sớm bệnh bẩm sinh ở thai nhi
Phương pháp siêu âm chỉ có thể phát hiện được dị tật của thai nhi về hình thể từ tuần 12, không phát hiện được yếu tố bất thường bên trong. Còn xét nghiệm hormone có nguồn gốc phôi thai trong máu mẹ, test bộ ba chỉ phát hiện gián tiếp nguy cơ mắc bệnh của thai, không chỉ rõ thai mắc bệnh di truyền gì. Như vậy, xét nghiệm máu thai 7 tuần giúp phát hiện sớm nhất, chính xác, độ tin cậy cao những dị tật thai.
Xét nghiệm máu thai giúp sàng lọc dị tật bẩm sinh hiệu quả
Phương pháp sàng lọc này rất quan trọng để phát hiện, can thiệp sớm nếu thai nhi mắc dị tật bẩm sinh.
Mẹ bầu cần xem xét lựa chọn thực hiện xét nghiệm máu thai 7 tuần sàng lọc sớm dị tật bẩm sinh thay cho các xét nghiệm xâm lấn khác như: chọc dịch ối, sinh thiết nhau thai,…
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu thai 7 tuần
Xét nghiệm máu thai 8 tuần, hay còn gọi là xét nghiệm phôi thai 7 tuần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Lấy mẫu
Mẫu xét nghiệm có thể được bác sĩ chọn lấy mẫu máu hoặc mẫu nước tiểu của mẹ bầu, sau đó sẽ tách ADN ra để phân tích. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu bởi ADN chiết tách từ máu bền hơn, trong khi ADN tách từ nước tiểu rất nhanh phân hủy.
Mẫu xét nghiệm thường lấy là máu mẹ
Bước 2: Phân tích mẫu
Mẫu ADN sau khi được tách từ máu/nước tiểu của mẹ được mang đi phân tích. Từ kết quả phân tích, bác sĩ sẽ biết được dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Phân tích nhận được những kết quả sau: bất đồng nhóm máu với mẹ, suy giảm miễn dịch do không có Gamme Globulin huyết, múa vườn, múa giật - Huntington, thiếu máu vùng biển - thalassemia, hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh, xơ hóa nang, bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi (mẹ mang nhóm máu Rh-, con mang nhóm máu Rh+),…
Bước 3: Báo kết quả và tư vấn
Với kết quả xét nghiệm máu thai 7 tuần sàng lọc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ thông báo trực tiếp kết quả cho mẹ và gia đình. Nếu trẻ mắc dị tật bẩm sinh, bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra lời khuyên hợp lý nhất, tốt cho mẹ và bé.
Siêu âm 7 tuần sẽ phát hiện sớm các dị tật thai nhi
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai 7 tuần
Mẹ đã trải qua 7 tuần thai với nhiều biến đổi từ tâm lý đến thể chất, phía trước còn một chặng đường dài mẹ đồng hành cùng bé, trước khi đón bé yêu chào đời.
Cùng với niềm vui khi mang trong mình đứa con bé bỏng, mẹ cũng cần lưu ý đến các vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt và theo dõi dấu hiệu bất thường của thai nhi. Điều này sẽ đảm bảo cho mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh.
Dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu
Khi có thai, mẹ cần chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hơn bởi bây giờ, mẹ còn cần thêm dinh dưỡng cho bé con trong bụng. Thai nhi sẽ hấp thụ dưỡng chất mà cơ thể mẹ có và cung cấp, nhưng điều này không có nghĩa là mẹ ăn càng nhiều càng tốt.
Lượng thức ăn chỉ cần nhiều hơn ¼ bình thường, đảm bảo đủ chất, đa dạng, không ăn mặn.
Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm canxi, sắt và acid Folic cho giai đoạn thai 7 tuần tuổi này. Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, các chất kích thích, hạn chế rượu bia và thực phẩm không tốt cho thai kỳ.
Cân nặng của mẹ bầu đến khi sinh chỉ nên tăng từ 9 - 12 kg, trong đó 3 tháng đầu tăng khoảng 1kg. Chế độ dinh dưỡng thừa hay thiếu so với nhu cầu của mẹ và bé đều có ảnh hưởng không tốt.
Dinh dưỡng hợp lý cho mẹ trong thời gian thai kỳ
Theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của thai nhi
Ở quý 1, nếu mẹ thấy nghén quá nhiều hoặc bị đau bụng, ra máu bất thường thì không nên chủ quan. Nghén quá mức, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, không ăn được,… có thể là dấu hiệu chửa trứng, nhiễm độc thai nghén. Còn tình trạng đau bụng, ra máu có thể là báo hiệu dọa sẩy thai, chửa ngoài tử cung,…
Khi thai nhi bước sang quý 2, khi mẹ không thấy có thai máy, thai ít đạp,… thì cũng cần lưu ý theo dõi và thông báo cho bác sỹ. Ở 3 tháng thai kỳ cuối cùng, nếu thấy ra nước âm đạo bất thường thì có thể do bị rỉ ối. Những dấu hiệu bất thường của thai nhi mẹ đều cần thông báo cho bác sỹ để kịp thời xem xét, can thiệp.
Hạn chế làm việc quá sức và tiếp xúc hóa chất độc hại
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn chưa ổn định, do đó làm việc quá sức, những công việc vất vả, dễ va chạm đến thai nhi là rất nguy hiểm. Mẹ nên hạn chế để tránh tác động xấu đến thai, có thể dẫn đến sảy thai.
Nếu kết quả xét nghiệm máu thai 7 tuần cho thấy thai nhi của bạn hoàn toàn khỏe mạnh thì cũng không nên chủ quan. Nếu tiếp xúc với hóa chất độc hại, uống thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ lúc này cũng vấn gây hại không nhỏ cho thai nhi.
Do đó, hạn chế tối đa tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc, khói bụi độc hại,… đồng thời sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng an toàn, không chứa thành phần gây hại cho thai nhi.
Xét nghiệm máu thai 7 tuần thực hiện lấy mẫu máu mẹ, nên rất an toàn, mẹ có thể yên tâm thực hiện. Trên đây là một số thông tin tổng hợp về xét nghiệm máu thai 7 tuần sàng lọc sớm dị tật thai nhi, hi vọng sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho mẹ.