Bệnh loãng xương được coi là căn bệnh nguy hiểm cho mọi đối tượng mắc phải. Nếu được kiểm tra mật độ xương từ sớm thì sẽ kịp thời phát hiện bệnh loãng xương đồng thời lựa chọn được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Vậy phương pháp xét nghiệm mật độ xương là gì? Ai cần phải làm xét nghiệm này?
23/03/2021 | Lao xương khớp: triệu chứng, biến chứng và cách điều trị 23/03/2021 | Đau nhức xương khớp - dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm 09/02/2021 | Nỗi khổ sở của người cao tuổi mắc bệnh cơ xương khớp vào mùa lạnh
1. Xét nghiệm mật độ xương là gì?
Mật độ xương là gì?
Mật độ xương (có tên tiếng anh là bone mineral density) là một dạng thông số dựa trên lượng mô khoáng có trong cơ thể với đơn vị đo trên diện tích (g/cm2) hoặc đơn vị đo trên thể tích (g/cm3). Mật độ xương có thể đo bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh và một số kỹ thuật khác.
Chất lượng xương khỏe mạnh đồng nghĩa với việc bạn có một cơ thể khỏe mạnh bởi vai trò của xương rất quan trọng. Hệ thống xương khớp giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể và đặc biệt chính là nơi sản xuất ra các tế bào bạch cầu và tế bào hồng cầu.
Việc đo mật độ xương chính là phương pháp đo mật độ khoáng xương sẽ giúp người bệnh chẩn đoán được tình trạng chất lượng xương và nguy cơ dẫn đến loãng xương. Có rất nhiều phương pháp đo mật độ xương mang lại kết quả chính xác lên tới 90%, trong đó phương pháp DEXA được xem là biện pháp xét nghiệm xương hiện đại nhất cũng như có ít tác dụng phụ gây tổn thương cho người bệnh.
Phương pháp đo mật độ xương DEXA cho kết quả chính xác nhất
Dựa vào tiêu chuẩn xác định mật độ xương của WHO (tổ chức y tế thế giới), kết quả xác định mật độ xương bằng phương pháp DEXA sẽ được thể hiện thông qua chỉ số T-score. Cụ thể:
-
Nếu chỉ số T-score thấp hơn -2.5 thì sẽ được chẩn đoán loãng xương.
-
Nếu chỉ số T-score thấp hơn -2.5 đồng thời đã có tình trạng bị gãy xương thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh loãng xương nặng.
2. Tại sao cần xét nghiệm mật độ xương?
Xét nghiệm mật độ xương là gì? Tại sao cần xét nghiệm mật độ xương trước khi xảy ra sự cố gãy xương?
Như ta đã tìm hiểu ở trên thì phương pháp xét nghiệm mật độ xương sẽ giúp người bệnh phát hiện tình trạng loãng xương. Không những thế, phương pháp này còn có thể kiểm tra được chất lượng xương hiện tại của người bệnh để có những biện pháp củng cố chất lượng xương, phòng ngừa bệnh loãng xương cũng như nguy cơ gãy xương xảy ra.
Cụ thể thì phương pháp xét nghiệm mật độ xương sẽ chỉ ra 3 kết quả là:
-
Xác định được tình trạng mật độ xương có bị giảm hay không.
-
Xác định nguy cơ người bệnh có thể bị gãy xương.
-
Xác nhận xem người bệnh có bị loãng xương hay không, sau khi đã có hiện tượng bị gãy xương.
Mặc dù trường hợp bệnh loãng xương xuất hiện nhiều hơn ở nữ giới và những người cao tuổi, tuy nhiên những bệnh nhân bị loãng xương còn có thể được xác định dựa vào các yếu tố khác nữa. Những đối tượng sau đây được chỉ định cần xét nghiệm mật độ xương sớm nhất có thể để tránh tình trạng loãng xương gây biến chứng nghiêm trọng:
-
Những người đã từng bị gãy xương: Mật độ xương giảm dẫn tới tình trạng xương trở nên mong manh rất dễ bị giòn và gãy. Nếu người bệnh bị gãy xương dù nguyên nhân do chấn thương nặng hay nhẹ thì cũng cần đi xét nghiệm mật độ xương bởi tình trạng gãy xương được xem là một dạng biến chứng của loãng xương.
-
Những người bị giảm chiều cao không rõ nguyên nhân: Thông thường thì sự phát triển của hệ thống xương khớp đều sẽ giúp cơ thể cao lớn hơn, thế nhưng nhiều yếu tố tác động đến khả năng phát triển xương khớp có thể khiến chiều cao người bệnh bị giảm. Nguyên nhân chủ yếu có thể đến từ bệnh loãng xương.
-
Sử dụng một số loại thuốc gây tổn hại chất lượng xương: Người bệnh đang được điều các bệnh lý khác đòi hỏi sử dụng thuốc steroid trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tái tạo xương, nguy cơ bị loãng xương tăng cao.
Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra loãng xương
-
Giảm nồng độ hormone sinh dục: Một số bệnh thể ung thư khi được điều trị sẽ khiến người bệnh giảm bớt một lượng lớn hormone sinh dục và dẫn tới nguy cơ loãng xương. Cụ thể thì ở nữ giới hormone estrogen sẽ bị giảm bởi các bệnh ung thư các cơ quan hệ sinh dục, còn ở nam giới là tình trạng ung thư tuyến tiền liệt sẽ khiến nồng độ testosterone bị giảm mạnh.
-
Những người đã từng được phẫu thuật cấy ghép: Rất nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải những căn bệnh quái ác khiến chất lượng tủy bị suy giảm cho nên sẽ được cấy ghép tủy xương. Tuy nhiên, việc cấy ghép tủy xương sẽ cần phải kết hợp với một số loại thuốc chống đào thải, do đó quá trình sản xuất tái tạo xương cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều dẫn tới nguy cơ loãng xương. Trường hợp này cũng sẽ xuất hiện ở những ca phẫu thuật cấy ghép các bộ phận khác của cơ thể.
3. Lưu ý khi xét nghiệm mật độ xương
Phương pháp đo mật độ xương là gì? Thực hiện phương pháp này cần lưu ý gì?
Xét nghiệm mật độ xương (hay đo mật độ xương) chỉ nhằm mục đích xác định nguy cơ loãng xương chú không giống như phương pháp quét xương. Cụ thể thì phương pháp quét xương sẽ có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng gãy xương, nhiễm trùng xương, các dạng ung thư hoặc các bất thường khác có trong cấu trúc xương. Phương pháp đo mật độ xương sẽ không cần tiêm bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể trước khi thực hiện.
Không cần tiêm bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể khi thực hiện đo mật độ xương
Phương pháp đo mật độ xương với công nghệ DEXA có kết quả cao nhất (90% độ chính xác) thế nhưng cũng sẽ có một lượng phóng xạ nhỏ chiếu vào cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi lượng tia X vào cơ thể rất thấp, thậm chí thấp hơn lượng tia X khi chụp X-quang vùng ngực).
Trường hợp không được thực hiện phương pháp đo mật độ xương DEXA là khi: Người bệnh có lượng bari hoặc tương phản đã được tiêm vào cơ thể trong việc chụp CT, hoặc đang nằm trong diện thử nghiệm y học hạt nhân.
Quý bạn đọc cần thêm thông tin hữu ích về mật độ xương hoặc có nhu cầu chẩn đoán bệnh loãng xương thì hãy liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56.