Gan là cơ quan lớn nhất và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể con người. Xét nghiệm chức năng gan tiết lộ tình trạng sức khỏe của gan cũng như những nguy cơ bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải. Qua bài phân tích dưới đây, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết liên quan đến xét nghiệm chức năng gan Mê Linh để bạn tham khảo.
17/10/2022 | MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm chức năng gan Phú Thọ uy tín của người dân 20/03/2022 | Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền? 17/12/2021 | Các xét nghiệm chức năng gan phổ biến nhất hiện nay
1. Khi nào thì thực hiện xét nghiệm chức năng gan?
Xét nghiệm chức năng gan là hình thức có tác dụng đánh giá hoạt động của gan, từ đó phát hiện ra những bất thường về chỉ số gan để chẩn đoán bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải. Nhờ xét nghiệm chức năng gan kết hợp cùng các phương pháp chẩn đoán khác mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh chính xác, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Xét nghiệm chức năng gan giúp đánh giá chức năng gan
Các trường hợp sau thường sẽ được chỉ định tiến hành xét nghiệm chức năng gan:
-
Người đang có các triệu chứng bất thường như suy nhược, mệt mỏi, vàng mắt, vàng da,... cảnh báo bệnh lý về gan thì nên thực hiện xét nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân;
-
Người đã mắc bệnh về gan (viêm gan, sỏi mật, tắc mật, xơ gan, ung thư gan,...) hoặc bị rối loạn chức năng gan sẽ cần làm xét nghiệm chức năng gan định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh cũng như khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị;
-
Bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, thừa cân,...;
-
Người đang phải sử dụng một số loại thuốc chuyển hóa qua gan làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan này cũng cần xét nghiệm gan thường xuyên để theo dõi các tác dụng phụ của thuốc, từ đó có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
2. Phân nhóm xét nghiệm chức năng gan phổ biến hiện nay
Hiện nay tổng cộng có tất cả 4 nhóm xét nghiệm chức năng gan, cụ thể là những nhóm như sau:
-
Nhóm xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương của các tế bào gan (tình trạng hoại tử tế bào gan): đây là phương pháp xét nghiệm đánh giá các chỉ số men gan, dựa vào kết quả để kiểm tra xem gan có bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài gây ra hay không cũng như mức độ nghiêm trọng của tổn thương ra sao;
-
Nhóm xét nghiệm đánh giá chức năng tổng hợp của gan: là nhóm xét nghiệm các chỉ số liên quan tới khả năng vận hành, hoạt động bình thường của cơ quan này;
-
Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và đào thải độc tố của gan: bao gồm các loại xét nghiệm đó là Xét nghiệm bilirubin (Xét nghiệm Bilirubin niệu, Bilirubin huyết thanh và Urobilinogen); Xét nghiệm nước tiểu; Xét nghiệm Ure và Xét nghiệm chuyển hóa protein. Những xét nghiệm này có tác dụng chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường và các bệnh về thận.
3. Điểm danh một số loại xét nghiệm điển hình để đánh giá chức năng gan
Xét nghiệm chức năng gan sẽ được chỉ định dựa trên phân loại nhóm xét nghiệm phù hợp. Cụ thể như sau:
3.1. Đối với nhóm xét nghiệm bài tiết và đào thải độc tố của gan
-
Xét nghiệm Bilirubin huyết thanh: Bilirubin được tạo ra khi hồng cầu bị phá vỡ. Chất này đặc trưng bởi màu vàng được sàng lọc qua gan và đào thải qua phân. Nếu hàm lượng Bilirubin trong máu tăng cao, bệnh nhân sẽ có biểu hiện là vàng da. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do mắc bệnh lý về gan, máu, mật, tụy hoặc gen;
-
Xét nghiệm Bilirubin niệu: mẫu bệnh phẩm cần phân tích là nước tiểu. Nếu Bilirubin xuất hiện trong nước tiểu thì chứng tỏ gan đang gặp vấn đề. Kết quả xét nghiệm có thể là dương tính với Bilirubin niệu trước khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng vàng da;
-
Xét nghiệm ALP: sẽ được thực hiện cùng với các xét nghiệm khác. ALP là một loại enzyme do gan, xương, ống dẫn mật tiết ra, nó tham gia vào quá trình phân hủy protein. Nếu hàm lượng enzyme này tăng quá cao sẽ là dấu hiệu gan đang bị tổn thương nghiêm trọng, tương tự đối với mật và xương khớp. Trường hợp ALP chỉ tăng nhẹ thì đó là dấu hiệu của xơ gan, viêm gan, ung thư. Nếu ALP tăng cao gấp 3 - 10 lần thường là hệ quả của tắc mật;
-
Xét nghiệm Urobilinogen: thực hiện trên mẫu nước tiểu. Urobilinogen có tác dụng chuyển hóa Bilirubin ở ruột. Sau đó Urobilinogen được tái hấp thu vào máu và đào thải qua nước tiểu. Nếu không thể tìm thấy chất này có trong nước tiểu thì tức là bệnh nhân đang bị tắc mật hoàn toàn, ngược lại nếu Urobilinogen tăng cao thì là tín hiệu của các bệnh về gan;
-
Xét nghiệm Amoniac máu: Amoniac là sản phẩm được tạo ra trong quá trình chuyển hóa protein. Gan làm nhiệm vụ khử độc chất này. Trong trường hợp Amoniac máu tăng thì bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh gan cấp hoặc mạn tính;
-
Xét nghiệm GGT: là enzyme hoạt động tại gan, tụy, thận, ruột non và lách. Nồng độ GGT tăng có thể là do tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu, tắc mật, nghiện rượu nặng,...;
Xét nghiệm chức năng gan sẽ được chỉ định dựa trên phân loại nhóm xét nghiệm phù hợp
3.2. Đối với nhóm xét nghiệm chức năng tổng hợp của gan
-
Xét nghiệm Albumin: là một dạng protein được gan sản xuất ra giúp chống lại nhiễm trùng. Do protein này có thời gian bán hủy lâu và khả năng dự trữ của gan lớn nên hàm lượng Albumin trong máu thường duy trì ở mức cao. Nếu xét nghiệm cho thấy Albumin giảm thì có nghĩa là gan đang bị tổn thương;
-
Xét nghiệm Prothrombin: được ứng dụng để đo thời gian máu đông. Trong trường hợp thời gian đông máu kéo dài bất thường, có thể chẩn đoán có tổn thương xảy ra tại gan;
-
Xét nghiệm Globulin huyết thanh: Globulin do nhiều cơ quan trong cơ thể tiết ra, trong đó có gan. Nồng độ Globulin tăng cao trong máu phản ánh dấu hiệu của bệnh viêm gan tự miễn, xơ gan hay xơ gan ứ mật nguyên phát.
3.3. Nhóm xét nghiệm kiểm tra tình trạng tổn thương/hoại tử tế bào gan
-
Xét nghiệm ALT: gan là cơ quan tiết ra enzyme này, chức năng của nó là chuyển hóa protein thành năng lượng phục vụ cho hoạt động của tế bào gan. Nếu gan xảy ra tổn thương nào thì ALT sẽ giải phóng vào máu. Kết quả xét nghiệm ALT tăng vọt là tín hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề nào đó;
-
Xét nghiệm AST: đây cũng là một loại protein khác được gan, cơ bắp, tuyến tụy, tim sản xuất để chuyển hóa axit amin. Thường sẽ có một hàm lượng nhỏ AST trong máu, do đó nếu AST tăng cao thì là báo hiệu về sự hiện diện của tổn thương gan. Xét nghiệm AST thường sẽ được thực hiện đồng thời với xét nghiệm ALT;
-
Xét nghiệm Ferritin: Ferritin là một loại protein dự trữ sắt trong các tế bào, với nhiệm vụ là điều tiết hoạt động hấp thu sắt trong đường tiêu hóa để đáp ứng với nhu cầu sử dụng của cơ thể. Nồng độ Ferritin thấp hay cao hơn so với mức bình thường đều là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Ferritin tăng trong trường hợp ung thư gan, ngộ độc rượu, giảm có thể là do thiếu máu tán huyết, thiếu sắt, bệnh nhân chạy thận nhân tạo;
-
Xét nghiệm LDH: hàm lượng enzyme LDH trong máu tăng cũng là một dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh lý tại gan, tuy nhiên đây cũng là hệ quả của các bệnh lý khác không phải ở gan.
4. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan Mê Linh - chọn ngay MEDLATEC!
Hệ thống Y tế MEDLATEC với bề dày hoạt động gần 30 năm kinh nghiệm là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều khách hàng khi đăng ký dịch vụ xét nghiệm, trong đó bao gồm xét nghiệm chức năng gan. MEDLATEC là nơi quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, trang thiết bị y tế hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP giúp hỗ trợ hiệu quả trong quá trình thăm khám, chẩn đoán và xét nghiệm bệnh.
Hệ thống Y tế MEDLATEC sở hữu hệ thống máy móc, thiết bị y tế công nghệ cao
Nếu bạn đang mong muốn thực hiện xét nghiệm chức năng gan Mê Linh tại MEDLATEC hoặc đăng ký dịch vụ xét nghiệm tại nhà, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám, xét nghiệm ngay hôm nay! Hoặc bạn có thể đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám Chuyên khoa Xét nghiệm MEDLATEC Mê Linh: Khu 10, Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội.