Số ca mắc bệnh về gan đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là lạm dụng bia rượu, thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh,.... Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan chính là phương pháp giúp phát hiện sớm những bất thường tại cơ quan này và điều trị kịp thời, phòng ngừa nguy cơ biến chứng.
10/02/2023 | Nên xét nghiệm chức năng gan Hưng Yên ở cơ sở nào? 08/12/2022 | Xét nghiệm chức năng gan Bắc Ninh ở đâu uy tín? 01/11/2022 | Xét nghiệm chức năng gan Mê Linh - Chọn ngay MEDLATEC! 21/10/2022 | Mọi điều nên biết trước khi làm xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
1. Kiểm tra chức năng gan mang lại lợi ích gì? Những ai cần thực hiện?
Gan là một cơ quan tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể, có thể kể đến như giải độc, tổng hợp protein, sản xuất enzyme tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn,... Gan hoạt động tốt sẽ góp phần giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.
Gan tham gia vào nhiều hoạt động trong cơ thể
1.1. Lợi ích của xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan chính là đánh giá chỉ số men gan, bilirubin trong máu,... Dựa vào những chỉ số quan trọng này, các bác sĩ có thể:
- Phát hiện những tổn thương hoặc các bệnh lý ở gan. Nhiều bệnh lý về gan thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì những biểu hiện không rõ ràng, đặc biệt là bệnh viêm gan, ung thư gan,... Tuy nhiên, khi thực hiện các xét nghiệm, chỉ số kết quả sẽ có thể phản ánh rõ ràng về tình trạng sức khỏe của gan. Trên thực tế, có nhiều trường hợp được chẩn đoán bệnh trong các cuộc thăm khám sức khỏe định kỳ, trong khi cơ thể không xảy ra những triệu chứng bất thường.
- Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh: Các chỉ số kết quả xét nghiệm chức năng gan cũng có thể góp phần giúp các bác sĩ tìm nguyên nhân gây bệnh để lên phác đồ thích hợp.
- Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh. Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời nhằm giúp người bệnh bảo vệ và cải thiện sức khỏe gan một cách tốt nhất.
1.2. Những đối tượng nên kiểm tra chức năng gan
- Những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý về gan có thể kể đến như tình trạng vàng da, vàng mắt, chán ăn, thường xuyên đau nhức hạ sườn phải, hay buồn nôn, chướng bụng, nước tiểu đục,...
Nên kiểm tra gan nếu có dấu hiệu vàng da
- Nếu trong gia đình có người từng mắc các bệnh về gan, bạn cũng nên thực hiện kiểm tra chức năng hoạt động của gan.
- Nếu quan hệ tình dục không lành mạnh, thường xuyên uống bia rượu, tiêm chích ma túy hoặc từng truyền máu không an toàn,... bạn cũng nên thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra về chức năng gan.
- Người béo phì, mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao cũng cần theo dõi sức khỏe gan.
- Bệnh nhân đang trong quá trình điều trị, cần sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến gan.
- Người mắc một số bệnh lý liên quan đến túi mật.
2. Các loại xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
Để kiểm tra chức năng gan, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện những loại xét nghiệm khác nhau:
2.1. Các loại xét nghiệm để xác định mức độ hoại tử tế bào gan
Trong đó có 2 chỉ số cơ bản cần được kiểm tra đó là AST và ALT:
- Chỉ số AST: Thường có mặt ở gan và một số cơ quan khác như cơ tim, thận, phổi, não,... Kết quả xét nghiệm bình thường khi AST < 40 UI/L.
Có nhiều loại xét nghiệm khác nhau để đánh giá chức năng gan
- Chỉ số ALT: Kết quả xét nghiệm an toàn khi ALT < 40 UI/L. ALT có độ nhạy và độ đặc hiệu cao vì có mặt ở bào tương của gan.
- Bên cạnh đó, tùy vào từng bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để đánh giá LDH, Ferritin,... để kiểm tra mức độ hoại tử của tế bào gan.
2.2. Xét nghiệm đánh giá khả năng thải độc và bài tiết của gan
Để có những đánh giá cụ thể và chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các loại xét nghiệm như sau:
- Bilirubin huyết thanh: Kết quả chỉ số bình thường khi:
+ Bilirubin toàn phần nằm trong khoảng từ 0.8 đến 1.2 mg/dL (tương đương với 5 - 17 mmol/L).
+ Bilirubin GT nằm trong khoảng từ 0.6 - 0.8 mg/dL.
+ Bilirubin TT đạt mức từ 0.2 - 0.4 mg/dL.
Khi những chỉ số này tăng cao có thể là do những bất thường trong quá trình sản xuất Bilirubin và một số bệnh lý về gan mật.
- Bilirubin niệu: Xuất hiện do một số bệnh lý về gan mật.
- Urobilinogen: Chỉ số này bình thường khi đạt mức 0.2 đến 1.2 UI. Urobilinogen được Bilirubin chuyển hóa và được bài tiết qua nước tiểu. Khi không đo được nồng độ Urobilinogen, rất có thể là do tình trạng tắc mật gây ra. Ngược lại, nếu chỉ số Urobilinogen tăng cao bất thường có thể là do nhiều nguyên nhân như các bệnh lý về gan, tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, tán huyết,...
2.3. Xét nghiệm chẩn đoán chức năng gan
- ALP: Chỉ số này bình thường là khi đạt từ 25 - 85 UI/L. Tình trạng nồng độ ALP tăng có thể do viêm gan, xơ gan,... Một số trường hợp ALP tăng cao bất thường, có thể gấp 3 đến 10 lần bình thường thì có thể do tình trạng tắc mật ở trong hoặc ngoài gan.
- GGT: Ở nữ giới, chỉ số GGT bình thường khi đạt 30 U/L và ở nam giới, chỉ số GGT bình thường khi đạt 50 U/L. Tình trạng tăng hoặc giảm chỉ số bất thường một số vấn đề về gan gây ra như gan nhiễm mỡ nhưng không do sử dụng bia rượu, sử dụng thuốc gây cảm ứng một số enzyme có trong gan,...
- NH3 máu: Chỉ số này an toàn khi ở mức 5 - 69 mg/dL. Khi chỉ số này tăng cao, rất có thể người bệnh đang mắc phải một số bệnh lý về gan.
2.4. Xét nghiệm chức năng tổng hợp
- Globulin huyết thanh tăng lên khi mắc các bệnh lý về gan. Chỉ số này bình thường khi ở mức 20 - 35 g/L.
- Albumin huyết thanh: Chỉ số bình thường khi nằm trong khoảng 35 - 55 g/L. Chỉ số này giảm thường do những vấn đề nghiêm trọng ở gan, đặc biệt là xơ gan.
Ngoài những xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện siêu âm gan, sinh thiết gan, chụp CT,… trong những trường hợp cần thiết.
3. Cần lưu ý gì trước khi xét nghiệm kiểm tra chức năng gan
- Nên thực hiện vào buổi sáng sớm.
- Nên nhịn ăn từ 4 đến 6 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lưu ý, trước đó, bạn cũng chỉ nên ăn những loại thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu.
- Không được hút thuốc và sử dụng chất kích thích để tránh gây sai lệch kết quả.
- Dừng uống các loại thuốc trước khi làm xét nghiệm.
Dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC được nhiều người tin tưởng
Nếu muốn tìm hiểu thêm về xét nghiệm chức năng gan, có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc có nhu cầu lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn.